Nghiên cứu chung về vị trí và đặc điểm của tiểu thuyết Nhất Linh

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 31)

1.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Nhất Linh

1.2.2. Nghiên cứu chung về vị trí và đặc điểm của tiểu thuyết Nhất Linh

Nghiên cứu trước 1945

Để định vị Nhất Linh, hầu hết các ý kiến giai đoạn này gọi ông là “tiểu thuyết gia

luận đề”. Trương Chính dành ba bài trong Dưới mắt tôi (1939) để bàn về các tiểu

thuyết Đoạn tuyệt, Lạnh lùngTối tăm, nhìn chúng như những tuyệt tác luận đề.

Đoạn tuyệt “kết án một chế độ, dựng lập một chế độ khác, và do đó, dùng nghệ thuật

tái thiết xã hội Việt Nam”; tiếp theo,Lạnh lùng“là mũi tên độc thứ hai ơng Nhất Linh

bắn vào đích nhắm: Khổng giáo”; và Tối tămcũng nằm trong mạch đó: “Lúc nào ơng

Nhất Linh cũng đi theo một con đường vạch sẵn để đi tới mục đích: cải tạo xã hội. Từ

Đoạn tuyệtđếnLạnh lùng,từLạnh lùngđếnTối tăm, có một sợi dây liên lạc chắc chắn

và rõ rệt”. [129, tr.419-424-429]. Nhà phê bình trẻ tuổi (Trương Chính kém Nhất Linh 10 tuổi) nhìn thấy ở vị thủ lĩnh Tự lực văn đồn sứ mệnh của nhà cải cách khi nhận lấy “bổn phận soi sáng những đầu óc cổ hủ, ngu dốt”, kịp đến để “đánh thức giấc ngủ họ”, “gợi cho họ những ước mơ khác”, “vẽ cho họ những cảnh đời khác”. Điều này khiến ta

bất giác liên hệ đến nỗ lực của Lỗ Tấn đánh thức những con người “ngủ say trongmột

cái nhà bằng hộp sắt”. Những đánh giá của Trương Chính khẳng định lại ý kiến của

Nguyễn Lương Ngọc trên báoTinh hoa số 3 ngày 27 Mars 1937: “Nó vẫn muốn đánh

đổ một quan niệm mà hồi bão một quan niệm khác. Ơng Nhất Linh đã tự gánh vác cái trọng trách của một nhà cải tạo, - và sao ta chẳng dám nói đứt đi cho rồi - ơng đã là

một nhà cách mạng”. Trong cuốn Nhà văn hiện đại (Nxb Tân Dân, 1942), Vũ Ngọc

Phan lập tức nhìn thấy khuynh hướng cải cách xã hội của Nhất Linh - “tiểu thuyết gia có khuynh hướng cải cách”, và nổi bật ở xu hướng tiểu thuyết luận đề: “Ông là một tiểu thuyết gia muốn trừ bỏ những cái xấu xa trong gia đình và trong xã hội, mà bất kì

ở giai cấp nào, chứ không phải chỉ ở hạng thợ thuyền và dân quê; ông là nhà văn viết về tục xấu của người Việt Nam và có cái tư tưởng khuyến khích người ta sửa đổi”.

[143, tr.827]. Dương Quảng Hàm trong cơng trìnhViệt Nam văn học sử yếu cũng xếp

Nhất Linh (cùng các nhà tiểu thuyết của Tự lực văn đồn) vào nhóm thuộc khuynh hướng xã hội và cơng nhận những đóng góp của ơng trong việc cải tiến xã hội, canh tân văn hóa, “muốn phá bỏ các phong tục xưa và cải tạo xã hội theo một lý tưởng mới”, “cơng kích những phong tục, tập quán họ cho là hủ lậu và giãi bày những quan niệm mới đối với các vấn đề thuộc về gia đình hoặc xã hội” [65, tr.451].

Cũng nhìn tiểu thuyết của Nhất Linh như tác phẩm luận đề, nhưng khơng phải lúc nào cũng “có lợi”, thậm chí “gây hại” - đó là “bên kia mặt trận”, “mấy nhà đạo đức cổ”, trong đó nổi bật nhất là Trương Tửu. Xuất phát từ sự bất an về nền tảng đạo đức

gia đình, Trương Tửu khơng mấy để ý đến giá trị nghệ thuật tiểu thuyết Lạnh lùng,

Đời mưa gió,đã tập trung phê phán nội dung “suy đồi”, “chủ trương tự do phát triển xác thịt”, “làm ngừng trệ sự tiến bộ tinh thần của phụ nữ” [129, tr.425].

Như vậy, dù ca ngợi hay phê phán Nhất Linh, tựu trung người ta cũng coi ông trước tiên là “tiểu thuyết gia luận đề”. Nhất Linh viết tiểu thuyết luận đề là đúng, có điều gọi ơng là “tiểu thuyết gia luận đề” thì e chưa phải tồn bộ, vì ngồi thể tài đó, ơng cịn cóBướm trắng, và ngay trong các cuốn gọi là “luận đề” nhưLạnh lùng, Đôi bạnta thấy chúng gần với tiểu thuyết tâm lý hơn. Hơn nữa, tuy dùng văn chương để cải hóa, tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh lại khơng hề khô khan, giáo điều, mà mang màu sắc và cảm xúc tươi mới, thu phục lịng người. Đó là lý do để các nhà nghiên cứu giai đoạn trước 1945 dù vẫn còn những chỗ bất đồng trong nhận định giá trị xã hội của tiểu thuyết Nhất Linh cũng đều nhất loạt ca ngợi nghệ thuật của ông. Khi so sánh với Khái Hưng, Đinh Gia Trinh tỏ ra cảm phục tiểu thuyết Nhất Linh vì “đi sâu xa hơn vào tâm khảm người ta, [...] tả những nỗi uẩn khúc...” [129, tr.329]... Nguyễn Lương Ngọc, trên báo

Tinh hoasố 3 ngày 27 Mars 1937, viết: “Từ Nho phong đếnLạnh lùng, nghệ thuật của

ông Nhất Linh đi dần dần tới sự đơn giản hoàn mĩ”. Bỏ lối tả cảnh dài mà chưa bao giờ ông ưa; bỏ ngoại cảnh, ơng đem hết trí nhận xét soi vào đấy, vào kẽ những linh hồn ông

tạo nên”. Trương Chính gọiĐoạn tuyệt là “kiệt tác văn học Việt Nam hiện đại”, vì có

nhân vật trong truyện và để đi sâu vào đời bên trong của họ” [129, tr.423]. Trương Tửu

cũng công tâm khen ngợi nghệ thuật miêu tả tâm lý con người của Nhất Linh, choĐoạn

tuyệt“là một cuốn tiểu thuyết kiệt tác, phi nhà nghề không viết nổi”. [211, tr.109].

Đời sống văn học những năm 1932 - 1944 hết sức sơi động bởi có nhiều văn phái, và họ cùng cạnh tranh thị trường sách báo, nổi bật nhất là nhóm Tự lực văn đồn và nhóm Tân Dân. Dù là người phe Tân Dân, ủng hộ Vũ Trọng Phụng hết mình trong cuộc luận bút giữa ơng vua phóng sự đất Bắc với thủ lĩnh Tự lực văn đoàn, và bản thân cũng “khơng có cảm tình đặc biệt với Nguyễn Tường Tam”, cũng như biết “chính Nguyễn Tường Tam khơng có cảm tình đặc biệt” với mình, Vũ Bằng vẫn phải cơng nhận tài nghệ trong tiểu thuyết Nhất Linh. Sau này ơng nhớ lại: “Dù đứng ở phía nào cũng vậy, dù mang màu sắc chính trị nào cũng thế, khơng ai phủ nhận cái tài viết tiểu thuyết của Nguyễn Tường Tam” [237].

Việc định vị và đánh giá đặc điểm tiểu thuyết Nhất Linh thời tiền chiến khơng chỉ có bấy nhiêu. Cơng việc này đã được khảo sát khá kỹ lưỡng trong nhiều cơng trình nghiên cứu trước đây. Chúng tơi xin được phép kết thúc phần này bằng nhận định của

tác giả Nhà văn hiện đại, người bao quát nhất tình hình sáng tác, người cẩn trọng lựa

chọn trong muôn vàn nhân tài văn chương lấy một vài thiểu số đưa vào cuốn khảo luận

lừng danh của mình: “Nếu đọc Nhất Linh, từNho phongcho đến những tiểu thuyết gần

đây nhất của ông ta thấy tiểu thuyết của ơng biến đổi rất mau. Ơng viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua những tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lí; sự tiến hóa ấy chứng ra rằng mỗi ngày ơng càng đi sâu vào tâm hồn người ta.” [143, tr.828].

Những đánh giá của giới học thuật trên đây về tiểu thuyết Nhất Linh, chê ít khen nhiều, sẽ là định hướng cho nghiên cứu sau này về nhà văn, vì trên thực tế, suốt từ sau 1945, thậm chí kéo dài sang sau thời kỳ Đổi mới (1986), ta thấy vẫn không đi xa hơn những nhận định trên. Điều này chứng tỏ, ngay lúc đương thời, khi Nhất Linh còn tại thế, tiểu thuyết của ông đã được đánh giá cao, các giá trị ổn định.

Nghiên cứu từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1985

Nếu như các ý kiến đánh giá về tiểu thuyết Nhất Linh tương đối chụm trong thời kì tiền chiến, cho dù chúng xuất phát từ những quan điểm nhìn nhận khác nhau, thì giai đoạn sau 1945 khơng thế. Giai đoạn này, sự khác biệt về thể chế chính trị giữa hai

miền Bắc - Nam đã gây những tác động khơng nhỏ đến đời sống văn hóa – văn học. Điều này dẫn đến việc tên tuổi Nhất Linh cùng văn đồn của ơng được đánh giá hồn toàn khác nhau ở hai miền.

Ở miền Bắc, Tự lực văn đoàn dần thu hẹp phạm vi tác động trên văn đàn, sau sự

ra đời củaĐề cương văn hóa Việt Nam 1943 . Với tinh thần bài bác văn chương lãng

mạn, Tự lực văn đoàn, Xuân Thu nhã tập, xem tất cả những sáng tác này đều là loại nghệ thuật “phản đại chúng”, “nghệ thuật vị nghệ thuật”, “văn chương liếm gót giầy, khơng đau mà rên”, “bội phản tinh thần dân tộc độc lập”..., các tác phẩm của Nhất Linh cũng như của Tự lực văn đồn nói chung, rộng hơn nữa là của văn học lãng mạn bị “kết tội” đã làm cho con người thờ ơ với hiện thực nô lệ của dân tộc, chỉ đắm chìm vào tình u đơi lứa và hưởng lạc cá nhân chủ nghĩa. Không chỉ thế, những giá trị tốt đẹp trong sáng tác Nhất Linh như tinh thần dân tộc, vẻ đẹp lãng mạn của những nhân vật từng khiến độc giả say mê một thời bởi lý tưởng dấn thân cũng bị phủ nhận. Từ phong trào Giảm tô và Cải cách ruộng đất, văn chương Tự lực văn đoàn bị quy kết nặng nề và nghiệt ngã bởi những người “cầm cương” văn hóa, thậm chí cả những người từng là thành viên văn đoàn (Thế Lữ, Xuân Diệu) hoặc người từng hết lòng ca ngợi (Nguyễn Tn, Hồi Thanh)... Ta khơng thấy Trương Chính nói gì, cịn Thế Lữ hồn tồn phủ nhận sự đóng góp của Tự lực văn đồn vào nền văn hóa dân tộc [9, tr. 89]. (Sau này, về cuối đời, như một lời “sám hối”, Thế Lữ tâm sự: “Khơng có báoPhong hóa, Ngày nay, khơng có bạn bè Tự lực, khơng có bạn thơ văn ngày ấy ăn ở

với nhau như bát nước đầy, sẵn lòng yêu tài, mến đức của nhau,... thì khơng có Thế Lữ”). [166, tr.293].

Ta có thể bắt gặp hàng loạt những nhận định nặng nề về Tự lực văn đoàn và Nhất

Linh trong các giáo trình nhưVăn học Việt Nam 1930 - 1945, Nxb Giáo dục, 1961;

thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945, Nxb Khoa học xã hội, 1963. Điển hình

như ý kiến của Vũ Đức Phúc: “Tinh thần dân tộc khơng có trong tác phẩm, ít nhất cũng khơng có một cơ sở vững chắc (bởi lẽ tác giả khơng nói tới sự áp bức của đế quốc), cho nên khi Nhất Linh muốn vẽ những người cách mạng cho rõ nét hơn thì ơng ta định làm “cách mạng” thật thì hóa ra phản động” [57, tr.568,]. Bạch Năng Thi viết: “Nhân vật chính của Nhất Linh đều là thanh niên tư sản hoặc tiểu tư sản lớp trên, con

nhà quan, chủ đồn điền: chơi bời đàng điếm, cảm nghĩ băn khoăn, suốt đời tìm cách giải quyết vấn đề hạnh phúc và lý tưởng cho cá nhân” [57, tr.493]. Điều đáng nói là, cái nhìn định kiến ấy kéo dài cho tới những năm đầu của thập niên 80 khi chiến tranh đã kết thúc và nhiệm vụ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những chuyển

hướng. Trong giáo trìnhLịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945, tập 5, phần 1 (Huỳnh

Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác biên soạn)

dùng cho trường Đại học Sư phạm, Nxb Giáo dục, 1976; hay cuốn Văn học Việt Nam

1930 - 1945, tập 1 (Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức, Nguyễn Hoành Khung biên soạn), Nxb

Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, 1988 - chúng ta vẫn tiếp tục bắt gặp những nhận định mang đầy định kiến ấy. Trong một chương trình giáo dục như thế, các lứa sinh viên và học sinh thập niên 50 - 80 không hề nghe thấy tên tuổi Nhất Linh và khơng hề nhìn thấy bóng dáng các tiểu thuyết lừng danh một thời của ông (chúng nằm trong danh mục sách độc hại, thậm chí phản động). Một dịng chảy văn học khác đã ni dưỡng tinh thần của họ.

Ở miền Nam, trong khơng khí tự do học thuật, tự do sáng tác, với cái nhìn khách quan và đa chiều, sáng tác của Nhất Linh cũng như của tất cả nhà văn Tự lực văn đoàn hiện lên dưới một ánh sáng khác. Nhất Linh cùng Khái Hưng, Hồng Đạo được đưa vào chương trình giáo dục trung học (từ lớp 6 - 12). Trong cuốn phân tích chương

trìnhGiảng văn Đệ Nhị các ban A, B, C, D, Chu Đăng Sơn cho biết từ 1955 - 1967 đã

có 14 đề thi tú tài về Tự lực văn đồn, trong đó 2 năm có đề thi về Nhất Linh. Tác giả gọi sự xuất hiện của Tự lực văn đoàn “mà thành phần cốt cán là Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo” là sự xuất hiện của “một quần tinh chói lọi trên bầu trời văn học Việt Nam, ghi dấu thời kì cực thịnh của nền văn quốc lấy DÂN TỘC là đối tượng và CHÂN THIỆN MỸ làm tiêu chuẩn” [154, tr.15]. Sau khi bình giảng “Kỹ thuật hành

văn”, gồm Thuật tả cảnh, Thuật tả người, Thuật tự sự, Bút pháp của tiểu thuyết Đoạn

Tuyệt, Chu Đăng Sơn kết luận: khi xem xét tất cả những phương diện này, “ta gặp thấy

một nghệ sĩ thuần túy, vừa có năng khiếu hội họa vừa có chân tài văn sĩ” [154, tr.42]. Việc nghiên cứu về Nhất Linh được tự do thực hiện. Nhà văn xuất hiện trong những cuốn giáo trình hoặc biên khảo của các tác giả như Nguyễn Văn Xung (Bình

biên, tập 3, 1960); Dỗn Quốc Sỹ (Tự lực văn đồn, 1960); Bùi Xuân Bào (Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, 1972); Thanh Lãng (Phê bình văn học thế hệ 32, 1972)... Ngồi ra,

trên một số tạp chí như Bách Khoa,Văn,… thường ra những số chuyên về Nhất Linh

với các bài viết như “Triết lý tuyệt hảo trong cuộc đời Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam” của Nguyễn Ngu Í (Bách Khoa, số 169, Sài Gòn, 1964), “Nhớ Nhất Linh Nguyễn Tường Tam”, Nguyễn Ngu Í (Bách Khoa, số 325, Sài Gịn, 1970); “Tơi đã biết gì về Nhất Linh” của Đơng Hồ Lâm Tấn Phác (Bách Khoa, số 180, Sài Gòn, 1964); “Thử xác định vị trí của Nhất Linh” của Nguyễn Văn Xung (Văn, số 14, Sài Gòn, 1964); “Triết lý tuyệt hảo trong cuộc đời của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam” của Trương Bảo Sơn (Văn, số 14, Sài Gòn, 1964); “Nguyễn Tường Tam, một nhà văn “đa bất mãn hoài” của Vũ Bằng (Văn, số 156, Sài Gịn, 1970)…

Nhìn chung ở miền Nam, khi nhận định về tiểu thuyết Nhất Linh, có thể thấy việc hình thành thành hai “phe”, tuy khơng tuyệt đối. Hai “phe” không đối lập nhau về ý thức hệ, chỉ thể hiện sự khác biệt trong việc tiếp nhận văn chương giữa các thế hệ: thế hệ “cha anh” và thế hệ “cháu con” mà thôi. Trước hết, không ai trong các thế hệ này phủ nhận công lao của Nhất Linh trong công cuộc hiện đại hóa văn học nước

nhà. Tất cả đều đánh giá cao những tiểu thuyết làm nên tên tuổi ông, nhưĐoạn tuyệt,

Lạnh lùng, Đôi bạn, và nhất làBướm trắng. Đơn cử vài ý kiến: “CuốnĐoạn tuyệtcủa Nhất Linh đã là một tiếng vang lớn trong lĩnh vực phát huy văn chương và cải cách xã

hội” [139, tr.16-17]; “Bướm trắng hầu như đã vượt khỏi giới hạn một cuốn tiểu thuyết.

Nó đánh dấu một sự thay đổi ngay trong quan niệm viết văn của tác giả. Nó là một thí nghiệm. Nó mặc nhiên bao gồm trong nó một lí thuyết (về tiểu thuyết), bởi nó thể hiện một sự lựa chọn, một quyết định của chính tác giả: viết khác đi với những điều đã viết,

với những cách sử dụng để diễn đạt con người, xã hội, thế giới”. [5, tr.256]... Ý kiến

của Huỳnh Phan Anh về tiểu thuyếtBướm trắng có sự gặp gỡ với nhiều nhà phê bình

khác, như Bùi Xuân Bào, Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ..., trong việc ca ngợi sự trưởng thành vượt bậc của tiểu thuyết Nhất Linh, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam khi thể nghiệm một lối tiểu thuyết tâm lí gần với Dostoievsky.

Tuy nhiên, giữa thế hệ “già” và thế hệ “trẻ” đã có những cái nhìn khác nhau về nghệ thuật tiểu thuyết Nhất Linh. Với sự tương đồng về cảm quan thẩm mỹ Bùi Xuân

Bào, Võ Phiến, Huỳnh Phan Anh đã đặt tác phẩm Nhất Linh vào thời điểm xuất hiện.

Nhìn tác phẩm Bướm trắng trong bối cảnh văn học của nó khi ra đời, Bùi Xuân Bào

(học giả cùng trang lứa với Nhất Linh) viết: “Kỹ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh ở đây đã đạt tới độ tồn bích. Từ bỏ những thủ pháp thuần trí thức, cắt từng vạt sáng tối như trong các tác phẩm trước, tác giả đã uyển chuyển các phương tiện tra vấn nội tâm và phương tiện diễn đạt, ông đã đụng vào những xu hướng, những vận động của tiềm thức. Hình thức tự sự được sử dụng ưu tiên và nhuần nhuyễn, là độc thoại nội tâm;

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)