3.2. Thực hiện việc tổng hợp văn hoá hướng tới tinh thần hiện đại
3.2.3. Phác thảo một mơ hình tổ chức xã hội văn minh
Tất cả những nội dung mà tiểu thuyết Nhất Linh muốn thể hiện, từ khẳng định cái tôi cá nhân đến việc cổ vũ tinh thần dân chủ và cảnh báo những hệ lụy của nổi loạn cực đoan đã được luận án làm rõ ở những phần trên đều nằm trong chủ trương canh tân văn hóa, để từ đó xây dựng nên một xã hội văn minh trên nền tảng tự do dân chủ mà Tự lực văn đồn đề ra. Mơ hình xã hội văn minh này đã hình thành trong ý tưởng
của Nhất Linh từ thời trước Tự lực văn đoàn trong truyện ngắn Giấc mộng Từ Lâm.
được tạo dựng trong sự hài hịa và gắn bó với thiên nhiên “xa xa tồn là núi, ngọn nọ ngọn kia khơng dứt, sắc núi màu lam, buổi sáng buổi chiều mây bay sương phủ. Từ Lâm là một cái làng nhỏ ở chân đồi, vẻ đặc sắc nhất là tỉnh, có con sơng con, sắc nước trong xanh chảy từ từ trong lòng cát trắng.” [226, tr.27]; với sự thanh nhàn ấm áp và bình dị: “Nhà ở thời toàn là nhà gỗ, nhưng cao ráo sáng sủa, chung quanh có vườn rộng trồng cây có quả. Đồ đạc đơn sơ mà thật nhã, thiệt hợp với sự cần dùng, đồ mỹ thuật có ích nhưng rất q; một vài bức cổ họa mầu dịu, một vài lọ dành để cắm hoa, bao nhiêu cái xa hoa phiền phức thời bỏ đi hết [226, tr.39]; với quan hệ chan hòa nhân ái: “người nào cũng ăn ở hòa hợp với nhau thương yêu nhau lắm, người nào cũng lấy sống ở đời làm vui, khơng có thiếu thốn cái gì để phải khổ sở, mà cũng khơng có cái gì nhiều q để mê đắm lịng mình, cái gì cũng điều độ, nhịp nhàng như khúc âm nhạc để ca tụng ơng trời kia đã cho lịng mình được trong sạch, giản dị, mà lúc nào cũng đầy những gió trăng hoa mộng”. [226, tr.39]. Từ “giấc mộng” đẹp ấy Nhất Linh đã lập ra chương trình Nhà Ánh sáng, lập ra Tự lực văn đồn để xây dựng xã hội như mình mong ước. Đó là trong truyện ngắn và trong thử nghiệm thực tế. Còn trong tiểu thuyết, nhà văn chưa thể hiện được đầy đủ việc xây dựng một mơ hình xã hội văn minh, như
Hồng Đạo trong Con đường sáng. Nếu có, ơng cũng chỉ mới dừng lại ở việc phác
thảo ra một mơ hình gia đình hạnh phúc. Với ơng, một gia đình hạnh phúc trước hết phải phải được tạo nên từ tình u đơi lứa. Để xây dựng và gìn giữ hạnh phúc, mỗi thành viên gia đình phải được tơn trọng và có quyền bình đẳng ngang nhau. Nếu gia đình là nhân tố cơ bản để hình thành nên xã hội thì có lẽ Nhất Linh đã cho rằng việc tạo ra một xã hội văn minh phải bắt đầu từ những gia đình văn minh.
Đây chính là “lỗ hổng” của Nhất Linh trong việc tiến hành hiện thực hóa chủ trương canh tân của bằng tiểu thuyết và trong tiểu thuyết. Trong vai trò của nhà tổ chức, bị phân tán cùng lúc phải làm nhiều việc, ơng có thể phác thảo sơ đồ nhưng khơng thể hồn thành tất cả mọi việc như mong muốn. Về sau, vào những năm 60, như muốn “bù đắp” lại “lỗ hổng” ấy, nhà văn tạo nên một xã hội thu nhỏ trong thiên truyện
Xóm Cầu Mới: “Xã hội trongXóm Cầu Mớichỉ gói gọn trong cái phạm vi thật nhỏ hẹp của một xóm Cầu, của những con người quanh năm sống, làm, ăn, tầm thường, nhỏ bé.
Xóm Cầu Mớilà một xã hội có giai cấp mà lại như khơng cịn giai cấp, các giai cấp đã lộn tùng phèo, chỉ có tương quan giữa người và người: giữa hai bác Lê và thằng Tý,
tương quan giữa cụ Án và những con ruồi, con cị, nếu có thể nói ruồi, cị cũng là người, so với một cụ Án đã hoàn toàn mất địa vị. Giữa Mùi và U già, tương quan giữa Bé và Ðỗi, tương quan giữa bác Lê gái và bác Lê trai,... Và trong những tương quan ấy, phái mạnh, hay phái khỏe, thường có vẻ kém thế trước phái yếu” [243]. Với một mơ hình như thế, đi suốt thiên truyện, ta thấy cái xã hội lúc nào cũng yên bình, êm ả cùng với những con người hiền lành, chất phác, quanh năm lo toan cho một cuộc sống bình thường, với vườn rau, đàn heo, cái ăn, cái mặc. Niềm vui của họ thật đơn giản và bình dị: cái nồi đất đầy bạc cánh của Mùi ngày ngày đều nặng thêm hơn, gia đình nhà bác Lê - gia đình có tiếng là nghèo nhất xóm, hà tiện nhất xóm được quây quần bên nhau khi thỉnh thoảng trong bữa cơm có rượu, thịt lợn, giị heo. Niềm vui ấy tưởng như bình thường nhưng nó lại rất quan trọng đối với một đời người. Hơn nữa, nó mang đến cuộc sống thật tươi đẹp với mọi quan hệ trong xã hội đều tốt đẹp, con người sống giản đơn, khơng đấu tranh, khơng ganh ghét. Đó cịn là một xã hội mang đến cho mỗi người một tình yêu thật đẹp như tình yêu giữa Mùi và Siêu, giữa Bé và Đỗi, giữa Nhỡ và Hịa,… Thứ tình u ấy chỉ thoang thoảng, lúc nào cũng nhẹ nhàng, êm ái, lan tỏa, khiến con người ta lúc nào cũng lâng lâng, bay bổng với hạnh phúc thật ngọt ngào, thật giản đơn như chính sự giản đơn của xóm nhỏ, của con người trong xóm hay nói rộng hơn là ước mơ của Nhất Linh về một xã hội thanh bình hạnh phúc chăng?