Dân chủ là khái niệm chỉ một thể chế chính trị ở đó tồn bộ quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân với một trong những nguyên tắc cơ bản là thừa nhận sự bình đẳng, tự do và quyền con người. Một thể chế chính trị quân chủ chuyên chế như ở xã hội phong kiến khơng thể có được tinh thần dân chủ, nhất là dân chủ xã hội. Xã hội Việt Nam sau một ngàn năm tồn tại thể chế phong kiến với hệ tư tưởng Nho giáo đã triệt tiêu gần như tồn bộ tinh thần này, nếu có cũng chỉ là dân chủ trong tư tưởng “lấy dân làm gốc” của các nhà Nho mà thôi. Lý giải cho điều này, Phan Khôi cho rằng tư tưởng của phương Đơng nói chung là tư tưởng “trọng thống thuộc”. Vì trọng thống thuộc nên không “theo cái ý nghĩa của chữ “một người” ở phương Tây”, mà theo nghĩa ở phương Đông, là “trừ ơng vua ra, hầu như khơng có “người” nào hết. Bởi vì “xuất thổ chi tân, mạc phi vương thần”, ai cũng là thần thiếp của vua, ai cũng là dân của vua” và vì thế con người “khơng tự mình làm chủ lấy mình được; sống là thuộc về vua, về cha mẹ, về quan, về làng, về họ, nếu là đàn bà thì cịn thuộc về chồng nữa” [236].
Bước vào thế kỷ XX, trước hồn cảnh nước nhà bị ngoại bang đơ hộ, trình độ sản xuất xã hội lạc hậu, dân trí thấp kém, các nhà tư tưởng cấp tiến nhận thấy hệ tư tưởng Nho giáo của nhà nước phong kiến Việt Nam đã trở nên bất lực trước những vấn đề của xã hội từ chính trị, tư tưởng đến văn hóa. Họ đề xuất tư tưởng canh tân trong đó có sự chuyển đổi từ tư tưởng quân chủ sang tư tưởng dân chủ. Trải qua nhiều thế hệ, từ phong trào Canh tân dấy lên từ cuối thế kỷ XIX với tên tuổi các nhà Nho học yêu nước Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, rồi phong trào Duy tân đầu thế
kỷ XX với các sĩ phu Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, tiếp đến giai đoạn thập niên 20 của những “trí thức Tây học Nam Phong”… thực trạng Việt Nam đã có sự chuyển hóa, dần trở nên tân tiến hơn và hứa hẹn tiềm năng trở thành một chủ thể chính trị văn hóa độc lập. Và tiềm năng này được thế hệ “trí thức Tây học bản địa” thập niên 30 nắm bắt, chìa tay đón nhận cuộc bàn giao tiếp sức của các thế hệ canh tân đi trước. Lịch sử gọi tên, trao trọng trách ấy vào tay Nhất Linh và các đồng sự.
Kế thừa thành tựu của thế hệ đi trước, Nhất Linh hiểu rằng muốn phát huy vai trò của người dân, trước hết phải giáo dục thức tỉnh họ nâng cao dân trí, rồi bày cho họ ý thức lấy quyền và trách nhiệm của mình, từ đó họ tự quyết định nhiều việc khác, ngay cả vận mệnh của đất nước. Bởi lẽ, như đã dẫn ở trên theo lời của Phan Khôi, sẽ không thể tiến hành tư tưởng dân chủ nếu mỗi cá nhân không được sống theo chủ nghĩa cá nhân “Muốn thực hành cái chủ nghĩa dân trị trong một nước nào thì người làm dân trong
nước ấy trước phải thực hành cái cá nhân chủ nghĩa (individualisme) mới được”.[236].
Cũng như Phan Châu Trinh, Nhất Linh đã dùng văn chương, (ở đây là tiểu thuyết) như một phương tiện tối ưu.
Trong tiểu thuyết Nhất Linh ta thấy ông thể hiện thái độ coi trọng tinh thần dân chủ dưới hình thức những cuộc đối thoại giữa các thế hệ để, một là, đấu tranh chống lại thái độ áp đặt của thế hệ cha đối với thế hệ con, khi cha khơng thèm đếm xỉa gì đến ý kiến của con; hai là, thể hiện khát vọng của người nữ được ngang bằng với người nam về cả tinh thần lẫn thân xác. Trong những cuộc đối thoại ấy, thế hệ con muốn được lắng nghe, được tôn trọng và ý kiến của họ được thừa nhận, với người phụ nữ cịn thêm sự cơng nhận vị thế bình đẳng với nam giới.
Xã hội Việt Nam bước vào đầu thế kỷ XX trong sự tranh chấp giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây, phương Tây đã thắng thế. Tuy nhiên, với sự tồn tại hàng mấy trăm năm, việc cái mới thay thế cho cái cũ chưa bao giờ dễ dàng. Vẫn cịn đó dấu ấn của một xã hội với những quan niệm đã lỗi thời nhưng chưa chịu rút lui hẳn mà một trong những biểu hiện rõ nét nhất của nó là trong gia đình phong kiến các bậc trưởng bối ln có quyền uy tuyệt đối với con cháu. Với quyền uy ấy, tiếng nói của người trên là quan trọng nhất và con cháu chỉ biết nghe và làm theo. Nếu không, họ sẽ bị kết tội là bất hiếu. Bố mẹ Loan (Đoạn tuyệt) vì nàng phản đối việc bố mẹ hứa hôn cho nàng mà không hỏi ý kiến nàng đã cho rằng nàng hỗn: “À, ra bây giờ cô lại
mắng cả tôi. Phải tôi tự tiện, nhưng cô phải biết vì lẽ gì nên tơi mới tự tiện chứ. À, ra mất tiền cho cô ăn học, để cô văn minh, cô về cãi cả bố mẹ… Hỏng” [229, tr.26]. Hay Dũng (Đôi bạn), khi bị cha mắng “làm lây tiếng xấu cho cả họ” vì làm bạn với Thái, Tạo đã “toan phân trần để bênh vực những người bạn” nhưng đã khơng có cơ hội được nói. Cuối cùng, chàng chọn cách im lặng vì hiểu rằng đối với cha chàng, ơng Tuần “chàng khơng có quyền được phẫn uất. Nếu ngay lúc này nói ra, chắc ơng Tuần khơng chịu nghe, ông sẽ nổi giận mắng chàng là con bất hiếu, có lỗi mà khơng nghe lời cha”. [231, tr.242]
Trước thái độ của bề trên như thế, con cháu ngày xưa răm rắp tuân theo, theo đúng chuẩn chữ “lễ”, chữ “hiếu” đã xếp im trong vòng cương tỏa ngàn năm phong kiến. Các nhân vật của Nhất Linh đã bắt đầu phá vỡ thế trận, họ thử làm những cuộc đối thoại, đưa ra cái “chuẩn” mới của mình. Về chữ “hiếu”, Loan (Đoạn tuyệt) lập luận: “Thưa me, thầy me cho con đi học, thầy me không thể cư xử với con như con vơ học được nữa. Khơng phải con kiêu ngạo gì, đó chỉ là một sự dĩ nhiên. Lỗi ấy không ở con. Phân bày phải trái với bố mẹ không phải là bất hiếu như ý con tưởng…” và: “Nếu con không cắp sách đi học, con sẽ cho lời mẹ là một cái lệnh không thể trái được, con sẽ như mọi người khác bị ép uổng, rồi liều mình tự tử. Đó mới là bất hiếu” [229, tr.27]. Rõ ràng, lời đáp lại của Loan với cha mẹ đã tỏ rõ việc con cái phân bày lẽ phải trái không thể coi là bất hiếu và cũng không thể cho rằng chấp nhận theo sự sắp đặt rồi phải hủy thân mới là có hiếu. Qua lời phân bày của Loan, quan niệm về chữ “hiếu” đã hoàn toàn khác biệt so với trước kia. Điều quan trọng hơn, Loan đã mạnh dạn nói to lên điều đó. Kant nói: “Tư tưởng muốn độc lập, thì nó phải có khả năng thơng báo cho người khác” [252]. Tiếng nói cá nhân, tinh thần tự chủ sẽ chết nếu nó khơng được cất tiếng, giao lưu với người khác, được cơng khai hóa, được bàn luận, trao đổi. Với tư
cách một người con, Loan cần tơn kính cha mẹ, nhưng đồng thời, với tư cách một con
người, nàng cần đưa ra ý kiến của mình khi thấy khơng hợp với cái “chuẩn” đã lỗi thời
mà người ta áp đặt lên một cá tính mới như nàng. Tức là ở nàng có hai tư cách, nàng xuất hiện trước chúng ta với cả hai tư cách đó và chịu trách nhiệm về chúng. Đây là một sự trưởng thành của con người - khi trong nó bắt đầu thức tỉnh tiếng nói về quyền con người, quyền bình đẳng của mình trước người khác. Đối lập với nàng là Thân - người chồng bạc nhược, khơng có bất cứ biểu hiện tự quyết, tự chủ nào, nhất nhất
nghe theo lời mẹ, ngay cả việc đánh mắng vợ cũng do bà này “cho phép”, và như vậy, anh ta chỉ làm bổn phận một đứa con “có hiếu” một cách ngu muội, khơng cần chịu trách nhiệm gì cả. Những kẻ như anh ta sẽ đưa xã hội về đâu?
Từ những nhận thức mới mẻ được tiếp thu từ nền học vấn mới đến việc ý thức được những điều đúng - sai, ý thức được quyền lợi chính đáng của mình và mạnh dạn cất lên tiếng nói thể hiện tất cả những điều ấy là quá trình để đi đến xây dựng một tinh thần dân chủ cho xã hội. Loan là nhân vật thể hiện rõ nét nhất cho q trình ấy. Chính vì thế, nàng là nhân vật điển hình nhất, đẹp nhất cho những con người mới trong tiểu thuyết Nhất Linh.
Chưa dừng lại đó, qua nhân vật này, tác giảĐoạn tuyệtcòn đẩy tinh thần dân chủ lên một
bước cao hơn, đó là địi quyền bình đẳng cho những người phụ nữ mà ở đây là quyền bình đẳng về vị thế của họ trong sự đối sánh với người đàn ơng.
Xã hội phương Đơng nói chung và ở Việt Nam nói riêng, trong một thời rất dài, dưới sự chi phối của tư tưởng Nho giáo đã có những quy định rất khắt khe về thứ bậc, giới tính. Với tư tưởng “nam tơn nữ ti”, người đàn ơng có một vị thế cao hơn trong xã hội so với người phụ nữ. Họ là trụ cột gia đình, trong khi phụ nữ chỉ có việc chăm lo cho tổ ấm, không được phép tham gia vào các hoạt động xã hội. Với tư tưởng ấy, cuộc đời của người phụ nữ luôn phải chịu đứng ở vị thế phải lệ thuộc, phục tùng vào đàn ơng theo phép “tam tịng”. Trong chủ trương đấu tranh cho tự do và dân chủ, Nhất Linh đã lên tiếng đấu tranh cho người phụ nữ khơng chỉ có quyền sống, quyền được hạnh phúc mà cịn là quyền được bình đẳng, như quyền được đi học, quyền
được thể hiện bản thân, quyền được thừa nhận năng lực… Ngay từ tác phẩm Người
quay tơ, nhà văn đã thể hiện ý đồ “muốn giáo hóa cho dân”, đem hiểu biết đến cho
mọi người, bất kể là ai. Cho nên trong thế giới của ông, ngay cả cô gái câm như Trâm (Nắng thu) cũng được quyền biết chữ: “Em để anh dạy em học Quốc ngữ, em sẽ biết đọc, biết viết, em sẽ như mọi người khác, em cũng đọc sách, em cũng viết thư được.” [226, tr.279].
Khát vọng ngang bằng với người nam được hiển ngôn bằng lời của nhân vật nữ
trong Đoạn tuyệt. Trong bài viết “Giới tính và nghiên cứu văn học: trường hợp Đoạn
tuyệt của Nhất Linh”, Trần Văn Toàn đã nhận ra sự khao khát của Loan được làm người, được sống - đó là hóa thân vào Dũng. Khi đặt Loan trong mối tương quan với Dũng, Trần Văn Tồn thấy rằng, “hạt nhân trong tính cách của Loan, khơng gì khác,
chính là khát vọng “được trở thành Dũng, được có những phẩm chất của Dũng, được sống cuộc đời của Dũng” và “Dũng trong Loan ln chỉ có một thuộc tính duy nhất: vẻ đẹp của một cuộc sống tự do, phóng khống, khơng trói buộc. Có thể nói, khơng phải Dũng mà chính cuộc sống của Dũng mới là tình u đích thực mà Loan hướng đến. u Dũng, hạnh phúc của Loan khơng chỉ là được nhìn thấy, được sống với Dũng mà
quan trọng hơn còn là để sống như Dũng.” [138, tr.468]. Khát vọng ấy thể hiện ngay
trong trang đầu tiểu thuyết khi miêu tả Loan nhìn ngắm Dũng để soi chiếu vào mình: “Loan nhìn Dũng, ngắm nghía vẻ mặt cương quyết rắn rỏi của bạn, nghĩ thầm: - Học thức mình khơng kém gì Dũng, sao lại không thể như Dũng, sống một đời tự lập, cường tráng, can chi cứ quanh trong vịng gia đình, yếu ớt sống một đời nương dựa vào người khác để quanh năm phải kình địch với những sự cổ hủ mà học thức của mình bắt mình ghét bỏ. Mình phải tạo ra một hồn cảnh hợp với quan niệm mới của mình” [229, tr.11]. Khi phải sống một cuộc sống khơng được như mình mong muốn, Loan vẫn khơng từ bỏ khát vọng ấy. Nàng muốn con gái của nàng sẽ thay nàng sống cuộc đời nàng từng mơ ước. Nàng nói với bạn: “Nếu đứa con em đẻ ra là con gái thì em cũng sẽ cho nó đi học, nhưng em sẽ hết sức làm thế nào cho nó khỏi gặp cảnh ngộ
như em” [229, tr.75]. Đây chính là “hạt nhân” làm nên tính cách cũng như dẫn đến sự
phản kháng của nàng. Hiện tượng “nam tính hóa nữ tính” này, khi xuất hiện vào thời điểm những người đàn ông đang thao thức nỗi “chí lớn chưa về bàn tay khơng”, đã nhen nhóm trong lịng người đọc khát vọng giải phóng dân tộc.
Rõ ràng Lạnh lùng là một cuộc đối thoại về quyền sống, quyền hạnh phúc của
người phụ nữ, hơn nữa là của người góa phụ - kẻ bị đặt quỳ vĩnh viễn dưới bàn thờ gia tiên nhà chồng, kẻ vĩnh viễn phải dập tắt khao khát ái ân, không khác chi các cung nữ bị chôn sống khi vua băng hà. Trong quan niệm phong kiến, cơ thể người đàn bà không phải thuộc về bản thân cá nhân họ, mà là vật sở hữu của người đàn ơng và vật hiến tế trước dịng họ, cả bên nhà chồng lẫn bên nhà mình. Cho nên trong văn học xưa, đề tài người góa phụ là vùng cấm kị (taboo) bởi nó ắt phải bàn đến bản năng tính dục,
trinh tiết, thân xác. Nếu như trong Đoạn tuyệt, Đơi bạn, tình u mang màu sắc
“Amour Platonique”, thì trongLạnh lùnglại đậm nét tình dục, xác thịt. Khi mới ra đời,
tác phẩm bị cơng kích, mạt sát, thậm chí bị coi là “dâm thư”. Lựa chọn đề tài này, Nhất Linh đi đến tận điểm tử huyệt của nề nếp gia phong cũ, cất tiếng đòi đối thoại với
luân lý phong kiến chôn sống con người giữa tuổi thanh xn, khi cịn tràn đầy khao khát lứa đơi, đặt người phụ nữ ngang bằng với nam giới, về bản năng, về ham muốn xác thịt. Tiếng nói dân chủ đã đi đến tận bề sâu nhất của nó. Nhung đối đầu với tất cả
những gì chế ngự bản năng của nàng, thật sự là một bên làtôivà một bên làtất cả bọn
họ, và ngay cả bên “tôi” ấy cũng phân mảnh để đối thoại quyết liệt bên trong. Cuộc đối
thoại kép này là cuộc đối thoại dằn vặt nhất của một bên là những lý do nhân danh luân lý, một bên là khát vọng của thân xác hữu hạn của con người chỉ đến một lần duy nhất trên cõi trần gian này, nó chạm vào tầng sâu nhất, bản thể nhất của đời sống. Với việc miêu tả tính chất phức tạp của nội tâm con người, với việc địi hỏi quyền sống chính đáng cho người phụ nữ, Nhất Linh giúp bạn đọc có một cái nhìn mới mẻ, cận nhân tình, cho thấy đã là con người thì dù là ai, nam hay nữ, có chồng hay góa chồng thì đều có quyền quyết định đời mình, chịu trách nhiệm về mình.
Qua nhân vật Loan cùng hàng loạt những nhân vật nữ trong các tác phẩm khác như Trâm (Nắng thu), Tuyết (Đời mưa gió), Nhung, Phương (Lạnh lùng), Nhất Linh đã chứng tỏ mình có một quan điểm nhất qn trong cách nhìn nhận vị trí người phụ nữ trong gia đình, xã hội và ln cổ vũ cho việc xây dựng một xã hội dân chủ. Điều này cũng đã được
Trần Văn Tồn nói đến: “Có thể thấy, ở đây,người phụ nữ(với vị thế mới và những quan
niệm mới về nữ tính) vàhiện đại hóa dân tộclà hai chủ đề gắn bó với nhau chặt chẽ, phản
ánh và chuyển hóa lẫn nhau. Từ góc nhìn này, Loan khơng chỉ là biểu tượng cho một cơ gái mới khao khát tự do mà cịn là biểu tượng cho một dân tộc đang cố gắng thoát khỏi những ràng buộc của truyền thống để hướng tới một tương lai mới.” [138, tr.478].