Hình tượng “Con người thất bại”

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 140 - 145)

4.2. Xây dựng những hình tượng nhân vật mới

4.2.3. Hình tượng “Con người thất bại”

Ở Nhất Linh, nếu hình tượng “Con người nổi loạn” mang màu sắc cụ thể và xác thực, hình tượng “Con người phụng sự lý tưởng” nhuốm vẻ đẹp lãng mạn cao vời thì loại hình nhân vật “Con người thất bại” lại mang âm hưởng của bi kịch.

Bi kịch thường là “cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái mới đối với cái cũ mà thường kết thúc bằng sự thất bại của lực lượng mới, nhưng tiếp tục biểu dương sức mạnh trong tương lai”. Tấn bi kịch sẽ diễn ra đúng vào lúc có sự đụng độ của “yêu cầu tất yếu về mặt lịch sử và tình trạng khơng có khả năng thực hiện u cầu đó”. [156, tr.263].

Nhìn từ định nghĩa trên, ở mức độ nào đó, có thể nói: Số phận Tự lực văn đoàn là một bi kịch.

Những cách tân đi trước thời đại của họ là một bi kịch.

Những nhân vật đi trước thời đại trong tác phẩm của họ là một bi kịch.

Canh tân là sự đòi hỏi thay đổi căn bản, phủ nhận cái cũ và đưa ra cái mới thay thế, theo nghĩa này, đó cũng là một cuộc “nổi loạn”. Những người đề xướng và thực hiện cuộc canh tân cũng có thể được coi là “kẻ nổi loạn”, và nhân vật thay mặt họ phát ngôn tư tưởng được gọi là “nhân vật nổi loạn”. Nhìn dưới góc độ thi pháp bi kịch thì sự nổi loạn này là “yêu cầu tất yếu về mặt lịch sử”, và khi gặp phải góc nhọn của “tình trạng khơng có khả năng thực hiện u cầu đó” (tức khát vọng lí tưởng đụng độ hiện thực), kẻ canh-tân-nổi-loạn tất phải chịu thất bại. Sự thất bại của họ cho ta thấy việc đấu tranh với cái cũ không bao giờ là dễ dàng và số phận của những tư tưởng mới thường bị vùi dập, số phận của những người “thức dậy sớm”, “đi trước thời đại” bao giờ cũng đắng cay, nhưng lý tưởng của họ muôn đời vang vọng. Hamlet của W. Shakespeare, Hạ Du của Lỗ Tấn là những ví dụ điển hình.

Có thể nhận diện hình tượng “Con người thất bại” trong tiểu thuyết Nhất Linh qua hai trường hợp điển hình: “Con người-nổi-loạn-thất-bại” và “Con người phụng-sự-lý-tưởng-thất-bại”.

Trong chuỗi tiểu thuyết của Nhất Linh về xung đột gia đình ta thấy hiện lên một loạt những “đứa con nổi loạn”, và có thể nói, phần thắng đã thuộc về họ, khi luân lý truyền thống bị bại vong trước khát vọng sống và quyền tự quyết của thế hệ trẻ. Duy

nhất có một nhân vật thất bại trong cuộc nổi loạn của mình - Nhung. Tiếng nói sau

cùng trong tác phẩmLạnh lùngthuộc về lễ giáo phong kiến.

Để đánh bại Nhung, lễ giáo phong kiến đã bao vây bằng hai lớp vịng: lớp vịng ngồi và lớp vịng trong. Vịng vây bên ngồi hiển thị qua hình ảnh các bậc phụ huynh nghiêm khắc cùng những giáo huấn khắt khe, gia quy chặt chẽ, dư luận đồn thổi. Tất cả các “đứa con nổi loạn” đều vượt qua vịng này, riêng Nhung thì khơng. Cái vịng này ở các nhân vật khác là một thiết chế thép lạnh lùng và gắt gao, dồn ép đứa con, đẩy nó về phía đối lập, khiến nó bất mãn và bùng dậy phản kháng thẳng thừng, không nương nhẹ; rồi một khi dứt áo ra đi là nó khơng ngoảnh lại (Tuyết, Loan, Dũng,

Tạo…). Khác với ở Nhung, vịng vây lễ giáo vây quanh bên ngồi nàng là một cái

vịng có móng vuốt bằng nhung: mẹ chồng khơng cay nghiệt, mẹ đẻ không ép uổng, em chồng khơng cạnh khóe, họ hàng nội ngoại, trong nhà ngồi ngõ quý trọng, ngợi khen nàng, tự hào về nàng. Biết mười mươi con dâu “ăn trái cấm”, bà mẹ chồng tức tối rủa thầm nó là “đứa đốn mạt”, nhưng nuốt đắng vào trong để giữ “tiếng thơm” cho dòng tộc. Quả là một cái vòng vây quá êm ái cho một cuộc đời an phận thủ thường. “Lắm lúc nàng muốn bà Án ăn ở ác với nàng, chửi mắng nàng để nàng có cái cớ đích đáng bỏ nhà đi lấy Nghĩa” [230, tr.252]. Từng “nổi loạn” tí chút bằng việc mặc một chiếc áo màu “hồng phớt” mà nàng vốn xác định là “việc chỉ có liên quan đến một mình nàng”, khi gặp thái độ khơng hài lịng của người ngồi, Nhung “chép miệng nói một mình: Chi bằng mai khơng mặc nữa là xong”. [230, tr.229]. Từng quyết dứt áo ra đi nhưng Nhung nhanh chóng từ bỏ ý định: “Cảnh đời yên ổn ngày thường lại hiện ra trước mắt nàng. Nàng nghĩ giá có nhất định đi thì lúc này cũng hết nhất định; tự nhiên, khơng cái gì bắt buộc, nàng nỡ nào làm tan một cảnh gia đình êm ấm như thế kia, làm náo động đến cảnh già của cha mẹ nàng đầu tóc đã bạc phơ…” [230, tr.295].

Vịng vây lễ giáo thứ hai mới thực sự là một vòng vây hiểm ác, nó ít xuất

hiện ở những nhân vật nổi loạn khác, đó là vịng vây ở trong chính nhân vật. Là

con gái một cụ Nghè (biểu tượng của nền giáo dục nề nếp), khuôn phép lễ giáo đã ăn sâu trong vô thức Nhung. Hễ nàng nổi loạn là con người đạo lý của nàng cất tiếng kết án. Không phải một lần, sau khi tự tình cùng Nghĩa, nàng nghe văng vẳng lời đay nghiến vọng từ tâm can: “Con đàn bà khốn nạn”. Tấm hoành phi

“Tiết hạnh khả phong” hiện diện khơng chỉ trong khơng gian thực mà cịn trong tâm trí của người đàn bà góa trẻ tuổi. Nó thực sự trở thành sợi dây vơ hình đầy sức mạnh ghê gớm thít chặt nàng. Nó như một nhát búa đóng đinh quan tài hạ huyệt nhân vật: “Tháng đi, năm đi, mùa xuân của đời nàng sẽ đi qua không bao giờ trở lại nữa! Nhung thấy hiện lên rõ ràng trước mắt bốn chữ vàng “Tiết Hạnh Khả Phong” [230, tr.300].

Khát vọng mãnh liệt được sống, được yêu đã xung đột âm ỉ và dữ dội với lễ giáo phong kiến. Qua đây ta thấy việc phá vỡ thành trì đạo lý cũ hết sức cam go, bởi nó vẫn tồn hiện với sức mạnh và sự hiểm ác, tinh vi. Đúng như định nghĩa về bi kịch, đây là “cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái mới đối với cái cũ mà thường kết thúc bằng sự thất bại của lực lượng mới, nhưng tiếp tục biểu dương sức mạnh trong tương lai”. Nhân vật nổi loạn đã thất bại, nhưng đó là trong trang sách, cịn đối với người đọc, thất bại ấy cho họ nếm trải và lường trước sự khốc liệt của cuộc đấu tranh địi quyền sống, nó ánh lên những khát vọng tự do mn đời của con người.

Hình tượng “Con người thất bại” thứ hai trong tiểu thuyết Nhất Linh thuộc về những người cất bước đi tìm chân lý, phụng sự lý tưởng. Loại nhân vật này không hề tầm thường, ở họ toát lên tư tưởng phản phong, phản đế và khát khao tìm kiếm một mơ hình xã hội tương lai. Khơng chỉ dừng ở sự bất mãn với những tàn dư phong kiến trói buộc tự do cá nhân mà họ cịn quan tâm đến tự do dân tộc và hạnh phúc dài lâu cho cộng đồng. Bởi thế họ đã ra đi với tâm thế “Chí lớn chưa về bàn tay khơng”, nhưng đi về đâu, theo con đường nào? Về trời Đông hay trời Tây? Hay không Đông không Tây mà một con đường riêng? Việc băn khoăn lựa chọn con đường đi đâu phải chỉ có mình họ, mà là tâm thế chung của thời đại. Và đã có xu hướng này hay xu hướng kia lựa chọn dứt khốt được cho mình một con đường, cịn bản thân Tự lực văn đoàn và các nhân vật tiểu thuyết của họ vẫn còn băn khoăn. Mối băn khoăn về một mơ hình xã hội thích hợp xuất hiện ngay từ khi mới lập nhóm. Có thể thấy dường như trong Tơn chỉ hoạt động của Tự lực văn đoàn đã tiềm ẩn phương hướng cho một chủ thuyết, một mơ hình: kết hợp Đơng - Tây, dân tộc - thế giới, hướng đến một xã hội hiện đại theo kiểu phương Tây mà vẫn đậm bản sắc Việt. Mô hình này trước hết được nhìn trong việc xây dựng một nền văn học, văn hóa, tiến tới thay đổi trên quy mơ xã hội. Đó là khát vọng lớn lao và đẹp đẽ, nhưng để thực hiện thì khơng hề đơn giản và chóng vánh, nhìn

trong hồn cảnh cụ thể giai đoạn ấy, ta thấy nó khá mơng lung bế tắc và thiếu thực tế. Khơng chấp nhận thực tế, chưa có một con đường xác định, những cuộc “ra đi” của Dũng, Thái, Tạo… vẫn chỉ dừng ở khát vọng thoát li. Thoát li khỏi cuộc sống với

nhiều ràng buộc mà họ cho là phiền phức, rắc rối (Dũng củaĐoạn tuyệt), thoát li khỏi

cuộc sống nhàm chán, vơ vị và vơ nghĩa vì phải “sống bám” vào người khác (Dũng của Đơi bạn). Thốt li rồi làm gì thì nhân vật của Nhất Linh còn mơ hồ: “Đi, đi... đi

mãi nơi vơ định / Tìm cái phi thường, cái ước mơ” (Đời phiêu lãng - Hàn Mặc Tử).

Dũng nhìn cuộc đời chìm nổi của Thái như là “đã chán cả sự sống, không tin ở việc mình làm, nhưng lúc nào cũng hoạt động để cố gắng ra khỏi sự buồn nản bao phủ dày đặc quanh mình” [231, tr.288]. Chàng nhận ra ở Tạo sự say mê hành động, tin vào những điều mình chọn và sẵn sàng chết cho lựa chọn ấy một xuất phát điểm khơng thuyết phục: Tạo đi làm “cách mạng” hồn toàn do hồn cảnh xơ đẩy. Thực ra, khơng phải Dũng khơng có một lí tưởng cụ thể. Lí tưởng của chàng là muốn làm một điều gì đó để mang lại một cuộc sống tốt hơn cho dân nghèo, góp phần tạo ra một xã hội có sự cơng bằng, dân chủ và tiến bộ - một xã hội ở đó khơng cịn những con người bóc lột người khác như cha chàng và cũng sẽ khơng cịn những người dân q nhẫn nhục trước những bóc lột của người khác như những người làm ở gia đình chàng. Nhưng bằng con đường nào? Bằng phương thức nào? Khi nhìn thấy các bạn mình dấn thân vào con đường hành động mà chưa thấy một con đường dứt khốt, một lý tưởng cụ thể để có thể hy sinh như kiểu: “Chết cũng vì cách mạng, chẳng phiền hà! / Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng / Lòng khoẻ nhẹ anh dân quê sung sướng / Ngửa mình trên

liếp cỏ ngủ ngon lành” (Trăng trối - Tố Hữu), Dũng bất giác e ngại: “Chàng không

dám nghĩ đến một đời ở xa Loan nay đây mai đó như Tạo, rồi một ngày kia cũng như Tạo chết ở một nơi xa lạ nào, nằm trong áo quan tối, trong khi Loan đứng bên mồ, dưới ánh nắng, tà áo trắng của nàng phất phới trước gió” [231, tr.290]. Ngay cả khi đã quyết định ra đi, sống một cuộc sống “khác hẳn trước” nhưng Dũng “khơng cảm thấy cái khoan khối được thoát li như ý mong mỏi bấy lâu” [231, tr.343] và tâm hồn chàng vẫn để lại ấp Quỳnh Nê, nơi có Loan và tình u của nàng.

Xưa nay hình tượng chinh phu của Nhất Linh vẫn bị coi là yếu đuối, tinh thần dân tộc là cải lương, lí tưởng là nửa vời. Nhưng người ta khơng nhận ra đó là con người thật, tâm thế thật, trạng thái thật của một lớp người tiểu tư sản có thật trong đời

sống hiện thực lúc bấy giờ. Cùng chọn dấn thân nhưng con đường phụng sự lí tưởng khơng chỉ có một, và có thể xác quyết ngay. Phải chăng có thể lựa chọn ngay được trong thực tại phức tạp của một thời đại phức tạp? Tâm thế “ra đi” của những khách chinh phu ở Nhất Linh vẫn là tâm thế “đi để tìm”, nên vẫn chơng chênh và nhuốm màu bi kịch của thời thế:

Kinh Kha giữa chợ sầu nghiêng chén Ai kẻ dâng vàng, kẻ biếu tay?

[…] Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh, Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi..

(Hành phương Nam- Nguyễn Bính)

Từ hình ảnh con người thất bại trên con đường đi tìm lẽ sống, ta càng hiểu sự chơng gai để có được con đường hạnh phúc. Cùng nếm trải cay đắng cùng nhân vật, độc giả càng hiểu hơn giá trị của cuộc sống, dấy lên trong họ khát vọng lớn lao, đẹp đẽ - đó cũng chính là hiệu ứng “catharsis” của cảm hứng bi kịch.

Trên đây là ba loại hình nhân vật mới, như là kết quả khám phá nghệ thuật của tiểu thuyết Nhất Linh. Ở mỗi loại hình nhân vật ấy có những nét đặc trưng và có những nét chuyển hóa vào nhau, đồng thời họ gặp gỡ nhau trong một thế giới quan nghệ thuật thống nhất của Nhất Linh, đó là:

1) Về cơ sở xã hội, họ đều là hình tượng con người nhập thế, muốn thốt ly khỏi

không gian chật hẹp, hướng đến những chân trời rộng mở hơn. Tất cả họ đều là con người thật bằng xương bằng thịt, mang tâm thế thực của một giai đoạn nước mất và xã hội xáo trộn giữa cơn bão giao thời cũ - mới.

2) Về phẩm chất văn hóa, họ có:

_ Nhân sinh quan và thế giới quan mới: tinh thần tự lực tự chủ, biết địi hỏi

quyền của mình: quyền sống hạnh phúc, quyền lựa chọn, quyền phát ngôn, mong muốn mở mang tri thức…

_Thế giới thẩm mỹ mới: ý thức được những giá trị mới, đẹp đẽ, tiến bộ hơn. Tiếp

thu văn hóa phương Tây, ít nhiều “Âu hóa”, họ hành xử khơng q “lố”: nhẹ nhàng, tế nhị, có phần kiểu cách, nhưng khơng xơ bồ, lệch lạc, cho thấy một bản lĩnh dân tộc.

Những đặc điểm trên của các hình tượng nhân vật hồn tồn tương hợp với những u cầu mà tơn chỉ của Tự lực văn đồn đề ra. Và đó cũng là đóng góp mới của

Nhất Linh nhờ cách tân của tiểu thuyết mới.

Như vậy có thể thấy, cảm quan hiện thực của Nhất Linh khơng thua kém gì các nhà văn hiện thực chủ nghĩa xuất sắc như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng hay các nhà văn cách mạng như Tố Hữu, Sóng Hồng… Trong một xã hội có biết bao tầng lớp, biết bao ứng xử trước thời cuộc, nhà văn không nhất thiết phải chọn đối tượng và cách phản ánh giống nhau. Nếu như nhân vật trí thức của Nam Cao đau đớn nhận ra đời mình “sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mịn, sẽ mục ra, ở một xó nhà quê… rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống”, thì nhân vật trí thức của Nhất Linh cũng đau đớn thấy đời mình sẽ vơ nghĩa khi bị trói buộc, cột chặt vào cuộc sống chật hẹp hàng ngày với nhiều ràng buộc phi lí của những lễ giáo đã trở nên lỗi thời. Nghĩa là văn chương lãng mạn của Nhất Linh và Tự lực văn đoàn cũng phục vụ đời sống, cũng “vị nhân sinh”. Và, ở mức độ nào đó, ta nhận thấy, nhân vật của Nhất Linh mang một ý nghĩa triết lý cao hơn một số nhà văn Hiện thực phê phán.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 140 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)