Chương trình hoạt động thực tế

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 62 - 70)

2.2. Tơn chỉ và chương trình hoạt động thực tế của Tự lực văn đoàn

2.2.2. Chương trình hoạt động thực tế

Trong suốt thời gian tồn tại của mình Tự lực văn đồn ln trung thành với tơn chỉ bình đẳng trong sáng tác, coi trọng tinh thần dân chủ nội bộ và cởi mở với bên ngồi. Chương trình hành động được thực hiện và có kết quả trong ba phạm vi: hoạt động báo chí, sáng tác văn học và cơng việc xã hội.

2.2.2.1. Tập hợp lực lượng sáng tác

Tự lực văn đoàn được thành lập vào năm 1933, trụ sở đặt tại 80 Quán Thánh, gồm 7 thành viên (thất tinh): Nguyễn Tường Tam tức bút danh Nhất Linh (hay Bảo Sơn, Đông Sơn, Ngô Tâm Tư, Tân Việt, Lãng Du), Trần Khánh Giư tức Khái Hưng (hay Nhị Linh, Văn Lực), Nguyễn Tường Long tức Hoàng Đạo (hay Tứ Ly, Tường Vân), Nguyễn Tường Lân tức Thạch Lam (hay Thiện Sĩ, Việt Sinh), Hồ Trọng Hiếu tức Tú Mỡ, Nguyễn Thứ Lễ tức Thế Lữ (hay Lê Ta) và Xuân Diệu. Nhìn vào thành phần này, dễ nhận ra đây là nhóm anh em thân tín và bạn bè chí cốt.

Trong cơng trình gần đây Văn học và cách mạng - Tự lực văn đoàn, Thụy Khuê

đặt Nguyễn Gia Trí vào vị trí “trụ cột thứ tư” của văn phái, bà viết: “Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí ở trong tổ chức văn hóa và chính trị này từ lúc phát sinh đến hồi kết thúc cùng với Nhất Linh và Hoàng Đạo, là bốn cột trụ xây dựng Tự lực văn đồn, một

tổ chức tranh đấu giải phóng dân tộc bằng con đường nghệ thuật và tư tưởng” [245]. Đây là một nhận định mới và hữu lý bởi Tự lực văn đoàn được hỗ trợ rất nhiều cả chun mơn cũng như kinh phí hoạt động từ người họa sĩ tài hoa bậc nhất của nền hội họa Việt Nam này.

Ngồi những thành viên của nhóm, Tự lực văn đồn cịn cộng tác với nhiều văn nghệ sĩ khác: về tiểu thuyết có Đỗ Đức Thu, Trần Tiêu, Thanh Tịnh, Bùi Hiển, Ngun Hồng...; về thơ có Đinh Hùng, Vũ Đình Liên, Đỗ Huy Nhiệm, Phạm Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Cù Huy Cận...; về kịch có Vi Huyền Đắc, Đồn Phú Tứ; về nhạc có Nguyễn Xn Khốt, Nguyễn Văn Cổn, Lê Thương; về họa có Tơ Ngọc Vân, Nguyễn Cát Tường, Lê Minh Đức.

Nhìn vào sự quy tụ nhân lực của văn đồn, có thể thấy có ba điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, đây là những người tân học, có tài năng. Khác với thế hệ trí thức nửa

tân nửa cựu (Tản Đà, Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Phạm Duy Tốn, Ngô Tất Tố...), các cây bút Tự lực văn đoàn từ nhỏ đã theo chương trình Pháp, thấm nhuần văn hóa, am hiểu văn chương Pháp, lại lớn lên trong môi trường học thuật mới, báo chí phát triển, nên dễ dàng tiếp thu cái tân tiến. Là thế hệ nhà văn chuyên nghiệp, không ăn lương nhà nước, họ sống bằng ngòi bút, bắt buộc phải tìm kiếm và khẳng định sự độc đáo, khơng ngừng đa dạng hóa phong cách để thu hút chú ý sự hâm mộ của độc giả.

Thứ hai, đây là nhóm trí thức cùng chí hướng - làm một cuộc canh tân rộng lớn

trên địa bàn xã hội.“Họ có hồi bão về văn hóa dân tộc. Họ có điều kiện nhưng khơng thích con đường làm quan, làm giàu mà đi vào chuyện văn chương”, như lời Huy Cận

nhận xét trong Hội thảo về Tự lực văn đoàn ngày 27/05/1989 (sau này in trên báoGiáo

viên nhân dân, số tháng 7/1989, tr.9). Nhất Linh có bằng cử nhân Lý Hố nhưng khơng hành nghề theo ngành đào tạo. Hồng Đạo có bằng cử nhân Luật nhưng khơng ra làm quan tri huyện. Khái Hưng xuất thân từ gia đình quan lại phong kiến và có Tú tài Tây nhưng chưa bao giờ tha thiết quan trường...

Thứ ba, đây là nhóm mạnh về thể loại tiểu thuyết. Trong số “thất tinh” của văn

đồn ta thấy nổi lên tính chất chủ lực của văn xuôi, lấy tiểu thuyết làm trụ cột. Chỉ trừ Tú Mỡ, các thành viên còn lại đều từng viết tiểu thuyết. Đầu tiên là hai cây bút thâm

trước người sau cũng viết tiểu thuyết.

Với một đội ngũ như vậy, Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học đầu tiên ở

nước ta mang đầy đủ tính chất của một hội đồn sáng tác theo nghĩa hiện đại. Trong

lịch sử Việt Nam từng có nhóm hội văn học (tao đàn, văn xã) như Tao đàn nhị thập

bát tú của Lê Thánh Tông, Chiêu Anh Các của Mạc Thiên Tích, Tùng Vân thi xã của Tùng Thiện Vương. Đương thời với Tự lực văn đồn có nhóm Tân dân, sau này có Tinh hoa, Xuân Thu nhã tập và Dạ đài. Tuy nhiên, khơng nhóm nào có tổ chức chặt chẽ, hoạt động đa dạng và sơi nổi như nhóm Tự lực văn đồn: có quy định về việc kết nạp hội viên, có cương lĩnh hoạt động, và thực tế hoạt động đã bao trùm rất nhiều lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, xã hội, chính trị. Chính điều này đã tạo nên những thành cơng vang dội. “Nhóm Tự lực văn đồn khơng phải nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của văn học hiện đại” [50, tr.243].

2.2.2.2 Hoạt động báo chí và xuất bản

Tự lực văn đồn làm văn hóa dưới hai hình thức là sáng tác và làm báo, từ 1932 đến 1940 hoạt động trên khuôn khổ hai tờ tuần báo và ấn hành sách báo tại nhà xuất

bản của mình. Với những cái tên Phong Hóa, Ngày Nay, Đời Nay, ta thấy một chí

hướng làm văn hóa rõ rệt: tất cả những gì hiện nay đều cần được đổi mới, cần tiến bộ để đưa nước nhà mau lớn mạnh, cho kịp với văn minh thế giới.

Tờ Phong Hóa được cấp phép hoạt động bắt đầu từ ngày 16/06/1932. 13 số đầu do người khác (Phạm Hữu Ninh), trong đó có Trần Khánh Giư quản lý; sau khi Nhất Linh mua lại giấy phép và tên tờ báo, từ số 14 (22/09/1932) trở đi do Tự lực văn đoàn điều hành, tới số 190 (05/06/1936) bị rút giấy phép và phải đình bản. Hoạt động trong

khoảng 4 năm kể từ khi Nhất Linh nắm quyền điều hành, Phong Hóa theo cách nói

của Thanh Lãng là “một trái bom nổ giữa làng báo” [97, tr.13], và là “tờ báo lớn nhất đất Bắc có ảnh hưởng khơng nhỏ đến phong cách văn chương và sự đổi mới xã hội ở trong nước [245]. Chỉ nhìn vào con số phát hành của tờ báo cũng đủ thấy sự thành cơng của nó, như, sau một năm được đổi mới, tờ báo đã in gấp ba lần số phát hành đầu

tiên (TheoPhong Hóa số 58 ra ngày 4/8/1933: số 14 ra ngày 22/9/1932 in 3000 số, số

47 ra ngày 15/5/1933 in 10.150 số), và sau hơn 2 năm, đến cuối năm 1934,Phong Hóa

Ngày Naysố 13 ra ngày 21/5/1935).

Tờ Ngày Nay ra đời ngày 31/01/1935 do sáng kiến của Nhất Linh, trước khi

Phong Hóa bị đóng cửa; số cuối cùng là 224 (07/09/1940). Cũng như cái tên Phong Hóa, tên tờ báo này thể hiện tính chất thời sự và đổi mới “Mục đích của Ngày Nay là làm cho các bạn biết rõ sinh hoạt của dân ta trong buổi bây giờ, về mọi phương diện cả hình thức lẫn tinh thần […] chúng tơi sẽ đưa các bạn đi từ rừng đến bể, từ thành thị

đến thôn quê, xem các trạng thái hiện có ở xã hội” (Ngày Naysố 1 ra ngày 31/1/1935).

Với mục đích như thế, Ngày Nay góp phần khơng nhỏ cho sự phát triển của thể văn

phóng sự, và các cây bút của Tự lực văn đoàn đều viết phóng sự.

Trước khi Nhà xuất bản Đời Nay được thành lập, các số báo của Phong Hóa

được giao cho An Nam xuất bản cục (Société Anamite d’Edition) xuất bản. Đây là nhà

xuất bản được thành lập nhờ sự “liên thủ” giữaPhong Hóa với một nhà tư bản. Ngồi

inPhong Hóa, An Nam xuất bản cục đã từng in một số tác phẩm của Tự lực văn đoàn (Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Vàng và máu). Sau một thời gian hợp tác, đến

năm 1934, Nhất Linh quyết định đổi thành Đời Nay và hoạt động như nơi ấn hành

chính thức của Tự lực văn đoàn. Hoạt động xuất bản của Tự lực văn đồn cũng rất

thành cơng. Theo Đoàn Ánh Dương trong “Phong hóa thời hiện đại”, chỉ tính riêng

năm 1935, những cuốn tiểu thuyết của các tác giả Tự lực văn đoàn do Đời Nay xuất

bản đều được bán với số lượng lớn như:Hồn bướm mơ tiên (nghìn thứ 4), Nửa chừng

xuân(nghìn thứ 5), Đoạn tuyệt (nghìn thứ 4) [138, tr.94]. Tháng 4/1945 Nhà xuất bản

ngừng hoạt động.

Nhìn lại chặng đường hoạt động của các tờ báo, nhà xuất bản, nhà in của Tự lực văn đồn, ta thấy sự khó khăn của một nhóm phái tư nhân chủ trương tự lực trong bối cảnh cạnh tranh với các tờ báo đình đám cùng thời và tình hình kiểm duyệt khe khắt của nhà đương cục. Bên cạnh đó ta cũng thấy sự năng nổ, linh hoạt trong điều hành và hoạt động của nhóm trí thức trẻ, nổi bật là vai trị và sáng kiến của Nhất Linh.

Tóm lại, hoạt động báo chí và xuất bản của Tự lực văn đồn đã có kết quả sau: - Cổ súy một nền văn học dân tộc tự lực: trong suốt quá trình hoạt động, báo chí

Tự lực văn đồn khơng dịch văn chương, chỉ dịch sách triết học, lý luận và khoa học, nhằm làm cho “người và xã hội ngày một hay hơn lên”.

Sự tương hỗ giữa báo chí và văn chương đã dẫn đến đặc điểm văn phong riêng của hai tờ báo, có thể gọi là “báo chí văn chương hóa” và “văn chương hóa báo chí”, làm cho nội dung tin tức vừa hấp dẫn, sinh động vừa có vẻ đẹp nghệ thuật, cùng lúc vừa cung cấp kiến thức văn hóa xã hội cụ thể vừa bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ.

- Các tờ báo và nhà xuất bản của Tự lực văn đoàn là nơi vun trồng và nhân lên những hạt giống tài năng, ở mọi thể loại nghệ thuật như văn chương, hội họa, âm

nhạc... Đây là nơi công bố không chỉ tác phẩm của các thành viên trong nhóm mà cịn của nhiều tài năng văn chương khác (Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Vũ Hoàng Chương, Vũ Ngọc Phan...), là nơi ươm mầm và cổ súy cho thơ Mới thắng lợi.

- Các tờ báo và nhà xuất bản của Tự lực văn đoàn là nơi nối kết với người đọc bình dân, nhân rộng văn hóa đọc trong xã hội: Chủ trương đưa văn hóa tới đơng đảo

bạn đọc, nhiều nội dung trên hai tờPhong HóaNgày Nay hướng đến đối tượng bình

dân, với văn phong dí dỏm tươi mới.

Tất cả những việc ấy diễn ra trong vòng một thập niên, đã làm dấy lên phong trào đọc và viết, để lại bao điều hay, điều đẹp trong đời sống tinh thần cộng đồng.

2.2.2.3. Các hoạt động xã hội khác

Ngồi việc khai dân trí bằng báo chí, văn chương, Tự lực văn đồn hoạt động cải cách xã hội, bằng bàn tay, khối óc, dùng tiền bạc của bản thân, nhằm đem ánh sáng và hạnh phúc đến cho dân nghèo. Họ viết bài cổ động, vẽ tranh biếm họa, đi diễn thuyết,

phát chẩn cứu đói, kêu gọi thay đổicái ởvăn minh cái mặclịch sự, lập Hội Ánh sáng,

từng bước thực hiện những điều Hoàng Đạo mong ước trongMười điều tâm niệm.

Tự lực văn đoàn là nơi đưa nghệ thuật đi vào đời sống xã hội một cách thiết thực,

làm cho xã hội ngày càng văn minh, dân trí mở mang.Ngày Nayđược coi là một trong

những diễn đàn sớm nhất của nhiếp ảnh Việt Nam với những dự án tân tiến. Cũng

thông quaNgày Nay, những bản Tân nhạc Việt Nam được phổ biến tới quảng đại quần

chúng. Trên tờ báo này, số 124, ngày 29/08/1938 có ghi: “BáoNgày Nay đã nhận lấy

cái vinh hạnh đầu tiên công bố những tác phẩm ban đầu của nền âm nhạc đổi mới” và đưa ra tiêu chí chỉ giới thiệu những bài “khơng khơ khan, khơng ủy mị, khơng có cái buồn như bản đàn cũ”, mà phải “nhanh nhẹn, uyển chuyển, vui vẻ, êm ái, hay mạnh mẽ, nhưng cốt nhất phải có tính cách Việt Nam”. Với tiêu chí ấy, Tân nhạc Việt Nam

đã có những khúc ca để đời nhưBình minh(nhạc - Nguyễn Xuân Khoát, lời - Thế Lữ);

Một kiếp hoa (nhạc và lời Nguyễn Văn Cổn); Tiếng đàn đêm khuya (nhạc và lời Lê Thương)... Thật đúng như Vu Gia ghi nhận rằng, ngồi việc cơng nhận nhóm Tự lực văn đoàn “đã gây nên phong trào Thơ mới”, “làm cho thể văn tiểu thuyết được đắc thắng”, “có cơng trong việc làm cho văn quốc ngữ trở nên sáng sủa”, “cũng cần ghi

nhận thêm: họ có cơng gây nên phong tràonhạc mới.” [59, tr.86].

Bên cạnh âm nhạc, một lĩnh vực nghệ thuật nữa cũng được Tự lực văn đoàn đưa

vào đời sống tinh thần xã hội làhội họa. Các phòng triển lãm tranh do Tự lực văn đoàn

tổ chức làm cho đời sống tinh thần Việt Nam khởi sắc, nâng cao dân trí, đồng thời giới thiệu các kiểu nhà thơn q của kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Nhữ Tiếp, Đỗ Đức Diên mà sau này sẽ gọi là nhà Ánh sáng xây cho dân nghèo hai làng Phúc Xá, Voi Phục, và như Vũ Đình Hịe (Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau này) ghi nhận, “kiểu nhà Ánh sáng, tranh tre, nứa, lá sau này có ứng dụng trong các chiến khu Việt Bắc.” [78, tr.5].

Về trang phục, Tự lực văn đoàn đã làm nên một tiếng vang lớn và vọng tới hơm

nay, đó là việc lăng-xê cho tà áo dài duyên dáng. Mẫu áo kiểu Lemur vừa nền nã kín đáo kiểu truyền thống, vừa uyển chuyển thanh thoát kiểu hiện đại, hợp với túi tiền của giới phụ nữ bình dân, được coi là một cải cách vừa có tính cách mỹ thuật vừa có tính

cách xã hội, đưa cái đẹp vào đời sống đại chúng. Trên báo Ngày Nay số 1 ngày

30/01/1935 vẫn lưu lại hình ảnh “người thiếu nữ đầu tiên mặc áo lối mới kiểu Lemur” - cô Nguyễn Thị Hậu. Ngày hôm nay tà áo dài Lemur được vinh danh như quốc phục Việt Nam.

Tự lực văn đồn kêu gọi lập nhóm tương trợ xã hội, làm việc tập thể tại nhiều tỉnh thành, chung tay cứu trợ nạn nhân thiên tai bão lụt và những người đói kém. Hình ảnh những nhà văn thành thị đi về vùng nông thôn trong những ngày lũ lụt để tự tay giúp đỡ bà con, xúc động trước cảnh đói nghèo, cho thấy cái tâm sáng đẹp biết bao: “Phát chẩn trong đình. Chúng tơi chia việc ra: Anh Hồng Đạo, anh Luyện coi sốt lại danh sách người làng rồi phát cho mỗi người đại biểu của một gia đình một vé có biên số người của gia đình đó. Anh Nhất Linh và tơi đếm và phát tiền. Anh Thạch Lam canh tiền, anh Khái Hưng chụp ảnh. [...], một gia đình khổ ải nhất: bố chết đói. Tơi

nhìn một đứa trong ba đứa; da nó đen kịt lại, chảy thõng trên một bộ xương vẹo vọ. Mơi, mắt nó lợt lạt như mơi, mắt một người sốt rét rừng. Nhưng người nó khơng hơi lắm, vì bao nhiêu lâu rồi, nó đã xa thịt, cá, cơm là những thứ phát sinh ra mùi hôi thối.” [287].

Vấn đề dân sinh ở nông thôn là mối quan tâm thường trực của Tự lực văn đoàn,

được đề cập ngay trên sốPhong Hóađầu tiên do Tự lực văn đồn đảm nhiệm (số 14,

ngày 22/9/1932). Đó là bài ký “Biết dân quê” của Nhất Linh. Từ đó về sau, trong suốt thời gian tồn tại của mình, tờ báo thường xuyên đăng trên trang nhất đề tài nông thôn,

đặt ra mục tiêu cần cải tạo nông thôn theo văn minh phương Tây. Thủ lĩnhPhong Hóa

có nhiều đề xuất cụ thể cải tạo dân sinh, như di dân lên miền núi (Phong Hóa, số 43, ngày 21/4/1933); tương trợ Nam - Bắc (Phong Hóa, số 44, ngày 28/4/1933); cải tạo đường sá (Phong Hóa, số 46, ngày 12/5/1933)… Dự định Nhà Ánh sáng đã có trong

Giấc mộng Từ Lâm (Ngày Nay, ngày 13/12/1936), cho thấy mong ước về một viễn cảnh tươi đẹp và hạnh phúc: cơ ngơi trại Ánh sáng thật sáng sủa, sạch sẽ, chốn ăn chốn ở rộng rãi, “ruồi muỗi tinh khơng có”, có vườn rau và hoa, có thư viện, có nhà hộ sinh,

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)