Cic buycn Phông Nông nghiép vi Pbit tricn nóng thơn PtĨBg Kinh lề vi Hi tầng Phóng Dúk tộc

Một phần của tài liệu Giáo trình Chính phủ điện tử: Phần 1 (Trang 29 - 33)

Hình 1.5: Cơ câu tó chức huyện, quận, thị xã thành phổ trực thuộc tình

Nguồn: Bộ Thơng tin và Truyền thông,

Nguyên tắc hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:

Khác với cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và với các cơ quan nhà nước khác, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc: phụ thuộc theo chiều dọc và phụ thuộc theo chiều ngang. Cụ thể:

+ Uỷ ban nhân dân các cấp (cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung) vừa phụ thuộc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp trên, vừa phụ thuộc vào Hội đồng nhân dân cùng cấp (cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp ở địa phương);

+ Các sở, phịng, ban (cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chun mơn) vừa phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên vừa phụ thuộc vào Uỷ ban nhân dân cùng cấp (cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp).

Trực thuộc cơ quan hành chính địa phương (nhất là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), tương tự như ở cấp trung ương, có các đơn vị cơ sở (bao gồm các đơn vị sự nghiệp công và các đơn vị sản xuất kinh doanh) tổ chức và hoạt động dưới sự quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước.

1.2. KHÁI NIỆM, CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRDÊN VÀ MƠ

HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

1.2.1. Sự ra đời, khái Diệm chính phủ điện tử

1.2.1.1. Sự ra đời của chỉnh phủ điện tử

Thuật ngữ Chính phủ điện tử (e-Govemment) xuất hiện vào cuối những năm 1990, nhưng việc sử dụng máy tính ưong các tổ chức chính phủ đã bắt đầu từ những năm 70 (thế kỳ XX) ở Mỹ và một số quốc gia phát triển. Máy tính đã được sử dụng trong các cơ quan chính phủ để giải quyết một số nhiệm vụ như tự động hóa cơng việc văn phịng, hỗ ượ ra quyết định, các quy trình dịch vụ...

Cũng giống như thuật ngữ thương mại điện tử, chính phủ điện tử sinh ra ữong sự phát triển Internet. Tuy nhiên, nó khơng giới hạn bởi việc sử dụng Internet hoặc các hệ thống tiếp cận công khai cho các khách hàng hoặc công dân sử dụng trực tiếp. Chính phủ điện tử được bắt đầu như là một lĩnh vực thực tiễn, về cơ bản nhằm huy động các nhà hoạt động thực tiễn tập trung đáp ứng các thách thức mới do môi trường Internet đặt ra bằng cách triển khai một cách sáng tạo các hệ thống thơng tin mới.

Ban đầu, chính phủ điện tử được triển khai chủ yếu theo định hướng phục vụ nhu cầu của bộ máy nhà nước với mục đích nâng cao hiệu quả thông tin, tiến hành các thủ tục, làm cho chúng phù hợp và dễ dàng hơn. về sau, sự tiếp cận đại chúng tới Internet, thông tin trực tuyến, và sự truyền thông tốt hơn giữa hành chính cơng và cơng dân đã tạo nên sự khác biệt. Sự tham gia của người dân, khách hàng và các bên liên quan khác ưong việc định hình và cung cấp dịch vụ công cộng đã trở nên khả dĩ về chính trị và khả thỉ về mặt kỹ thuật. Hơn nữa, sự tham gia của công dân thường được đánh giá như một giá trị xã hội quan ưọng trong nền dân chủ.

Vào những năm sau đó, nhiều cơ quan nghiên cứu, nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện các cơng trình, các dự án khoa học khác nhau về chính phủ điện tử. Sự phát triển của chính phủ điện tủ đã được đặt trên các nền tảng khoa học. Xuất phát từ những úng dụng thực tiễn đơn lẻ ở một số quốc gia, cho tới nay, chính phủ điện tử đã được nói tới và ứng dụng với những mức độ khác nhau ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

1.2.1.2. Khái niệm chinh phủ điện tử

Xuất phát trên các tiếp cận khác nhau, tồn tại một số cách nhìn về chính phủ điện tử1:

'Arib-Veikko Anttiroiko (2008), Electronic Government: Concepts, methodologies, tools

and applications, Information Science Reference, Hershey, New York

- Theo cách nhìn của thuyết quyết định luận kỹ thuật (technical determinism), chính phủ điện tử tập trung vào công nghệ. Theo quan

điểm này, chính phủ điện tử, bằng cơng nghệ thơng tin trực tuyến, hỗ ượ dịch vụ nhanh chóng và chính xác cho các cơng việc cơng cộng. Sự phức tạp của máy tính và truyền thơng dữ liệu dựa trên vi điện tử. Cuối cùng, định nghĩa kỹ thuật được giới hạn bởi các tiêu chí cùa quyết định luận kỹ thuật và sự phát triển của công nghệ thơng tin nhằm giảm thiểu khái niệm về chính phủ điện tử.

- Theo cách nhìn của thuyết quyết định luận xã hội (social determinism), chính phủ điện tử tập trung vào tái cơ cấu dịch vụ công bằng cách cải thiện các quy trình quàn lý để hỗ ượ một cách hiệu quả việc úng dụng công nghệ thông tin. Các nhà quyết định luận xã hội nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và tổ chúc công cộng không phải là một chiều. Công nghệ thông tin mới dẫn đến nhiều thay đổi tổ chức công cộng, chẳng hạn như các công việc công cộng, nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức... Ngược lại, việc cải thiện tổ chức dẫn đến nhiều thay đổi trong hệ thống kỹ thuật và nguồn nhân lực.

- Chính phủ điện tử theo cách nhìn của thuyết các phương tiện phát

triển kinh tể (means for economic development) được định nghĩa một

cách truyền thống thông qua việc công nhận vai trò ngày càng cao của các phương tiện chiến lược. Theo họ, chính phủ điện tử là khái niệm hướng tới mục đích phục hồi năng lực cạnh tranh quốc gia và kích hoạt kỉnh tế dựa fren việc phát triền ngành công nghệ thông tin tiên phong. Chính phủ điện tử hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp ngành công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông tạo ra động lực phát triển nguồn cung và mạng lưới cơ sở hạ tầng.

Các định nghĩa khác nhau về chính phủ điện tử của các quốc gia, tổ chức quốc tể:

Liên Hiệp quốc định nghĩa chính phủ điện tử là việc sử dụng

Internet và mạng toàn cầu (world wide web) để phân phối thông tin và dịch vụ chính phủ tới cơng dân2.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tể định nghĩa chính phủ điện tử

là việc sử dụng công nghệ thông tin, và đặc biệt là Internet, chỉ đơn giàn như là một công cụ để đạt được một mức độ tốt hơn cho chính phủ, đó là chính phủ điện tử, về chính quyền hơn là về "điện tử". Nó cho phép kết quà chính sách tốt hơn, dịch vụ chất lượng cao hơn và người dân tham gia nhiều hơn.3

Một phần của tài liệu Giáo trình Chính phủ điện tử: Phần 1 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)