Các loại hình quan hệ tưong tác trong chính phủ điện tử

Một phần của tài liệu Giáo trình Chính phủ điện tử: Phần 1 (Trang 48 - 52)

8 Arib-Veikko Anttiroiko (200), Electronic Government: Concepts, methodologies, tools

1.2.3. Các loại hình quan hệ tưong tác trong chính phủ điện tử

Có bốn thực thể cơ bản tham gia ưong chính phủ điện tử: cơ quan chính phủ, Nhân viên chính phù, Cơng dân và Doanh nghiệp. Các thực thể này tương tác lẫn nhau, tạo nên 8 mối quan hệ tương tác. Tất cả các ứng dụng ưong một hệ thống chính phủ điện tử sẽ được phát triển phù hợp với bốn thực thể này. Các thực thể và quan hệ tương tác giữa các thực thể được thể hiện ở hình 1.8.

CPĐT

Hình 1.8: Các thực thể và quan hệ tương tác giữa các thực thể trong chinh phủ điện từ

Nguồn: Barrenechea, Mark J., Jenkins, Tom (2014), e-Government

or Out of Government, First Printing, Canada

- Chính phủ điện tử Chính phủ với Cơng dân (G2C - Government to Citizen)

Mối quan hệ G2C đã liên tục thay đổi khi xã hội phát triển. Trên góc độ mối quan hệ này, dân chủ và minh bạch được ưu tiên. Các dịch vụ cơng được chính phủ cung cấp thay đổi theo u cầu của cơng dân, vai trị và phạm vi của chính phủ có thể được thay đổi. Trên cơ sở những xu hướng này, các chính phủ bắt đầu cung cấp dịch vụ định hướng khách hàng tới công chúng với nhiều sự lựa chọn khác nhau và các dịch vụ tùy biến. Trong khi đó, do giáo dục đại học và phương tiện truyền thông đại chúng tiên tiến, năng lực của công dân được cải thiện và phát triển, làm tăng mức độ tham gia của người dân ưong các công việc cơng. Ngồi ra, người dân có thể được tiếp cận nhiều hơn tới các phương pháp khác nhau để thể hiện ý kiến của mình với chính phủ.

Cơng dân nhận thức các dịch vụ được cung cấp bởi chính phủ thơng qua mạng lưới truyền thông và sử dụng dịch vụ với định danh cá

nhân của mình thơng qua các cơ chế an tồn. Bầu cử điện tử và hỗ trợ điện tử là hai ví dụ về chính phủ điện tử G2C.

- Chính phủ điện tử Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B - Government to Business)

Chính phủ truyền thống đã giải quyết các thất bại của thị trường. Chính phủ đã điều chỉnh và can thiệp vào thị trường và kinh doanh. Công việc tập trung vào "phán quyết" hơn là "phục vụ" thị trường, các công ty kinh doanh và các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, phát triển khu vực tư nhân trở nên quan trọng hơn khi nó liên quan đến phúc lợi của công dân. Mối quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp đã thay đổi và tập trung nhiều hơn vào các vấn đề phi điều chỉnh hóa và hiệu q của các dịch vụ cơng cộng thay vì quản lý quan liêu. Giờ đây, vai trị của chính phủ là cung cấp các dịch vụ cơng tốt hơn, sao cho các ngành công nghiệp và các cơng ty có thể thực hiện q trình chuyển đổi kinh doanh một cách hài hòa và thuận lợi. Bằng cách sử dụng cơng nghệ thơng tin, chính phủ có thể làm giảm các chi phí giao dịch.

Các doanh nghiệp nhận thức được các dịch vụ được cung cấp bởi chính phủ thơng qua mạng lưới truyền thơng và sử dụng dịch vụ với định danh của một pháp nhân thơng qua cơ chế an tồn. Ví dụ như khai hải quan trực tuyến hoặc thông quan trực tuyến hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Chính phủ điện tử Chính phủ với Chính phủ (G2G - Government to Government)

Khi xã hội ữở nên đa dạng và phức tạp hơn, vai ưị của chính phủ cũng thay đổi. Cơng việc liên chính phủ và phối hợp chính sách được nhấn mạnh. Chia sẻ thơng tin giữa các bộ, cơ quan chính phủ là rất quan trọng, mang tính then chốt để phối hợp chính sách và dự án. Mối quan hệ giữa các cơ quan chính phủ nhấn mạnh sự phối hợp và hợp tác chứ không phải là ưanh giành quyền lực với các bộ phận khác. Nó cũng làm giảm chi phí giao dịch, tăng độ chính xác và hiệu quả các quy trình hành chính. Do đó, nó rõ ràng là góp phần tăng năng suất quàn lý và ra quyết định tốt hơn.

Chính phủ điện tử Chính phủ với Chính phủ (G2G) hỗ trợ sự trao đổi thơng tin giữa các bộ phận chính phủ liên tổ chức, chẳng hạn như hệ thống nhận và gửi các văn bản chính thức.

- Chính phủ điện tử Chính phủ với Nhân viên chính phủ (G2O - Government to Officer)

Chính phủ điện tử Chính phù với Nhân viên hỗ ượ các nhân viên chính phủ trong nội bộ tổ chức, các tổ chức tác vụ công cộng, và các quá trình hợp tác thứ phát của tổ chức và các thủ tục liên quan đến các vấn đề công cộng.

- Chính phủ điện tử Cơng dân với Cơng dân (C2C- Citizen to Citizen)

Trong chính phủ điện tử Cơng dân với Cơng dân, chính phủ hoạt động trong vai trị trung gian cho việc trao đổi thơng tin. Một số ví dụ điển hình như sau: chính phủ hành động như một người hòa giải ữong tranh chấp của cơng dân hoặc chính phủ cung cấp cơng ăn việc làm tạm thời cho các nạn nhân của thảm họa, vì vậy họ có thể làm việc trong khu vực cơng hoặc doanh nghiệp tư nhân. Chính phủ là một trung gian cung cấp sự giúp đỡ về nhân lực và thơng tin.

- Chính phủ điện tử Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B- Business to Business)

Tương tự như mơ tả ở trên về chính phủ điện tử C2C, ữong chính phủ điện tử B2B, Chính phủ đóng vai trị trung gian trong việc trao đổi thơng tin. Ví dụ, chính phủ có thể mời các doanh nghiệp tham gia đấu thầu cho các hợp đồng có chứa thơng tin nhạy cảm. Các doanh nghiệp này có thể sàn xuất vũ khí cho quốc gia, ví dụ xe tăng, tàu chiến, máy bay chiến đấu và ...

- Chính phủ điện tử Cơng dân với Chính phủ (C2G- Citizen to Government)

Các cộng đồng điện tử được hình thành dựa ưên nhu cầu của người dân (định hướng tích hợp theo u cầu). Ví dụ, cơng dân u cầu trợ giúp hoặc đề xuất kiến nghị về quyền công dân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chính phủ điện tử: Phần 1 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)