Cổng chính phủ điện tử (E-Government Gateway)

Một phần của tài liệu Giáo trình Chính phủ điện tử: Phần 1 (Trang 133 - 135)

CÔNG NGHỆ VÀ KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

2.2.5. Cổng chính phủ điện tử (E-Government Gateway)

2.2.5.1. Vai trò, ý nghĩa của cổng chỉnh phủ điện tử

Bản chất của chính phủ điện tử là tích hợp liên tục các sáng kiến công nghệ thống tin khác nhau cùa các cơ quan chính phủ để cung cấp

các dịch vụ tích hợp cho cơng dân và doanh nghiệp. Giai đoạn này, giai đoạn “tích hợp” là giai đoạn cao nhất trong sự phát triển của chính phủ điện tử. Đó là, một mặt, sự thống nhất các hậu diện của các cơ quan, mặt khác, sự thống nhất các kênh phân phổi tiền diện, cổng thơng tin chính phủ điện tử là phần trung tâm trong cấu trúc này. Nó giống như một tổng đài điện thoại kỹ thuật số cho phép kết nối liền mạch giữa các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau và các thiết bị truy cập khác nhau như điện thoại cố định, thiết bị di động và khơng dây về phía khách hàng, bên cạnh việc cho phép truyền thoại, dữ liệu và video trên cùng mạng.

Cổng chính phủ điện tử sẽ có các khả năng sau:

- Cổng ngăn cách hay “giải phóng” các ứng dụng tiền diện ra khỏi các ứng dụng hậu diện. Nói cách khác, một loạt các thiết bị đầu cuối như máy tính, các thiết bị cầm tay, các kiosk và các trung tâm dịch vụ truy cập website, cổng thông tin và các ứng dụng khách - chủ có thể truy cập dữ liệu và các ứng dụng cư trú tại nhiều hệ thống hậu diện, không phụ thuộc vào nền tàng hoặc cơng nghệ sử dụng. Nó cho phép kết hợp các cơng nghệ bất kỳ với nhau, và do đó tạo ra một hiệu ứng cấp số nhân ữong sự gia tăng các giao dịch điện tử;

- Cổng định tuyến thông minh xử lý tất cả các giao dịch ữong khơng gian chính phủ điện tử: G2C, G2B, G2G và G2E. Khả năng này đạt được bằng cách áp dụng và thực thi các tiêu chuẩn XML và XBML. Tất cà các thực thể - các cơ quan chính phủ, cơng dân và doanh nghiệp- có ý định tận dụng lợi thế của cổng phải định dạng tất cả các “thông điệp” của họ frong ngôn ngữ XML và XBML, sử dụng các lược đồ XML được xác định trước. XML là ngôn ngữ chung của thế giới cổng, làm cho tất cà mọi người hiểu được người khác, không phụ thuộc vào ngơn ngữ mẹ đẻ của họ là gì;

- Cổng cho phép quản lý người dùng một cách hiệu quả. Người dùng có thể là nhân viên chính phủ, cơng dân, doanh nghiệp. Với mục đích này, cổng cung cấp các công cụ cho các dịch vụ đăng ký người dùng, xác thực và thư mục. Trạng thái này cũng là lý tưởng cho việc đưa

vào áp dụng chế độ một đăng nhập duy nhất (SSO: Single-Sign-On). Một người sử dụng khơng cần phải có nhận dạng khác nhau cho các vai trị khác nhau như là một cơng dân, là một sinh viên, là một nhân viên, một học viên y tế, một người lái xe, một người giữ hộ chiếu và...;

- Cổng cung cấp bảo mật cần thiết ừong việc định tuyến các giao dịch. Nó thực thi các tiêu chuẩn bảo mật được chấp nhận ở phía người dùng. Một ứong những phương pháp mà phía người dùng chấp nhận chính là việc thực thi các tiêu chuẩn PKI hoặc giấy chứng nhận chữ ký kỹ thuật số;

- Cổng thuận lợi hóa việc tập trung tại một nơi (colocation) các lược đồ siêu dữ liệu và các dữ liệu cơ bản;

- Trên tất cả, cổng có thể cung cấp một bộ cơng cụ cho phép giám sát thời gian thực các giao dịch và tình trạng các mạng.

Hình 2.6 cho thấy các đại diện chức năng của một cổng chính phủ điện tử. Mơ tà ngắn gọn về các chức năng của cổng được đưa ra dưới đây.

cổng chính phủ điện tử

Người dùng Giao diện

Một phần của tài liệu Giáo trình Chính phủ điện tử: Phần 1 (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)