CÔNG NGHỆ VÀ KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
2.2.3. Các hệ thống hỗ trợ
Các hệ thống hỗ trợ liên quan đến cơ sở hạ tầng phần cứng và phàn mềm làm nền tàng cho các lớp ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Chúng bao gồm:
• Các hệ điều hành, các nền tảng máy chủ và máy khách; • Các hệ thống cộng tác; • Các dịch vụ thư mục; • Quản lý hệ thống; • Các hệ thống an ninh. 2.2.3.1. Các hệ điều hành và các nền tảng máy chủ Một hệ điều hành là một phần mềm cho phép các phần mềm ứng dụng (một gói phần mềm chứa logic cơng việc) tương tác với các phần cứng để thực hiện các lệnh của người sử dụng. Unix và Windows là ví dụ
về các hệ điều hành. Nền tảng máy chủ là một gia đình của các máy chủ
bao gồm phần cứng và hệ điều hành. Ví dụ, các nền tảng máy chủ Windows dùng CPUx86 và một sổ phiên bản server cùa Windows như Windows Server 2012. Sau đây là một vài hướng dẫn thiết thực trong việc lựa chọn hệ điều hành và nền tảng.
- Các hệ thống quan trọng cần được thiết kế cẩn thận, hoàn thiện. Các máy chủ dạng hạt nhỏ đảm bảo nhân rộng dễ dàng hơn và tính sẵn sàng cao hơn.
- Một kiến trúc máy chủ dạng hạt, liên kết lỏng lẻo phù hợp với nhu cầu của kiến trúc n-phần.
- Thiết kế máy chủ nên cho phép thực hiện đa nhiệm vụ và đa luồng, cho phép sử dụng CPU cao hơn và tương ứng là nhiều người dùng đồng thời hơn. Đa nhiệm vụ là khả năng của các máy chủ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau song song, frong khỉ đa luồng là khả năng của chúng cho phép nhiều người dùng khác nhau tham gia đồng thời.
- Máy chủ phải được "đo đạc" để dap ứng nhu cầu tăng trưởng hiện tại và tương lai nhằm tránh sự cần thiết phải nâng cấp thường xuyên. Chúng có thể được nâng cấp tại chỗ thay vì phải vận chuyển ưở lại nhà máy để nâng cấp nhằm tránh gián đoạn dịch vụ.
- Quyết định đối với nền tảng máy chủ nên được thực hiện sau khi hoàn thành nghiên cứu hệ thống, các giai đoạn thiết kế tái cấu trúc quá trình kinh doanh và ứng dụng. Các yêu cầu của nền tảng máy chủ, frên góc độ tính phù hợp với các nhu cầu hoạt động, tâng trưởng, khả năng mở rộng, tính di động và tính mở, sẽ chỉ được biết rõ sau khi thiết kế hệ thống được hồn thành. Q trình mua sắm phần cứng, do vậy, nên tách rịi khỏi q trình mua sắm với nhà cung ứng phát triển ứng dụng. Các cân nhắc khác bao gồm tính sẵn có của phần mềm đóng gỏi, chi phí, tính sẵn có của các bộ kỹ năng cần thiết để phát triển và duy trì các hệ thống,
và tính sẵn có của các cơng cụ quản lý hệ thống, bên cạnh các dịch vụ hỗ ứợ sau bán hàng tin cậy.
2.2.3.2. Các nền tảng mảy khách
Nền tảng máy khách là một gia đình máy tính để bàn và máy tính xách tay bao gồm phần cứng và hệ điều hành (ví dụ nền tàng Window, MacOs, Linux).
Lựa chọn nền tảng máy khách càn lưu ý:
- Sử dụng các nền tảng máy khách được kiểm soát bởi máy trạm chủ dựa ừên các tiêu chuẩn mở;
- Trong khả năng thực tế có thể, tránh mua máy khách từ nhiều nhà cung cấp nhằm dễ bảo trì;
- Sử dụng các máy khách trong kiến trúc n-phần sẽ giảm chỉ phí và sự phụ thuộc vào nhà cung cấp;
- Chọn các nền tảng máy khách có hỗ trợ các công cụ năng suất và kết nổi Internet, vì việc này tăng cường đáng kể sự tham gia của người dùng trong các dự án chính phủ điện tử.
2.2.3.3. Các dịch vụ cộng tác và truyền thông
Cộng tác liên quan đến các nhóm nhân viên trong một văn phòng hay một doanh nghiệp làm việc với nhau và chia sẻ thông tin. Truyền thơng địi hỏi phải chia sẻ thông tin qua e-mail. Trao đổi nội dung, dịch vụ thư mục và các dịch vụ xác thực là những thành phần thiết yếu của sự cộng tác và truyền thơng. Những dịch vụ này đóng một vai trị quan ữọng trong việc xây dựng đội nhóm, sự cam kết và cải thiện “tính sẵn sàng về con người” trong bối cành thực hiện chính phủ điện tử.
Các chuẩn công nghiệp được đưa ra trong bảng 2.7 là các cơng cụ hữu ích cho cộng tác và truyền thông.
Bảng 2.7: Các chuẩn công nghiệp hỗ trợ cộng tác và truyền thông
Mục Lĩnh vực ứng dụng Tiêu chuẩn
Các tài liệu không thể chỉnh sửa - Bài viết và sách - Cống bố trên Web
Hình ảnh đơn sắc - Quản trj tài liệu - Tạo hình ành - Xuất bàn số hóa
TIFF
Tài liệu màu, các hình vẽ và ảnh - Đa phương tiện - Xuất bản số hóa
JPEG
Hình ảnh đa phương tiện - Đa phương tiện MPEG
Truyền thông điệp - Thư điện tử SMTP
MIME Dịch vụ thư mục - Danh mục đja chỉ trong các hệ
thống thư tín doanh nghiệp
LDAP
Tạo hình ảnh - Sao chụp (scanning) và đính kèm
TWAIN
Quy trình cổng việc - Làm việc nhóm WFMC
Nguồn: Satyanararyana J. (2010), e-Govemment: The science of the possible,
BPB Publications
Các sản phẩm phần mềm làm việc nhóm: như Lotus Notes và Microsoft Exchange xóa đi hoặc giảm thiểu các ưở ngại thời gian hoặc khoảng cách đối với các thành viên nhóm.
Cảc máy chủ thư điện tử cần được quản lý như một phần của cơ sở hạ tầng chiến lược. Các dịch vụ thư điện tử cần hiện hữu 24x7 không phụ thuộc nơi người dùng truy cập vào dịch vụ.
2.2.
Ĩ.4. Kiến trúc quản lý hệ thống
Trong mơi trường máy tính phân tán được áp dụng rộng rãi của chính phủ điện tử, việc thiết lập quản lý hệ thống một cách hiệu quả và
công cụ hỗ ữợ thông qua một khung khổ là rất quan trọng. Điều này đàm bảo mức độ cao tính hiện hữu của các dịch vụ và thúc đẩy năng suất làm việc cùa cơng chức, có tính tới việc phần lớn người dùng frong chính phủ điện tử không phải là các chuyên gia công nghệ thông tin, nhưng các viên chức trực tiếp giao tiếp với khách hàng đã được đào tạo ở mức độ nào đó và định hướng vận hành các hệ thống tiền diện. Một số chỉ dẫn sau có thể là bổ ích đối với quản lý hệ thổng:
- Áp dụng kiến trúc quàn lý tập trung đối với các địa điểm phân tán, với các cơng cụ chuẩn đốn phù hợp. Các nguồn lực cần quàn lý bao gồm các máy chủ, các cơ sở dữ liệu, các ứng dụng và các mạng thông tin...;
- Tạo lập bàn hỗ frợ 24x7 cho quàn lý các hệ thống và hoạt động quan trọng;
- Sử dụng bên thứ ba có năng lực để quàn lý hệ thống;
- Áp dụng ý tưởng Trung tâm dữ liệu ảo (Virtual Data Centte) để lo việc dự phịng, lưu trữ và phục hồi, duy trì hệ thống, ứng dụng và cơ sở dữ liệu, phân phổi các phần mềm và sửa lỗi, duy trì hoạt động chống virus và an ninh - tất cà trên cơ sở từ xa.