Những đặc điểm của năng lực áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu năng lực áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 35 - 39)

luật trong thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên

Trong hoạt động công tố, Kiểm sát viên vừa tuân theo pháp luật vừa chịu sự chỉ đạo của Viện trởng, Phó Viện tr- ởng Viện kiểm sát. Đặc điểm này xuất phát từ địa vị pháp lý của Kiểm sát viên với t cách là ngời tiến hành tố tụng phải tuân theo pháp luật. Đồng thời xuất phát từ nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành kiểm sát là Kiểm sát viên phải chịu sự lãnh đạo của Viện trởng cấp mình và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Do vậy, năng lực áp dụng pháp luật trong thực hiện quyền công tố của Kiểm sát viên vừa thể hiện sự tuân thủ pháp luật, vừa thể hiện sự nghiêm chỉnh tuân theo mệnh lệnh của cấp trên trong các hành vi và quyết định tố tụng của mình. Kiểm sát viên chỉ đợc làm những gì mà pháp luật đã quy định, khơng đợc làm những gì mà pháp

luật cấm, luôn luôn lấy pháp luật làm căn cứ thực hành quyền công tố.

Theo quy định của Luật tổ chức VKSND và các quy định của Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, Kiểm sát viên đợc giao nhiệm vụ giúp Viện trởng Viện kiểm sát thực hành quyền công tố đối với vụ án hình sự nhng quyền hạn tố tụng của Kiểm sát viên còn hạn chế, chủ yếu là chịu trách nhiệm về mặt bảo đảm tính đầy đủ và tính có căn cứ, tính hợp pháp của các tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm và ngời phạm tội. Kiểm sát viên chỉ có quyền đề xuất đờng lối xử lý vụ án, còn quyền quyết định xử lý vụ án thuộc về Viện tr- ởng, Phó Viện trởng Viện kiểm sát. Do vậy, khi nghiên cứu năng lực áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên cho thấy một số đặc điểm chủ yếu sau đây:

Một là, đặc điểm về năng lực phân tích đánh giá chứng cứ, xác định bản chất sự việc xảy ra. Đây là đặc

điểm đầu tiên thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các tài liệu ngay từ khi nhận đợc tố giác, tin báo về tội phạm, khả năng nghe báo cáo, nghiên cứu các tài liệu điều tra ban đầu do cơ quan điều tra cung cấp để đối chiếu với các quy định của pháp luật xem sự kiện xảy ra có phải là sự kiện phạm tội hay không. Quan hệ xã hội nào đợc luật hình bảo vệ đã bị xâm hại, nh tính mạng, sức khỏe con ngời, hay trật tự quản lý kinh tế. Trên cơ sở đó đề xuất quyết định xử lý nh quyết định khởi tố hay khơng khởi tố vụ án hình sự, khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự.

Hai là, đặc điểm về năng lực nghiên cứu, đề xuất của Kiểm sát viên trong việc áp dụng pháp luật để phát động quyền cơng tố và trong q trình điều tra, truy tố. Đó là các

hoạt động t duy của Kiểm sát viên liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; nêu yêu cầu điều tra thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm; việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn (bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm; việc huỷ bỏ các quyết định tố tụng khơng có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra; đề xuất đờng lối giải quyết vụ án nh quyết định truy tố bị can ra tồ để xét xử hoặc đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.

Ba là, đặc điểm về năng lực thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên tại phiên tịa xét xử các vụ án hình sự. Đó là khả năng trình bày cáo trạng, tham gia xét hỏi bị cáo, ngời bị hại và những ngời tham gia tố tụng khác, khả năng luận tội bị cáo, tranh luận, đối đáp với ngời bào chữa tại phiên toà sơ thẩm hình sự và đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các điều khoản của Bộ luật hình sự để tuyên bố tội trạng của bị cáo và áp dụng mức hình phạt. Đó cịn là khả năng phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về vụ án tại phiên toà xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng xét xử tăng nặng hay giảm nhẹ mức hình phạt hoặc bồi thờng thiệt hại đối với các bị cáo bị kháng nghị hoặc có kháng cáo.

Bốn là, hoạt động công tố của kiểm sát viên trong giai đoạn khởi tố, điều tra có quan hệ chặt chẽ với hoạt động

điều tra của cơ quan điều tra, của điều tra viên. Hoạt động

công tố của Kiểm sát viên không trực tiếp tác động đến ngời phạm tội mà phải thông qua hoạt động của cơ quan điều tra nh điều tra viên mới là ngời tiến hành các hoạt động điều tra thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, mới là ngời áp dụng các biện pháp truy nã, truy tìm ngời phạm tội bỏ trốn, vật chứng là công cụ, phơng tiện gây án. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn cũng phải trên cơ sở đề xuất, văn bản đề nghị phê chuẩn của cơ quan điều tra nh phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ, phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam.

Để thực hiện đợc nhiệm vụ cơng tố của mình, Kiểm sát viên phải có phơng pháp thực hành quyền cơng tố bằng hai phơng pháp là nghiên cứu hồ sơ và trực tiếp tham gia các hoạt động điều tra do Điều tra viên tiến hành. Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ và trực tiếp tham gia các hoạt động điều tra nh khám nghiệm hiện trờng, hỏi cung bị can, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra..., Kiểm sát viên phải xác định đợc khả năng thu thập chứng cứ của điều tra viên về vụ án. Từ đó, Kiểm sát viên phải có kỹ năng đề ra yêu cầu điều tra là căn cứ vào yêu cầu chứng minh của vụ án đang điều tra, căn cứ vào mâu thuẫn trong các tài liệu, chứng cứ thu thập đợc hoặc những nghi ngờ về việc điều tra không khách quan và cách nêu vấn đề yêu cầu điều tra cần cụ thể, nhằm định hớng cho điều tra viên thu thập chứng cứ, truy bắt ngời phạm tội. Trong quá trình điều tra, tùy thuộc vào

từng tình huống điều tra cụ thể, Kiểm sát viên còn yêu cầu Điều tra viên đề xuất ra các quyết định tố tụng để tiến hành điều tra, xử lý vụ việc. Chẳng hạn, nếu đủ căn cứ để khởi tố bị can, thì yêu cầu Điều tra viên báo cáo Thủ trởng, Phó Thủ trởng cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can và làm văn bản đề nghị Viện kiểm sát xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Nếu xét cần áp dụng biện pháp tạm giam thì ra lệnh bắt bị can để tạm giam.

Ngồi ra, trong q trình tố tụng, hoạt động cơng tố của Kiểm sát viên còn quan hệ với cơ quan điều tra và ngời bào chữa. Giữa một bên là thu thập chứng cứ buộc tội với một bên ln tìm cách gỡ tội. Hoạt động cơng tố của Kiểm sát viên trong giai đoạn xét xử có quan hệ với hoạt động xét xử và hoạt động bào chữa, tranh tụng tại phiên toà.

Một phần của tài liệu năng lực áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w