Hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu năng lực áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 141 - 142)

nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân

Trong TTHS, điều tra và cơng tố ln là mắt xích quan trọng, phục vụ đắc lực cho mục đích phát hiện chính xác, kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan ngời vô tội. Tất cả các hoạt động công tố, xét xử dù thế nào chăng nữa cũng phải liên quan và căn cứ vào kết quả của hoạt động điều tra. Trớc yêu cầu và đòi hỏi của xã hội đặt ra nhiệm vụ rất nặng nề đối với Cơ quan điều tra, công tố. Bởi các cơ quan này, một mặt phải đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, nhng mặt khác, không để xảy ra oan sai, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân với bất kỳ lý do gì. Chính vì vậy, trong quá trình cải cách t pháp, các Nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ, hoạt động công tố phải đợc thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt q trình tố tụng; tăng cờng trách nhiệm cơng tố trong hoạt động điều tra; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra, nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và ngời phạm tội, không làm oan ngời vô tội, xử lý kịp thời những trờng hợp sai phạm của những ngời tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ gây ra.

Để thực hiện chủ trơng nêu trên hớng tới xây dựng một nền công tố mạnh, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật, hoạt động điều tra phải đợc đặt dới sự chỉ đạo trực tiếp của hoạt động công tố. Cho nên cần sửa đổi Luật tổ chức VKSND và BLTTHS, trong đó xác

định rõ các quyền hạn của VKS đối với Cơ quan điều tra trong TTHS nh đề ra yêu cầu điều tra, phê chuẩn các lệnh hoặc quyết định của Cơ quan điều tra có liên quan đến việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn... Đồng thời, xác định rõ việc VKS "chỉ đạo hoạt động điều tra" là chỉ đạo theo pháp luật, lấy pháp luật để hớng hoạt động điều tra theo đúng các quy định. Điều này hoàn toàn phù hợp với hệ thống tố tụng mà chúng ta đang áp dụng, giúp cho KSV nắm chắc, phân tích và tổng hợp chứng cứ, chứng minh tội phạm một cách khách quan, toàn diện và nâng cao trách nhiệm của mình để có một bản cáo trạng, lời buộc tội chính xác trớc phiên tịa.

Cũng cần khẳng định vấn đề có tính ngun tắc đó là tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra và VKS không phải là một, mà là hai hệ thống cơ quan độc lập, riêng biệt; việc điều tra hầu hết các vụ án hình sự đều do Cơ quan điều tra tiến hành và chịu trách nhiệm về chất lợng hoạt động điều tra. Cơ quan công tố không làm thay Cơ quan điều tra, mà căn cứ vào kết quả điều tra, nếu có đủ chứng cứ thì quyết định truy tố bị can ra trớc cơ quan xét xử và chịu trách nhiệm về quyết định đó.

Một phần của tài liệu năng lực áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 141 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w