Các yếu tố cấu thành, tiêu chí đánh giá năng lực áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét

Một phần của tài liệu năng lực áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 39 - 53)

dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Kiểm sát viên

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát đánh giá thực tiễn, có thể xác định các tiêu chí đánh giá năng lực áp dụng pháp luật nh sau:

Thứ nhất, năng lực t duy lý luận. Năng lực t duy lý luận là

phẩm chất trí tuệ của con ngời thể hiện khả năng nhận thức đúng đắn đờng lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là đờng lối, chủ trơng của Đảng thể hiện sự kế thừa và vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin, t tởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; trong phát

triển nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; trong xây dựng xã hội công dân công bằng, dân chủ và văn minh.

Trong thực hành quyền công tố, năng lực t duy lý luận của Kiểm sát viên thể hiện khả năng nắm vững quan điểm, đờng lối đấu tranh phòng, chống tội phạm, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nớc ta, thể hiện sự nhạy cảm về đánh giá tình hình phạm tội, phơng thức, thủ đoạn của bọn tội phạm, nhất là những tội phạm mới phát sinh trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trờng, công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế; phải hiểu biết cả quan điểm đấu tranh chống tội phạm các nớc trong khu vực và trên thế giới.

Năng lực t duy lý luận còn là khả năng nhận thức hiểu biết, đánh giá pháp luật để nắm vững bản chất, mục đích

điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là sự thể chế hoá, cụ thể đờng lối, chủ trơng đợc ghi trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Tuy nhiên không phải cứ nắm vững đờng lối, chủ trơng của Đảng là có thể thơng hiểu pháp luật. Vì vậy, năng lực t duy lý luận cịn phải có t duy pháp lý nắm vững lý luận về Nhà nớc và pháp luật, tinh thần và nội dung các quy phạm pháp luật cần áp dụng trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ pháp luật. Bảo vệ pháp luật mà không hiểu biết đầy đủ, tồn diện, sâu sắc về chính sách pháp luật thì hoạt động áp dụng pháp luật sẽ dẫn đến sai lầm, làm oan ngời vô tội, bỏ lọt tội phạm và ngời phạm tội. Khi nhận thức các quy phạm cụ thể của Luật hình sự, tố tụng hình sự

phải đặt trong tổng thể, phải quán triệt các nguyên tắc cơ bản.

T duy lý luận còn thể hiện năng lực t duy biện chứng, có

phơng pháp luận đúng đắn trong phán đốn, t duy lôgic xác định mối quan hệ bản chất, quan hệ nhân quả giữa mặt khách quan của hành vi vi phạm pháp luật với hậu quả của tội phạm để tránh sai lầm quy tội khách quan. Cũng nh mối quan hệ tất yếu giữa các yếu tố cấu thành tội phạm, cấu thành vi phạm pháp luật. Do vậy, phải nắm vững và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình thụ lý, giải quyết các vụ án, khơng hình sự hố các quan hệ dân sự, kinh tế nhằm không để lọt tội phạm và ngời phạm tội, không làm oan ngời vơ tội. Đây là tiêu chí cơ bản cần thiết để hoạt động cơng tố có hiệu quả.

Thứ hai, năng lực thực tiễn áp dụng pháp luật. Tiêu chí

này đánh giá bớc chuyển hoá từ t duy lý luận sang hoạt động thực tiễn, khả năng bằng chính hành vi của mình để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngời bảo vệ pháp luật. Năng lực thực tiễn áp dụng pháp luật đòi hỏi phải hiểu biết thực tiễn xã hội, hiểu biết bối cảnh chính trị, xã hội, hiểu biết con ngời. Phải hiểu biết sâu sắc bản chất của hiện tợng vi phạm pháp luật, nhân thân, động cơ, mục đích và các điều kiện dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Khả năng lựa chọn đúng điều khoản pháp luật để áp dụng và áp dụng các biện pháp chế tài phù hợp. Khả năng phân tích, đánh giá các tình tiết của từng sự việc và từng tội trong vụ án để đối chiếu so sánh với các quy định của pháp luật để “định tội

danh và lựa chọn hình phạt tơng ứng”. Tuy nhiên khả năng, kỹ năng hoạt động thực tiễn này phải đợc thể hiện trong quá trình cơng tác thực hành quyền cơng tố đối với nhiều vụ án trong một thời gian nhất định, mới chứng minh năng lực, kinh nghiệm làm án chứ không chỉ căn cứ vào một vài việc, một vài vụ án cụ thể.

Thứ ba, năng lực về sự nhạy cảm và tính cách, phẩm chất nghề nghiệp cá nhân của Kiểm sát viên

Đây là tiêu chí cụ thể đánh giá năng lực của Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố. Sự nhạy cảm của Kiểm sát viên trớc hết phải hiểu rõ chức trách, nhiệm vụ của mình khi thực hành quyền công tố để thụ lý giải quyết vụ án theo thẩm quyền của Viện kiểm sát. Kiểm sát viên phải thể hiện sự độc lập, chính kiến trong thực thi nhiệm vụ, có sự say mê, tâm huyết “ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”, “phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân”, coi đây là phẩm chất nghề nghiệp của mình. Những ngời hoạt động bảo vệ pháp luật nói chung, Kiểm sát viên nói riêng khi thực thi cơng vụ, thực hành quyền công tố là nhân danh quyền lực nhà nớc để quan hệ với các tổ chức và cá nhân.

Trong mối quan hệ này, Kiểm sát viên luôn phải đối mặt với tiêu cực, với những mặt trái của xã hội. Đó là những hành vi phạm tội tàn ác và con ngời do tham lam, t lợi, đố kỵ đã gây nên tội ác ln tìm cách chống đối, lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật, bất chấp mọi thủ đoạn để mua chuộc, xoá dấu vết nhằm che giấu hành vi phạm tội. Đó cịn là những thân phận do hồn cảnh thúc bách, xơ đẩy “đói ăn vụng, túng làm liều”, bị lừa dối, phỉnh phờ mà vô ý phạm tội, phạm

tội lần đầu và thuộc trờng hợp ít nghiêm trọng. Đó là những ngời bị hại, đau thơng về tinh thần và thể xác, mất mát của cải do tội phạm gây ra. Sự nhạy cảm nhân dân, nhạy cảm con ngời thể hiện khả năng quan hệ, giao tiếp với nhân dân, phải hiểu ngời dân, phải hiểu đời, hiểu ngời. Trong Hội nghị cải cách t pháp năm 1950, khi nói chuyện với cán bộ t pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dạy “vấn đề t pháp lúc này là vấn đề ở đời và làm ngời”, phải làm sao để những ngời phạm tội thì khơng tránh khỏi sự trừng phạt, nhng lạm dụng hình phạt thì khơng nên. “Bắt nhiều khơng bằng bắt hay, bắt hay không bằng không hay bắt”, “xử nhiều không bằng xử hay, xử hay không bằng không hay xử”. Sau này, cố Tổng bí th của Đảng ta trong tác phẩm phát huy quyền làm chủ tập thể, tăng cờng pháp chế xã hội chủ nghĩa đã từng nói “một ngời bị oan chẳng những bản thân họ đau khổ mà cả gia đình, họ hàng họ cịn đau khổ hơn. Làm điều oan cho một ngời nào đó thì chúng ta khơng cịn lẽ sống nữa, bởi vì chúng ta là những ngời Cộng sản”.

Kiểm sát viên phải có khả năng giáo dục, thuyết phục ngời phạm tội nhận thấy lỗi lầm để sửa chữa, để khai ra đồng phạm mà lập công chuộc tội, hạn chế việc bắt, tạm giữ, tạm giam, mở rộng việc áp dụng các biện pháp cỡng chế ngoài trại giam nh cho bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

Tính cách cá nhân của Kiểm sát viên cần đợc đánh giá trong tiêu chí về năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong sáng, vô t, tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Hoạt động

áp dụng pháp luật của Kiểm sát viên phải thể hiện sự bao dung độ lợng và tính nhân đạo trong pháp luật xã hội chủ nghĩa. Khi nói về cán bộ kiểm sát, Bác Hồ đã căn dạy 5 đức tính: “cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.

Thứ t, năng lực áp dụng pháp luật phải gắn liền với hiệu quả thực hành quyền cơng tố đấu tranh phịng, chống tội phạm bảo vệ pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Năng lực của cá nhân là bộ phận hợp thành, tạo nên sức mạnh của cả cơ quan, đơn vị và suy cho cùng là năng lực của cả hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng, từ điều tra, truy tố, đến xét xử. Sự hợp thành, kết nối ở đây khơng chỉ đơn thuần là cấp số cộng mà cịn là năng lực của cả một cơ chế phối kết hợp trong tổ chức hoạt động bảo vệ pháp luật. Xét cho cùng năng lực cá nhân, cơ quan hay năng lực của cả hệ thống nh thế nào phải đợc đánh giá ở hiệu quả bảo vệ pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự an tồn xã hội. Phải đánh giá chất lợng, hiệu quả công tác của từng ngời thông qua giải quyết án hình sự thuộc thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Khơng thể nói Kiểm sát viên có năng lực mà cứ làm vụ án nào thì bị tồ án trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ ấy hoặc bị huỷ án, hoặc khơng thể nói cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong khi để xảy ra nhiều trờng hợp oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm và ngời phạm tội.

áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố phải trải qua các giai đoạn, từ việc xác định những tình tiết

khách quan của vụ việc, tìm kiếm và phân tích quy phạm pháp luật thích ứng với vụ việc đó và ra quyết định giải tố tụng, đến tổ chức kiểm tra thực hiện quyết định ấy trên thực tế. Do đó, cần đánh giá đầy đủ các yếu tố cấu thành, tiêu chí đánh giá năng lực áp dụng pháp luật của Kiểm sát viên trong thực hiện quyền công tố trên các mặt chủ yếu sau đây:

- Khả năng phân tích các tình tiết thực tế khách quan của vụ án hình sự và các đặc trng pháp lý của nó.

Khi áp dụng pháp luật, Kiểm sát viên cần xem xét tồn bộ các mặt của sự việc, phân tích, chứng minh đầy đủ các tình tiết có liên quan đến vụ án hình sự. Khả năng phân tích, đánh giá chứng cứ đòi hỏi kiểm sát viên phải nắm chắc bản chất của sự việc. Mỗi khi đa ra kết luận về một sự kiện, một tình tiết phải có căn cứ vững chắc và phải tuân thủ nghiêm các quy định của Luật tố tụng hình sự về đánh giá chứng cứ. Đối với các trờng hợp pháp luật tố tụng hình sự quy định thì phải sử dụng các biện pháp chuyên mơn để xác định độ tin cậy của sự kiện. Ví dụ: trng cầu giám định để xác định nguyên nhân chết, mức độ thơng tích hoặc tổn hại sức khoẻ của nạn nhân; định giá tài sản bị xâm hại. Khi điều tra, xem xét, cần bảo đảm sự công bằng, khách quan cho các cá nhân liên quan đến vụ án. Ví dụ: phải xác định chính xác vị trí, vai trị của từng bị can trong vụ án đồng phạm, phạm tội có tổ chức, các tình tiết tăng nặng,

giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của từng ngời để cá thể hố hình phạt.

Khi xem xét các tình tiết thực tế của vụ việc, kiểm sát viên phải có khả năng làm rõ tính chất pháp lý của sự kiện. Sự kiện pháp lý hình sự phải do hành vi nguy hiểm cho xã hội do con ngời gây ra. Khơng thể áp dụng pháp luật hình sự đối với những sự kiện không phải do con ngời gây ra. Việc xác định dấu hiệu pháp lý đặc trng của mỗi sự kiện phải tuân thủ các quy định mang tính thủ tục đối với loại sự kiện ấy. Ví dụ: xác định tính chất và các tình tiết của vụ án dân sự phải tuân theo thủ tục tố tụng dân sự; xác định các tình tiết của vụ án hình sự phải tuân theo thủ tục tố tụng hình sự do Bộ luật TTHS quy định.

Phải làm rõ các vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự: có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; ai là ngời thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay khơng có lỗi, do vơ ý hay cố ý, có năng lực trách nhiệm hình sự hay khơng, mục đích, động cơ phạm tội; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm nhân thân của bị can, bị cáo; tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

- Khả năng lựa chọn quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự tơng ứng để giải quyết vụ việc.

Trớc hết phải xác định vụ việc đang điều tra là sự kiện pháp lý hình sự, dân sự, hay hành chính - do ngành luật

nào điều chỉnh. Sau đó lựa chọn quy phạm pháp luật thích ứng đối với vụ việc, đối với hành vi. Khi lựa chọn quy phạm phải chú ý là những quy phạm đang có hiệu lực hoặc tuy ch- a có hiệu lực nhng đợc áp dụng ngay. Hiệu lực của văn bản phải cả về không gian và thời gian. Chẳng hạn, theo Nghị quyết 33/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khoá XII thì những điều, khoản của Bộ luật hình sự bỏ hình phạt tử hình hoặc khơng xử lý hình sự đối với một số hành vi nh “sử dụng trái phép chất ma tuý”, “ở lại nớc ngồi trái phép”, thì đợc áp dụng ngay kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đợc cơng bố (ngày 29/6/2009).

Phải xác định vụ án hình sự đang thụ lý giải quyết thuộc loại tội nào, xâm phạm đến khách thể nào đợc luật hình bảo vệ và việc tiến hành tố tụng đối với vụ án này thuộc thẩm quyền cấp nào, trình tự, thủ tục và thời hạn... để lựa chọn đúng các điều khoản của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, khung hình phạt; lựa chọn đúng các điều khoản của Bộ luật tố tụng hình sự để giải quyết vụ án đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền.

- Khả năng làm sáng tỏ t tởng và nội dung của quy phạm

pháp luật.

Làm sáng tỏ t tởng và nội dung của quy phạm pháp luật đợc lựa chọn có mục đích bảo đảm áp dụng đúng đắn pháp luật. Đó là q trình vận dụng tổng hợp các tri thức chính trị, kinh tế- xã hội, đặc biệt là tri thức pháp lý. Để làm sáng tỏ t tởng và nội dung của quy phạm pháp luật, kiểm sát viên cần phải có khả năng giải thích pháp luật thơng qua các

phơng pháp giải thích pháp luật nh: sử dụng những quy tắc lơgíc để làm rõ nội dung quy phạm pháp luật; giải thích về văn phạm làm rõ nội dung quy phạm pháp luật bằng việc làm rõ nghĩa từng chữ, từng câu và xác định mối liên hệ ngữ pháp giữa chúng; làm rõ t tởng, nội dung quy phạm pháp luật bằng cách làm rõ hoàn cảnh lịch sử ra đời văn bản có chứa đựng quy phạm và các mục đích đặt ra khi thơng qua văn bản; giải thích hệ thống là làm rõ nội dung, t tởng quy phạm pháp luật thơng qua đối chiếu nó với các quy phạm khác và xác định mối liên hệ giữa chúng; xác định vị trí quy phạm đó trong ngành luật cũng nh trong toàn bộ hệ thống pháp luật.

Ngoài các phơng pháp trên đây cịn có phơng pháp giải thích pháp luật khác nh giải thích nguyên văn, giải thích mở rộng hay giải thích hạn chế. Thơng thờng sử dụng đồng thời các phơng pháp giải thích nêu trên để nhận thức đúng đắn quy phạm pháp luật. Chẳng hạn trong trờng hợp việc giải thích pháp luật hình sự có mâu thuẫn thì Kiểm sát viên phải áp dụng theo ngun tắc có lợi đối với bị can, bị cáo.

Một phần của tài liệu năng lực áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 39 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w