Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật hình sự và các văn bản hớng dẫn áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự sơ thẩm của tòa án nhân dân ở tỉnh nghệ an (Trang 102 - 114)

- Trình độ, năng lực của chủ thể áp dụng pháp luật là Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cịn có những hạn chế

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật hình sự và các văn bản hớng dẫn áp dụng pháp luật

luật hình sự và các văn bản hớng dẫn áp dụng pháp luật

Trong những năm vừa qua, dới đờng lối đổi mới sáng suốt của Đảng đất nớc ta đã có những tiến bộ vợt bậc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phịng… cùng với sự đổi mới đó, Nhà nớc ta đã không ngừng quan tâm đến củng cố, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự.

* Đối với Bộ luật tố tụng hình sự.

Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của Nớc cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đợc ban hành từ năm 1988, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/1989. Bộ luật đợc xây dựng trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp của pháp luật tố tụng hình sự truyền thống. Sau khi ra đời Bộ luật đã góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Tuy nhiên quá trình áp dụng vẫn cịn nhiều bất cập, vớng mắc, chính vì lẽ đó nên nó đã đợc sửa đổi, bổ sung ba lần, tháng 6/1990, tháng 12/1992 và tháng 6/2000, nhng các lần sửa đổi bổ sung này chỉ tập trung vào một số nội dung cấp bách để đáp ứng kịp thời yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng, chống

tội phạm, cha có điều kiện để sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện nên cha khắc phục hết các hạn chế, bất cập đó.

Hiện nay, cùng với cơng cuộc cải cách kinh tế và cải cách hành chính, Đảng và Nhà nớc ta đang chủ trơng đẩy mạnh cải cách t pháp và coi đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần làm cho dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhiều t tởng, quan điểm, định h- ớng về cải cách t pháp trong các nghị quyết của Đảng đặc biệt là Nghị quyết 08/ NQ-TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác t pháp trong thời

gian tới” đã đợc thể chế hóa thành những quy định tơng

ứng của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002… cần tiếp tục đợc thể chế hóa thành những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, đồng thời, những hạn chế, bất cập của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành cần đ- ợc khắc phục, nhằm đảm bảo nâng cao chất lợng của hoạt dộng t pháp, bảo đảm tốt hơn quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ giữa các văn bản pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách t pháp, yêu cầu của cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm hiện nay. Chính vì lẽ đó ngày 26/11/2003, Bộ luật tố tụng hình sự đã đợc thơng qua tại kỳ họp thứ t Quốc hội khóa XI. Và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004.

Quá trình thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đến nay đã khắc phục đợc cơ bản những bất cập, hạn chế của các bộ luật trớc đó, tuy nhiên cũng không tránh khỏi

những vớng mắc nhất định. Trong phạm vi luận văn này, tác giả xin nêu một số ý kiến góp phần hồn thiện bộ luật tố tụng hình sự nh sau:

- Về điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vơ tội… Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng…”. Theo quan điểm của tác giả sửa đổi lại điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự theo hớng khẳng định Toà án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử và không có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Tồ án có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật nhưng Toà án sẽ thực hiện nhiệm vụ đó thơng qua chức năng xét xử của mình. Tồ

án khơng phải là người truy tố bị cáo nên Tồ án khơng có nghĩa vụ chứng minh là bị cáo có tội. Nghĩa vụ đó thuộc về các Cơ

quan tiến hành tố tụng có chức năng buộc tội là cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát. Tồ án chỉ có nghĩa vụ chứng minh trong bản án của mình là vì sao chấp nhận cáo trạng của Viện kiểm sát mà không chấp nhận lời bào chữa của luật sư (khi tuyên án kết tội) hoặc ngược lại, vì sao khơng chấp nhận cáo trạng của Viện kiểm sát mà lại chấp nhận lời bào chữa của luật sư (khi tuyên án vô tội).

- Sửa đổi bổ sung khoản 2 điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự theo hớng trong những trờng hợp nếu bị can, bị cáo hoặc ngời đại diện hợp pháp của họ không mời ngời bào chữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải yêu cầu đoàn

luật s phân cơng văn phịng luật s cử ngời bào chữa cho họ, khi mà họ bị truy tố về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là hai mơi năm, tù chung thân hoặc tử hình đợc quy định trong Bộ luật hình sự (Hiện nay chỉ áp dụng đối với mức tử hình). Thực tiễn cho thấy số lợng phiên tịa hình sự xét xử có ngời bào chữa chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này có nhiều lý do nh: do trình độ nhận thức pháp luật của phần lớn bị cáo cịn hạn chế, hồn cảnh kinh tế không cho phép, đối tợng đợc trợ giúp pháp lý cịn rất hạn hẹp… bởi vậy, Bộ luật tố tụng hình sự cần mở rộng đối tợng đợc hởng sự giúp đỡ của luật s bào chữa.

- Sửa đổi, bổ sung điều 190 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về sự có mặt và sự tham gia tranh tụng của ngời bào chữa tại phiên tịa. Cần quy định sự có mặt của ngời bào chữa là bắt buộc, trong bất kỳ trờng hợp nào ngời bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hỗn phiên tịa. Thực tiễn có nhiều trờng hợp ngời bào chữa vắng mặt và gửi trớc bản bào chữa cho Tịa án hoặc có nhiều trờng hợp ngời bào chữa bỏ về khi Tòa án đang xét xử. Nếu Tòa án vẫn tiếp tục xét xử sẽ ảnh hởng đến nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa.

- Điều 196 Bộ luật tố tụng quy định: “Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đa ra xét xử. Tịa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố”. Theo quy định tại điều này thì Tịa án có thể xét xử bị cáo

khoản khác có mức hình phạt cao hơn khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố đối với bị cáo trong cùng một điều luật. Điều đó sẽ làm bất lợi cho bị cáo, làm ảnh hởng đến quyền bào chữa của bị cáo bởi vì quyền bào chữa của bị cáo đợc quy định nhằm đảm bảo cho bị cáo đợc trình bày quan điểm của mình đối với việc buộc tội, đa ra các chứng cứ cần thiết, đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, chuẩn bị bào chữa hoặc nhờ ngời khác bào chữa cho mình. Nếu Tịa án xét xử bị cáo khoản khác có mức hình phạt cao hơn khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố thì bị cáo sẽ khơng chuẩn bị kịp sẽ ảnh hởng đến quyền này.Vì vậy cần phải sửa đổi điều 196 này theo hớng trong bất kỳ trờng hợp nào Tịa án cũng khơng đợc vợt q giới hạn truy tố của Viện kiểm sát nếu điều đó làm bất lợi cho bị cáo.

- Tại khoản 2 điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Trong trờng hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 điều này…” tức là theo trình tự nh khi Viện kiểm sát không rút quyết định truy tố. Điều này là bất hợp lý, vì khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố có nghĩa là bên buộc tội đã khẳng định rằng việc buộc tội bị cáo là khơng có căn cứ. Họ từ chối buộc tội, chức năng buộc tội chấm dứt, chức năng bào chữa khơng cịn tồn tại và chức năng xét xử cũng khơng có lý do để tiếp tục. Vì vậy, nên sửa lại theo hớng: Trong trờng hợp Kiểm sát viên rút tồn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng

xét xử tuyên bị cáo vô tội nếu thấy việc rút quyết định truy tố là có căn cứ.

- Về trình tự, thủ tục xét hỏi tại phiên tịa: Cần phải có bớc đột phá theo tinh thần Nghị quyết 49/ NQ-TW cụ thể, sửa đổi thủ tục xét hỏi tại phiên tòa theo hớng tham gia vào thủ tục xét hỏi chỉ có các bên tranh tụng. Bên buộc tội là Viện kiểm sát và ngời bị hại, nguyên đơn dân sự; bên bào chữa là ngời bào chữa, bị cáo, bị đơn dân sự. Tòa án là ngời điều khiển các bên, điều khiển q trình xét hỏi. Tịa án khơng có nghĩa vụ chứng minh tội phạm, trách nhiệm đó thuộc về bên buộc tội. Liên quan đến phần tranh luận, điều 217 và điều 218 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đã thể hiện đợc tính dân chủ, khách quan hơn so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988. Tuy nhiên, vẫn cần sửa đổi, bổ sung theo hớng quy định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia tranh luận, trách nhiệm của chủ tọa phiên tòa phải đảm bảo cho việc tranh luận diễn ra dân chủ, khách quan, tạo điều kiện cho các bên trình bày hết ý kiến, khơng hạn chế thời gian tranh luận.

* Đối với Bộ luật hình sự:

Mặc dù đã đợc sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009 nhng trong thực tiễn áp dụng vẫn còn một số vớng mắc cần tiếp tục đợc nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung nhằm hồn thiện Bộ luật hình sự cụ thể nh sau:

- Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Theo khoản 1 điều 12 Bộ luật hình sự thì “Ngời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm…”. Tuy nhiên, khi

xem các quy định của phần các tội phạm, ta thấy quy định về độ tuổi đã nêu tại phần chung và phần các tội phạm của Bộ luật hình sự cha thống nhất hoặc cha có quy định nào về điều kiện của chủ thể đặc biệt nên tạo ra mâu thuẫn. Ví dụ: Khoản 1, điều 12 quy định nh vậy nhng tại khoản 1 điều 115 Tội giao cấu với trẻ em lại quy định: “Ngời nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm…”. Vì vậy, theo khoản 1, điều 115, nếu một ngời dới 18 tuổi mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dới 16 tuổi thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự; nhng nếu theo khoản 1, điều 12, ngời này lại phải chịu trách nhiệm hình sự…do đó cần phải sửa đổi, bổ sung lại cho phù hợp và thống nhất.

- Về khoản 3, điều 23 Bộ luật hình sự quy định: “ Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đợc tính từ ngày tội phạm đợc thực hiện… Nếu trong thời hạn nói trên, ngời phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh khơng đợc tính và thời hiệu tính lại kể từ khi ngời đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ”. ở đây các nhà lập pháp dùng cụm từ “tự thú” là cha chính xác mà phải dùng cụm từ “đầu thú” mới chính xác. Vì ngời phạm tội đã bị Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và đã có lệnh truy nã. Do vậy cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình: Nên sửa đổi, bổ sung theo hớng tách tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn (Điều 148) để truy cứu trách nhiệm hình sự và cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với người có các hành vi phạm tội

khác nhau, vì tên tội đã thể hiện rõ, đồng thời bảo đảm việc chuẩn hóa tội danh đối với từng hành vi phạm tội trên thực tế.

Đặc biệt, hàng loạt điều luật của Bộ luật hình sự năm 1999

cũng cần sửa đổi theo hướng tách các hành vi phạm tội để bảo

đảm yêu cầu trên. Ngoài ra, sửa tên Tội đăng ký kết hôn trái pháp

luật (Điều 149) cho chuẩn xác và đúng với nội dung mà quan

điểm của các nhà làm luật thể hiện trong điều luật muốn xử lý

“người có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn”. Đặc biệt, cần bổ sung thêm các đối tượng bị người phạm tội ngược đãi, hành hạ là “anh, chị, em” của người phạm tội vào nội dung Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình (Điều 151). Việc bổ sung này là hợp lý, vì do cùng một loại chủ thể phạm tội có cùng hình thức thực hiện hành vi phạm tội và cùng xâm hại đến một loại đối tượng có mối quan hệ hơn nhân và gia đình nên cần phải bị xử lý như nhau tại cùng một điều luật, không nên xử lý một hành vi theo các chương, điều khác nhau.

- Về các tội xâm phạm hoạt động t pháp: Cần sửa đổi bổ sung theo hớng: Thứ nhất, cần xem xét tên tội danh của Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người khơng có tội (Điều 293) và Tội khơng truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội (Điều 294) trong tương quan với Điều 9 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (khơng ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật) và Điều 72 của Hiến pháp năm 1992 (khơng ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật) để phân biệt giữa “người có tội” và “người phạm tội” đồng thời phù

hợp với việc có cơ sở pháp lý để xử lý người phạm tội khi họ đã căn cứ thẩm quyền của mình để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử đối với người khác. Thứ hai, mở rộng thêm các đối tượng không phải

chịu trách nhiệm hình sự riêng về hành vi khơng tố giác tội phạm cho phù hợp với truyền thống và đạo lý của dân tộc, tình người, như: “trường hợp có quan hệ thầy trị, quan hệ ni dưỡng hoặc những người đang chuẩn bị tiến tới hôn nhân…”. Nếu quy định, phải hướng dẫn cụ thể vấn đề này, tránh hiểu đa nghĩa hoặc khó áp dụng trên thực tế. Đồng thời, nên thu gọn danh mục các tội mà người phạm tội nếu che giấu tội phạm (Điều 313) hoặc không tố giác tội phạm (Điều 314) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, như “các tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng…”. Điều này một mặt làm gọn nhẹ Bộ luật hình sự mà vẫn bao quát, bảo đảm tính tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, cũng như sự nhận thức của người dân về những tội phạm nếu che giấu hoặc không tố giác sẽ bị pháp luật trừng trị.

- Về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con ngời: Đối với tội Hiếp dâm, theo quy định của Bộ luật hình sự thì chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể đặc biệt - là nam giới, hành vi khách quan của tội này là hành vi giao cấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự sơ thẩm của tòa án nhân dân ở tỉnh nghệ an (Trang 102 - 114)