Đấu tranh chống phản cách mạng thực hiện nhiệm vụ tiếp quản

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 25 - 33)

Thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp quản các thành phố, thị xã, Bộ công an đề ra Kế hoạch tiếp quản (8-1954), xác định nhiệm vụ của ngành Công an trong thời kỳ tiếp quản là: thiết lập trật tự cách mạng, đả kích bọn gián điệp, phản động, bọn tàn binh cịn vũ khí và bọn cơn đồ đang phá hoại để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo vệ các cơ quan, xí nghiệp. Trước và trong khi tiếp quản phải ra sức điều tra nghiên cứu nắm tình hình mọi mặt trong thành phố, thị xã phải ra sức xây dựng cơ sở điều tra tìm hiểu bọn tay sai địch cài lại và những âm mưu hoạt động của chúng; thu thập tình hình chính trị xã hội. Tranh thủ cán bộ nhân viên có tác dụng của địch ngụy ở lại với ta, giữ gìn tài liệu, dụng cụ, báo cáo tin tức…chuẩn bị đặc tình có khả năng. Bộ máy công an phục vụ cho tiếp quản cũng phải được khẩn trương xây dựng. Khi tiếp quản phải giải tán bộ máy đàn áp của địch, thành lập bộ máy mới của ta, thiết lập trật tự cách mạng. Biện pháp cụ thể khi vào tiếp quản là ra sức xây dựng cơ sở điều tra tìm kiếm những bọn tay sai địch gài lại và những âm mưu hoạt động của chúng, chú trọng nắm tình hình bọn tàn binh, cơn đồ, lưu manh, đặc biệt là danh sách, địa chỉ, lý lịch, chỗ ở của bọn đầu sỏ; thu thập tình hình chính trị xã hội, tranh thủ số nhân viên cũ tình nguyện ở lại với ta, giữ gìn tài liệu, dụng cụ, báo cáo tin tức; nắm tình hình các cơ quan xí nghiệp, kho tàng trong thành phố, địa điểm, tính chất của cơ quan kho tàng ấy, đồng thời có kế hoạch bảo vệ các cơ quan khi tiếp quản. Đối với các ngành, nhiệm vụ của Cơng an là phục vụ, nắm tình hình các cơ quan, xí nghiệp, kho tàng trong thành phố, địa điểm, tính chất của kho tàng và có trách nhiệm bảo vệ khi tiếp quản. Bộ Cơng an đã mở lớp huấn luyện cho cán bộ nhằm quán triệt tình hình, nắm vững chính sách, kỷ luật khi vào tiếp quản các thành phố, thị xã và vùng mới giải phóng đồng thời trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ về thu hồi các cơ quan, công sở của địch. Cơng tác chính trị, tư tưởng cũng được đặc biệt chú ý xoay quanh xây dựng quan điểm, lập trường, ý thức giai cấp

quan điểm quần chúng, chống tư tưởng hồ bình nghỉ ngơi, hưởng thụ, mất cảnh giác, đề phòng “đạn bọc đường”.

Ngày 14 tháng 6 năm 1955, Bộ Công an ra Chỉ thị số 457TA/HS về việc lập hồ sơ danh sách bọn lưu manh trộm, cắp, cướp, lừa đảo, gái điếm đến tập trung để cải tạo. Theo Chỉ thị, đối tượng lưu manh cần tập trung là: bọn chuyên sống bằng nghề trộm, cắp, cướp, lừa đảo, khơng có nghề nghiệp chính đáng và hiện nay vẫn đang tiếp tục hoạt động. Loại đầu sở chỉ huy bọn chúng tuy không trực tiếp nhúng tay vào các vụ. Loại chuyên sống bằng trộm, cắp, cướp, lừa đảo trước đây đã bắt giữ hoặc tập trung nay ân xá, nhưng về địa phương vẫn tật nào tật ấy chưa chịu đổi nghề. Loại tay sai cơ sở của địch nguỵ, trước được địch dung túng để trộm cắp, tống tiền, nhũng nhiễu nhân dân làm nhiều điều tội ác, nay không chịu hối cải vẫn thỉnh thoảng dúng vào một vài vụ kiếm tiền ăn chơi lêu lổng….

Công tác tiếp quản được thực hiện theo ngành và theo hệ thống tổ chức của chính quyền địch. Cơng an các địa phương xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng, nắm tình hình mọi mặt trong các thành phố, thị xã phục vụ yêu cầu của các ngành khi vào tiếp quản; đồng thời trực tiếp tiếp nhận các cơ quan, trụ sở làm việc của sở mật thám, cảnh sát, trại giam của Pháp, nguỵ cùng cơ sở vật chất; bảo vệ cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, kịp thời trấn áp những phần tử chống đối hiện hành, truy bắt những đối tượng chạy trốn. Đối với số đối tượng là nhân viên công an, cảnh sát, mật thám của địch, sau khi giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ, lực lượng Cơng an tổ chức cho họ tự viết báo cáo, nộp hồ sơ tài liệu, vũ khí, tài sản mà họ đã sử dụng trong quá trình làm việc trước đây hiện đang cất giữ. Lực lượng Cơng an cịn tập trung triển khai đồng bộ công tác phân loại đối với bọn ác ơn, có nhiều nợ máu với nhân dân, lưu dụng một số nhân viên công an, cảnh sát nguỵ. Sau khi phân loại đối tượng, do yêu cầu giữ gìn trật tự cơng cộng, ta tạm thời lưu dụng 1.644 nhân viên công an, cảnh sát, cảnh binh của chế độ cũ. Những người làm việc trong cơ quan điện, nước, bưu điện, vệ sinh ta động viên họ ra

trình diện và tiếp tục làm việc, bảo đảm cho mọi yêu cầu sinh hoạt của nhân dân mau chóng trở lại bình thường.

Đối với nhà giam của Pháp và nguỵ quyền, khi tiếp quản, ta tuyên bố xóa bỏ chế độ giam giữ cũ, thực hiện chính sách giam giữ của chế độ mới, giải phóng cán bộ, quần chúng yêu nước bị địch bắt, tiếp tục giam giữ những phần tử gián điệp mà địch đã cài vào các nhà giam, những tên lưu manh chuyên nghiệp, những phần tử trong các đảng phái phản động. Công an các tỉnh, thành phố phối hợp với các đơn vị quân đội và nhân dân phát động phong trào quần chúng tự giác nộp vũ khí, chất cháy, chất nổ do địch để lại hoặc còn nằm rải rác trong nhân dân hay do những phần tử xấu cất giữ. Công an các tỉnh đã thu được 4 điện đài, 723 súng các loại, 170 lựu đạn và trên 30 tấn đạn.

Song song với các mặt công tác trên, công an các tỉnh, thành phố đã tiến hành đấu tranh chống tội phạm hình sự, trừng trị bọn lưu manh cơn đồ, cướp của giết người, trộm cắp phá rối trật tự xã hội; tun bố đóng cửa các phịng nhảy, tiệm hút, hộp đêm, nhà chứa, các ổ gá bạc; hối hợp với các ngành liên quan tích cực giải quyết các tệ nạn xã hội.

Ngay sau khi tiếp quản, lực lượng công an tiến hành triển khai các mặt công tác quản lý xã hội, xây dựng các điều lệ về quản lý người nước ngoài cư trú, xuất nhập cảnh ra vào nước ta; các qui định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, quản lý an toàn, trật tự giao thơng; lập danh sách, quản lý đối tượng chính trị; tiến hành đăng ký quản lý hộ khẩu, nhân khẩu ở các thành phố, thị xã. Chỉ trong một thời gian ngắn các biện pháp quản lý đều được triển khai mạnh mẽ, rộng khắp. Công tác quản lý người nước ngồi khơng những góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước mà cịn góp phần chủ động đấu tranh chống hoạt động gián điệp, thu thập tình báo của đế quốc. Công tác quản lý hộ khẩu đã phát huy tác dụng tích cực góp phần vào việc quản lý xã hội của Nhà nước. Việc đăng ký nguỵ quân, nguỵ quyền giúp ta nắm được tình hình bọn nguỵ quân, nguỵ quyền cũ ở miền Bắc.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác đăng ký hộ khẩu, Bộ Công an chỉ đạo Công an các cấp phối hợp cùng cơ quan chính quyền thực hiện cơng tác này. Qua 3 đợt tiến hành ở Nam Định và một số thị xã, ta chủ trương mở rộng ra các tỉnh, thành phố, thị xã, thị trấn ở miền Bắc với mục đích quản lý hộ tịch, hộ khẩu để nắm dân, phục vụ công tác nghiệp vụ của Ngành; phát hiện và quản lý đối tượng hình sự, đối tượng chính trị. Ngày 8-2-1956, Bộ Công an ra Chỉ thị số 120/BVCT/P2CT về công tác bảo vệ chính trị kết hợp với đăng ký hộ khẩu. Chỉ thị nêu rõ: Ngay bây giờ các ty phải sơ kết tình hình chung về địa phương trên cơ sở sẵn có về các âm mưu, tính chất, đối tượng, địa bàn hoạt động của địch… Sau đó lập danh sách trong diện hiềm nghi, khả nghi, hồ sơ cá nhân mà địa phương đã nắm được kết hợp với tài liệu mà Khu và Bộ có. Làm hai việc trên, mục đích để ta nắm tình hình; sau mới xác định lại để đánh địch. Mặt khác để cung cấp tình hình cho ban lãnh đạo đăng ký hộ khẩu. Chỉ thị còn nêu cụ thể nội dung cơng tác từng bước, trong đó tập trung vào cơng tác nắm tình hình địch, phân loại đối tượng và cách bảo vệ đặc tình, cơ sở của ta.

Do được chỉ đạo và hướng dẫn kịp thời của Bộ, sau một thời gian các sở, ty đã tiến hành đăng ký và quản lý hộ khẩu ở 3 thành phố, 32 thị xã, thị trấn. Qua công tác sốt xét cơng khai, ta đã nắm được tình hình của các loại đối tượng phục vụ có hiệu quả cơng tác nghiên cứu, sàng lọc, ngăn ngừa hoạt động phá hoại, gây rối của bọn phản động, lưu manh. Đồng thời, thông qua quản lý hộ tịch, hộ khẩu, Cơng an đã rà sốt lại các đối tượng nghi vấn chính trị, nắm được di biến động của các đối tượng sưu tra, hiềm nghi. Mặt khác, cịn giúp cơng an các địa phương xác định được các vùng xung yếu, quan trọng về an ninh chính trị để phục vụ cho cơng tác khoanh vùng trấn phản, vơ hiệu hố các cơ sở xã hội mà Mỹ, nguỵ có thể lợi dụng chống phá cách mạng.

Tại Hà Nội, theo kế hoạch của Bộ Công an và chủ trương của Thành uỷ, Cơng an Thủ đơ đã xây dựng hồn chỉnh kế hoạch, chuẩn bị lực lượng

tiếp quản. Từ cuối tháng 8-1954, lực lượng Công an đã đưa cán bộ vào thành phố để nắm tình hình phục vụ cho yêu cầu tiếp quản. Ngày 6-10-1954, lực lượng công an tiếp quản đồn cảnh sát Văn Điển. Ngày 8-10-1954, đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hồn trực tiếp chỉ đạo và điều gần 200 trinh sát vào nội thành áp sát các mục tiêu quan trọng như Sở cảnh sát, Sở mật thám và các cơ sở của địch trong thành phố; bố trí lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự dọc các tuyến đường, chuẩn bị cho các lực lượng vào tiếp quản thủ đô.

Ngày 10-10-1954, theo chủ trương của Đảng uỷ tiếp quản và Uỷ ban Qn chính, Cơng an Hà Nội tiếp quản Sở mật thám, Sở cảnh sát, trại giam Hoả Lò và các quận, đồn cảnh sát nguỵ. Khi vào chiếm lĩnh, Công an tuyên bố giải tán các tổ chức cũ của địch và thành lập các tổ chức mới của Cơng an, đồng thời bảo vệ, quản lý tồn bộ hồ sơ tài liệu, phương tiện trong các cơ quan này. Ngay sau khi ổn định tổ chức, Công an Hà Nội tổ chức cho các đối tượng là nguỵ quân, nguỵ quyền, mật thám, chỉ điểm của địch ra trình báo. Qua công tác đăng ký đối tượng kết hợp với công tác trinh sát và phát động quần chúng, Công an Hà Nội đã xác định 12.000 đối tượng các loại, trong đó có 203 sĩ quan, 2.840 hạ sĩ quan, binh lính nguỵ, hơn 7.800 nguỵ quyền, gián điệp, mật vụ, chỉ điểm của địch. Nhằm duy trì sinh hoạt bình thường của thành phố, Công an Hà Nội phối hợp với các cơ quan, ban ngành xét và lưu dụng 5.521 người, trong đó chủ yếu là những người làm cơng tác trật tự công cộng và chuyên môn kỹ thuật. Để bảo vệ Thủ đô, lực lượng công an tập trung lực lượng tiến hành cơng tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, nghiêm khắc trừng trị số cầm đầu ổ nhóm lưu manh, trộm cướp; nắm tình hình ngoại kiều; nắm số đối tượng là phản động cũ, số chỉ điểm, gián điệp của địch; vận động quần chúng thu hồi vũ khí, chất cháy nổ, quản lý giao thông…Trong thời gian này, lực lượng công an đã 7 lần thu được điện đài liên lạc của tình báo và hải quân Pháp về việc chuyển qn, chuyển vũ khí. Qua đó, chúng ta nắm được một phần âm mưu, kế hoạch, hoạt động của Pháp và của một số đối tượng

phản cách mạng, góp phần ngăn chặn các hoạt động phá hoại của địch trước khi chúng rút quân. Sau khi tiếp quản Sở Mật thám Bắc Kỳ (từ số 1 đến số 15 Trần Bình Trọng), ngay trong tháng 10-1954, các đơn vị của Bộ Công an từ căn cứ chuyển về Hà Nội và nhanh chóng tiến hành củng cố tổ chức, bố trí lực lượng, phương tiện và xác định nhiệm vụ của từng đơn vị cho phù hợp với tình hình mới.

Từ tháng 10-1954 đến đầu năm 1955, Uỷ ban kháng chiến hành chính và cơng an Khu Tả ngạn điều động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an từ các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng n bổ sung cho cơng an Hải Phịng, Kiến An. Phục vụ tiếp quản, cơng an Hải Phịng lập thêm bộ phận tổ chức cán bộ làm nhiệm vụ tiếp nhận cán bộ, chiến sĩ ở các nơi tăng cường. Công an Khu Tả ngạn quyết định thành lập Quận cơng an “giới tuyến” đóng tại thơn Quỳnh Khê, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương để phục vụ cho việc chuyển quân tập kết.

Sáng ngày 6-5-1955, Đội trật tự cơng an Hải phịng tham gia tiếp quản thành phố và thị xã Kiến An. Theo sự phân cơng, các đồn đại diện của công an vào trước làm việc trực tiếp với đại diện của Pháp ở các cơ quan công an cảnh sát, trại giam và đấu tranh ngăn chặn các hoạt động phá hoại tài sản, di chuyển hoặc đốt hồ sơ tài liệu, cưỡng ép người di cư vào Nam. Đồng thời nắm tình hình, chuẩn bị bố trí cho các lực lượng khác của ta vào tiếp quản các mục tiêu được phân công. Ngày 16-5, cơng an Hải Phịng tham gia tiếp quản thành phố. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng, Cơng an Hải Phịng đã nhanh chóng tiếp quản các trụ sở mật thám, công an, cảnh sát, trại giam, cô nhi viện và các quận, đồn công an nguỵ; bảo vệ, quản lý hồ sơ tài liệu, giữ gìn an ninh trật tự; phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, trường học đề phịng địch gài mìn, chất nổ hoặc dùng chất độc cho vào nguồn nước. Đối với số cảnh binh ngụy tình nguyện ở lại, cơng an bố trí làm nhiệm vụ giữ gìn tật tự giao thơng, trật tự cơng cộng. Đối với cơ quan tình báo, gián điệp của địch, ngay khi vào tiếp quản, cơng an tun bố

xố bỏ và điều tra những nơi địch có thể chơn giấu vũ khí, chất nổ, theo dõi những đối tượng nghi là gián điệp, đặc vụ gài lại. Sau khi hoàn thành việc tiếp quản, Uỷ ban qn chính thành phố Hải Phịng ban bố lệnh giới nghiêm từ 22 giờ ngày 13-5 đến 5 giờ sáng ngày 15-5-1955 và thông báo thời hạn cho nguỵ quân, nguỵ quyền, đảng phái phản động, tay sai của địch phải ra đăng ký trình diện, nộp vũ khí cho chính quyền cách mạng. Cùng với các lực lượng khác, Cơng an Hải Phịng tham gia tổ chức cho các đối tượng phản cách mạng, nguỵ quân, nguỵ quyền đăng ký, trình diện, đồng thời phân công cán bộ phụ trách từng khu vực để tuyên truyền chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước đối với những người lầm đường lạc lối, từ đó động viên họ ra đăng ký, trình diện và ở lại cơ quan, xí nghiệp làm việc bình thường. Với tinh thần làm việc khẩn trương, tích cực, sau một thời gian ngắn đã có 29.176 nguỵ quân, nguỵ quyền, 1.305 người trong các đảng phái phản động, 18 chỉ điểm, đặc vụ ra trình diện và nộp 135 súng các loại, 28 lựu đạn với hàng ngàn viên đạn. Do làm tốt cơng tác chuẩn bị, chủ động nắm chắc tình hình, có đối sách cụ thể, sát hợp, nên công tác tiếp quản ở thành phố Hải Phòng, thị xã Kiến An diễn ra an tồn, khơng gián đoạn, thu được nhiều thắng lợi. Trật tự cách mạng được

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w