1 Điều 4C Hiệp định Giơnevơ quy định: “Mỗi bên cam kết không trả thù hay phân biệt đối xử nào với những cá nhân hoặc tổ chức vì lý do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh và cam kết bảo đảm những quyền
2.3.1. Công tác tập trung giáo dục cải tạo
Ngày 9-8-1961, Bộ Công an ra Chỉ thị số 427/VP-P4 hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thơng tư của Chính phủ. Chỉ thị nêu rõ: tập trung giáo dục cải tạo những phần tử nguy hại cho an ninh xã hội là một chủ trương rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Khi thực hiện phải nắm vững mục đích, đối tượng, chính sách, tiêu chuẩn
xét và quyết định những đối tượng cần tập trung giáo dục cải tạo. Cần phải quán triệt tinh thần kiên quyết và thận trọng để khơng bỏ sót những phần tử nguy hiểm, khơng tập trung giáo dục cải tạo lầm lẫn những người vô tội hoặc những người còn khả năng giáo dục, quản chế ở địa phương cũng như những phần tử đủ điều kiện đưa ra tòa xét xử. Trước tiên phải khẩn trương tập trung cải tạo những tên đầu sỏ, cốt cản phản cách mạng và tội phạm hình sự. Nghị quyết Hội nghị Cơng an tồn quốc lần thứ 16 năm 1962 nêu rõ:
Khẩn trương tiến hành công tác tập trung giáo dục cải tạo đối với các phần tử nguy hiểm, làm thành từng đợt, đảm bảo đến hết tháng 6 năm 1962 hồn thành căn bản cơng tác tập trung giáo dục cải tạo… Phải có kế hoạch khai thác kịp thời và có hướng cụ thể cần khai thác đối với từng tên đã bắt tập trung cải tạo, tránh để lâu ở trại giam, đồng thời tránh khai thác hời hợt bỏ lỡ cơ hội phát hiện thêm về hoạt động của chúng và đồng bọn. Cần kiểm tra và hướng dẫn cụ thể việc giam giữ, việc giáo dục cải tạo để đảm bảo tuyệt đối không xảy ra trốn trại, phá trại và có kết quả tốt trong việc cải tạo tư tưởng phản động của chúng. Cần đặc biệt làm thật tốt cơng tác chính trị trong quần chúng và đối với gia đình những phần tử phải tập trung giáo dục cải tạo làm cho quần chúng và gia đình họ đồng tình và tích cực góp phần vào việc giáo dục cải tạo những phần tử bị tập trung [39, tr.494].
Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ và của Bộ, Cơng an các địa phương đẩy mạnh cơng tác trinh sát nắm tình hình các loại đối tượng sưu tra, hiềm nghi, đặc biệt quản lý chặt các đối tượng ta đang tiến hành đấu tranh chuyên án để loại ra khỏi diện cải tạo, phục vụ cho công tác đấu tranh lâu dài. Cơng tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình được tiến hành thường xuyên cũng như các biện pháp nghiệp vụ quản lý công khai, vận động quần chúng, trinh sát được triển khai vận dụng một cách tích cực. Việc lập hồ
sơ chính trị ở xã, khối phố được chú ý, không những giúp cho cơ quan an ninh những vấn đề quan trọng về tình hình và hoạt động của các loại đối tượng, mà cịn giúp các cấp ủy Đảng nắm tình hình ở cơ sở một cách tồn diện, trên cơ sở đó lập kế hoạch đấu tranh với các đối tượng sát hợp hơn. Công an Hà Nội đã lập hồ sơ 362 khối phố, 101 xã và 386 cơ quan, xí nghiệp. Cơng tác xây dựng đặc tình được chú trọng (chủ yếu ở các địa bàn xung yếu và các đối tượng cần thiết) để phục vụ cơng tác nắm tình hình và cơng tác đấu tranh chuyên án. Việc nắm tình hình các loại đối tượng mà kẻ địch thường chú ý lợi dụng đã có hệ thống hơn. Đã lập danh sách phân loại đối với các loại phản cách mạng hoạt động ngoài xã hội thành 3 loại: loại cần bắt, loại buộc phải di chuyển và loại cần giám sát tại chỗ tùy theo tình hình tiến hành các biện pháp thích hợp ngăn chặn, đề phịng chúng gây rối. Đối với những phần tử đang bị giam giữ tại các trại giam, trại cải tạo, lập danh sách phân loại và có kế hoạch khi cần sẽ di chuyển những tên nguy hiểm đến nơi giam giữ chặt chẽ hơn. Công an một số địa phương trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng đã chuẩn bị cơ sở và phương tiện hoạt động bí mật trong trường hợp địch đánh chiếm.
Được sự chỉ đạo sát sao, sự ủng hộ của quần chúng và của các cấp chính quyền, đồn thể từ thơn, xã, huyện, tỉnh đều triển khai đồng bộ nên đến năm 1965, ta đã giải quyết về căn bản nhiệm vụ cải tạo và tập trung cải tạo những đối tượng nguy hiểm cho an ninh xã hội. Trong 5 năm, các tỉnh miền Bắc đã đưa 12.265 đối tượng đi tập trung cải tạo. Tính riêng năm 1962, cơng an các địa phương đã bắt tập trung cải tạo 3.110 tên (trong đó ngụy quân cũ 1.162 tên, gián điệp chỉ điểm 676 tên, ngụy quyền 494 tên, biệt kích 251 tên, đảng phái phản động 145 tên, địa chủ tư sản 58 tên và phản động khác 210 tên). Trong khi khám nhà một số đối tượng bị bắt tập trung cải tạo, công an đã thu được một số tài liệu, tang vật chứng tỏ bọn chúng có sự chuẩn bị chờ Mỹ- ngụy đánh ra miền Bắc thì nổi dậy. Việc xét duyệt danh sách các đối tượng
tập trung cải tạo được tiến hành thận trọng, nhanh chóng, bảo đảm đúng đối tượng. Việc bắt giữ được thực hiện nhanh, gọn, bảo đảm đúng thủ tục pháp luật, kịp thời, linh hoạt, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của quần chúng. Kịp thời có kế hoạch khai thác tài liệu về tình hình, tổ chức, âm mưu hoạt động của những tên bị tập trung cải tạo phục vụ cho việc xác minh, lập hồ sơ tập trung cải tạo những tên khác. Qua đó, cơng an đã phát hiện hàng nghìn đối tượng sưu tra, hệ thống lại các tổ chức địch ngụy trong thời kỳ tạm chiếm trước đây, phát hiện một số cán bộ, đảng viên trước đây làm tay sai cho địch hiện đang làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp của ta. Những thắng lợi trong cơng tác tập trung cải tạo đã góp phần làm ổn định tình hình an ninh trật tự, làm cho việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ được thuận lợi, hỗ trợ đắc lực cho các mặt công tác bảo vệ an ninh trật tự và chống gián điệp, biệt kích. Những địa bàn đã tập trung cải tạo những phần tử nguy hiểm, những luận điệu phản tuyên truyền của bọn phản cách mạng đã giảm rõ rệt; nhiều tên tề ngụy, phản động cũ tỏ ra hoang mang, dao động, có tên phải tự ra đầu thú, tố cáo tội ác của những tên khác, có tên xin cơng an được lập công chuộc tội. Tuy vậy, cơng tác này vẫn cịn những thiếu sót, nhược điểm. Cơng an một số địa phương cịn tiến hành thiếu khẩn trương, tích cực; chưa chú ý đẩy mạnh công tác này ở những vùng xung yếu; khi lập hồ sơ cịn để sót bọn cầm đầu; làm lộ bí mật, cịn để xảy ra trường hợp đối tượng tự sát, chạy trốn. Do tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh chống phản cách mạng, đến cuối năm 1964, lực lượng Cơng an mới căn bản hồn thành cơng tác tập trung giáo dục cải tạo.
Bên cạnh việc tập trung cải tạo, Cơng an cịn chú ý đến cơng tác giáo dục cải tạo tại chỗ bọn tề, ngụy, phỉ, phản động cũ và các đối tượng khác mà địch thường chú ý lợi dụng. Chính sách “Dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp trong chiến tranh đã biến hàng vạn người Việt Nam thành tay sai của chúng. Khi miền Bắc được giải phóng, một số chạy vào Nam theo
địch, một số lớn vẫn ở lại miền Bắc, mà phần lớn thuộc tầng lớp nhân dân lao động, một số thuộc giai cấp bóc lột, một số có ý thức chính trị rõ rệt. Đảng ta có chính sách đối xử khác nhau với từng đối tượng. Đối với bọn có nhiều tội ác, gây nhiều nợ máu với nhân dân thì trừng trị thích đáng. Đối với số bị lừa mị, bị ép buộc, lầm đường thì Đảng thực hiện chính sách giáo dục, cải tạo, làm cho họ thấy rõ tội lỗi, thấy rõ chính nghĩa để hối cải, tích cực lao động sản xuất, học tập chính trị để trở thành người có ích cho xã hội.
Cơng an các địa phương miền Bắc tiến hành rà soát, nắm vững số đối tượng cải tạo, thái độ chính trị, diễn biến tư tưởng để nghiên cứu đề ra hình thức, biện pháp cải tạo thích hợp như: cải tạo thơng qua học tập đối những người tiến bộ hoặc có biểu hiện tiến bộ trong số tề, ngụy, phỉ, phản động cũ và lập hồ sơ đề nghị quản chế những đối tượng đã giáo dục nhiều lần vẫn chưa chịu cải tạo nhưng chưa đến mức phải trừng trị hay tập trung cải tạo. Công an một số địa phương đưa công tác cải tạo vào các tổ sản xuất, tổ quần chúng, có sự phân cơng cụ thể việc theo dõi giáo dục đối tượng cải tạo một cách thường xuyên. Một số xã thuộc vùng biên giới Việt-Lào, Nghĩa Lộ, Sơn La, cán bộ, chiến sĩ Công an hướng dẫn cho quần chúng ở địa phương biết tranh thủ tầng lớp trên và thông qua quan hệ họ hàng thân thuộc của đối tượng để làm công tác giảo dục cải tạo. Một số nơi miền núi điều chuyển đối tượng ở nơi hẻo lánh về nơi tập trung đông người nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng giám sát, cải tạo đối tượng. Ở vùng nơng thơn đồng bằng có tề, ngụy làm các nghề đi lại nhiều thì được đưa đến tham gia lao động sản xuất tại địa phương và chịu sự giám sát, giáo dục của quần chúng; số đối tượng tề, ngụy làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, cơng an kết hợp chặt chẽ với các cơ quan đó đề ra kế hoạch thường xuyên giáo dục cải tạo. Năm 1962, kiểm tra tại 21 điểm của 5 địa phương, số đối tượng tiến bộ từ 17,5% tăng lên 32%, đối tượng chống đối giảm từ 25% xuống 4%. Công an các địa phương đặc biệt chú trọng các địa bàn trước kia là căn cứ của Pháp, ngụy, địa
bàn tập trung bọn phản động trong dân tộc ít người, bọn phản động lợi dụng đạo Thiên chúa hoạt động trắng trợn. Cơng an Ninh Bình “khoanh vùng đánh địch” ở các xã ven biển (nơi trước đây bọn phản động lợi dụng đạo Thiên chúa hoành hành dữ dội), đưa đi tập trung cải tạo 64 tên nguy hiểm, giáo dục và cải tạo tại chỗ gần 200 đối tượng ít nguy hiểm. Cơng an Thanh Hóa tập trung giáo dục, vận động tham gia “khoanh vùng đánh địch” giúp khám phá các một số tổ chức phản động như ở Nga Sơn, Thọ Xn (Thanh Hóa). Ở Lạng Sơn, chỉ tính riêng 6 tháng cuối năm 1962, có 974 lượt người trực tiếp báo cáo, 268 người gửi thư tố giác cho Công an về 674 hiện tượng nghi vấn giúp công an Lạng Sơn đưa đi cải tạo 18 đối tượng, xác lập 57 đối tượng sưu tra mới, xác lập 7 hiềm nghi, xây dựng thêm 3 cơ sở bí mật. Tại Hà Tĩnh, năm 1962, quần chúng phát hiện 854 trường hợp nghi vấn về chính trị, giúp Cơng an đưa đi tập trung cải tạo 43 đối tượng, cải tạo tại chỗ 718 đối tượng. Trong 5 năm, Công an Hồng Quảng tổ chức học tập cho 4.820 đối tượng trên địa bàn 54 xã, 40 khu phố, thị trấn; đưa đi tập trung cải tạo 122 đối tượng, kiểm điểm trước nhân dân 623 đối tượng. Tại Hội nghị Cơng an tồn quốc lần thứ 20, đồng chí Bộ trưởng Bộ Cơng an đánh giá: đã căn bản hồn thành cơng tác tập trung cải tạo, đã quét một số khá lớn những phần tử nguy hiểm cho an ninh xã hội, trừng trị mạnh mẽ những phần tử phản cách mạng hiện hành.
Tuy còn những tồn tại, hạn chế cần phải rút kinh nghiệm, nhưng đây là thắng lợi có vị trí quan trọng trong cơng tác phịng, chống phản cách mạng trong giai đoạn này của lực lượng Công an miền Bắc. Có thể nói, ta đã xóa bỏ căn bản cơ sở xã hội mà Mỹ, Diệm đã và đang tìm mọi cách để lợi dụng. Vì vậy, gián điệp, biệt kích được địch tung ra miền Bắc đã khơng cịn chỗ dựa để hoạt động, nhiều tên khơng có chỗ để ẩn náu nên đã bị bắt ngay khi xâm nhập. Khi Đảng, Nhà nước triển khai đồng bộ chương trình phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng hợp tác xã thương nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp; việc huy
động sức người, sức của cho tiền tuyến được mọi tầng lớp nhân dân hết lịng ủng hộ. An ninh chính trị miền Bắc được củng cố vững chắc.