CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 55 - 62)

1 Điều 4C Hiệp định Giơnevơ quy định: “Mỗi bên cam kết không trả thù hay phân biệt đối xử nào với những cá nhân hoặc tổ chức vì lý do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh và cam kết bảo đảm những quyền

2.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG

Qua âm mưu, hoạt động phá hoại của bọn phản cách mạng, đặc biệt là bọn gián điệp Mỹ và tay sai, càng chứng tỏ cuộc đấu tranh chống phản cách mạng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là một cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, phức tạp và lâu dài; không những biểu hiện trong cuộc đấu tranh chống âm mưu câu kết có tính quy luật giữa gián điệp đế quốc và bọn phản động trong nước, mà còn biểu hiện trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh chống phản cách mạng vừa mang tính chất đấu tranh giai cấp vừa mang tính chất đấu tranh dân tộc. Với nhận định đúng đắn đối tượng, đánh giá đúng âm mưu, phân tích đúng tính chất cuộc đấu tranh, với nguyên tắc, đường lối, phương châm, chính sách đúng đắn, sáng tạo, Đảng ta đã lãnh đạo cuộc đấu tranh một cách mạnh mẽ, vững chắc, toàn diện và đã làm thất bại về căn bản âm mưu, hoạt động phá hoại của kẻ địch.

Kết thúc ba năm cải tạo xã hội chủ nghĩa, tình hình kinh tế, xã hội miền Bắc có những biến đổi căn bản, đời sống nhân dân được cải thiện một bước, an ninh chính trị phát triển theo chiều hướng ổn định. Ngày 5-9-1960, Đảng ta tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III-Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hịa bình thống nhất nước nhà tại thủ đơ Hà Nội. Đại hội xác định nhiệm vụ của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay là:

tăng cường đoàn kết tồn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hịa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hịa bình ở Đơng-Nam Á và thế giới [31, tr.512].

Về công tác đấu tranh chống phản cách mạng trong giai đoạn mới, Nghị quyết Đại hội nêu rõ:

phải thực hành chuyên chính với bọn phản cách mạng, nghiêm trị những kẻ chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Phải kiện tồn cơ quan cơng an nhân dân; toà án nhân dân, cơ quan kiểm sát nhân dân, giáo dục nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng; động viên và tổ chức quần chúng tích cực tham gia giữ gìn trật tự trị an, đấu tranh nhằm trừng trị bọn phản cách mạng và cải tạo những phần tử lạc hậu [31, tr.933]. Để chủ động đập tan mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và tay sai, bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự xã hội miền Bắc, ngày 20-1-1962, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 39/NQ-TW về tăng cường đấu tranh chống các bọn phản cách mạng để phục vụ tốt công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh nhằm thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà. Nghị quyết đã xác định những vấn đề căn bản trong đấu tranh chống phản cách mạng trước mắt và lâu dài. Về nhiệm vụ trấn áp phản cách mạng, Nghị quyết nhấn mạnh:

cần phải mạnh bạo động viên toàn Đảng, toàn dân tiến hành trấn áp phản cách mạng một cách kiên quyết, chủ động, khẩn trương, tích cực hơn, kịp thời đập tan mọi âm mưu gây bạo động, phá hoại hoặc khiêu khích của kẻ địch, giữ vững trật tự, an ninh ở miền Bắc, bảo vệ nội bộ cho thật chặt chẽ, góp phần củng cố quốc phịng, tích cực bảo vệ cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và phục vụ đắc lực cho cơng cuộc đấu tranh nhằm thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà [31, tr.42].

với nguyên tắc cơ bản chung: tích cực bảo vệ mình, mới tránh được sơ hở, ngăn chặn khơng cho kẻ địch có điều kiện để phá hoại và mới dễ phát hiện và tiêu diệt được kẻ địch. Ngược lại có chủ động tiêu diệt địch, mới bảo vệ mình một cách chắc chắn.

Phương châm công tác là: “nâng cao cảnh giác, không để lọt một kẻ địch; đề phòng lệch lạc, khơng được làm oan một người ngay”. Chính sách căn bản trong trấn áp phản cách mạng là “trấn áp kết hợp với khoan hồng,

trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo”, cụ thể là nghiêm trị bọn chủ mưu, thủ ác; khoan hồng với những kẻ bị ép buộc, lầm đường và những kẻ hối cải; giảm tội hoặc miễn tội cho kẻ lập công, thưởng cho kẻ lập công lớn “phải nắm vững yêu cầu chủ yếu của việc thực hiện chính sách là đánh cho đúng, đánh cho vững, đánh cho mạnh”.

Về đối tượng trấn áp, Nghị quyết nêu rõ: kẻ nào hoặc tổ chức nào căm thù cách mạng, hoạt động phá hoại sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội hay hoạt động phá hoại chính quyền dân chủ nhân dân, hoạt động chống lại sự nghiệp đấu tranh nhằm hịa bình thống nhất nước nhà thì đều coi là phản cách mạng. Đường lối trấn áp phản cách mạng là Đảng lãnh đạo, dựa vào quần chúng, kết hợp tính tích cực của quần chúng với cơng tác nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn. Để thực hiện đúng đường lối đấu tranh chống phản cách mạng, phải tăng cường và phối hợp chặt chẽ các cơng cụ chun chính. Cần có kế hoạch và nguyên tắc phối hợp tốt các lực lượng cơng an, qn đội và dân qn du kích, đảm bảo ngăn chặn kịp thời và tiêu diệt nhanh chóng mọi cuộc bạo động gây rối trị an hoặc hành động khiêu khích của kẻ địch, bất kể xảy ra ở đâu và lúc nào. Phải tăng cường các cơng cụ chun chính: Cơng an, Kiểm sát, Tịa án và các ngành này phải phối hợp chặt chẽ để phát huy đầy đủ chức năng chuyên chính mạnh mẽ với kẻ địch. Trong khi tiến hành trừng trị những phần tử cách mạng và tập trung giáo dục cải tạo những phần tử nguy hiểm, cần đạt mục đích quét bọn phản cách mạng đầu sỏ và cốt cán, làm tê liệt hoạt động phá hoại của chúng. Việc trừng trị phải tiến hành kịp thời, đánh xẹp khí thế của bọn phản cách mạng và nâng cao khí thế cách mạng của quần chúng. Việc tập trung giáo dục cải tạo những phần tử nguy hiểm phải làm từng đợt, nhanh gọn và trước hết nhằm vào bọn nguy hiểm nhất. Nghị quyết là văn kiện mang tính lý luận và thực tiễn cao, chỉ đạo tồn Đảng, tồn qn, tồn dân, trong đó có lực lượng Cơng an nhân dân, đấu tranh chống phản cách mạng nhằm

phục vụ tốt công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, bọn phản cách mạng đã từng làm tay sai cho địch, gây nhiều tội ác với nhân dân, khơng phải đã hồn tồn khuất phục mà chúng vẫn tìm mọi cách chống đối chính quyền cách mạng một cách quyết liệt. Vì vậy, Đảng xác định muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và củng cố vững chắc an ninh trật tự ở miền Bắc, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam, thì phải trấn áp kịp thời mọi hoạt động chống đối của bọn phản cách mạng, đồng thời tiến hành giáo dục, cải tạo những phần tử trước đây làm tay sai cho địch. Một trong những biện pháp chuyên chính kiên quyết là phải tập trung giáo dục cải tạo những phần tử xét thấy nguy hại cho an ninh chính trị và trật tự xã hội. Trong tồn bộ cơng tác đấu tranh trấn áp phản cách mạng thời kỳ này, công tác tập trung giáo dục cải tạo là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp. Xét về yêu cầu đảm bảo an ninh xã hội, nhiều đối tượng cần phải được tập trung cải tạo, nhưng việc cụ thể hóa về tính chất, mức độ để xây dựng tiêu chuẩn xác thực rất phức tạp. Quy trình xét duyệt tập trung cải tạo phải dựa vào chính quyền, chính quyền cấp cơ sở giữ vai trị quan trọng trong khi trình độ nhận thức, giác ngộ chính trị của cán bộ cơ sở cịn nhiều hạn chế.

Ngày 20-6-1961, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 49/TVQH về việc tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội. Nghị quyết quy định đối tượng cần tập trung giáo dục cải tạo là: những phần tử phản cách mạng ngoan cố có hành động phương hại đến an ninh chung và những phần tử lưu manh chuyên nghiệp từ 18 tuổi trở lên, đã được giáo dục nhiều lần mà không chịu hối cải nhưng xét khơng cần đưa ra Tịa án nhân dân xử phạt. Tập trung giáo dục cải tạo thực hiện theo phương châm giáo dục chính trị kết hợp với cải tạo bằng lao động nhằm mục đích khuyến khích người được giáo dục cải tạo cố gắng lao động sản xuất, học tập nghề nghiệp, cải tạo tư tưởng để trở thành người lương thiện.

Ngày 9-8-1961, Thủ tướng Chính phủ ra Thơng tư 121/CP hướng dẫn cụ thể về việc tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại đến xã hội, cụ thể hóa đối tượng cần phải đưa đi tập trung giáo dục cải tạo bao gồm: Những phần tử gián điệp, mật thám nguy hiểm cũ; ngụy quân, ngụy quyền cũ; phỉ, biệt kích cũ có nhiều tội ác, đã được Chính phủ khoan hồng nhưng qua giáo dục nhiều lần vẫn ngoan cố khơng chịu cải tạo, vẫn có những hành động phương hại đến an ninh. Những phần tử cốt cán trong các tổ chức, đảng phái phản động cũ trước kia có nhiều tội ác đã được Chính phủ khoan hồng nhưng qua giáo dục nhiều lần vẫn ngoan cố không chịu hối cải vẫn có hành động phương hại đến an ninh chung. Những phần tử ngoan cố trong giai cấp bóc lột cũ, những phần tử phản cách mạng khác căm thù sâu sắc chế độ ta, ln có hành động chống đối. Những phần tử phản cách mạng nguy hiểm đã hết hạn tù nhưng không chịu cải tạo.

Ngày 6-12-1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 115/CT-TW nêu rõ: Đánh bại tư tưởng thù địch với cách mạng đang tồn tại trong các đối tượng cần phải tiếp tục cải tạo, làm cho họ không chống đối cách mạng, phục tùng và đi theo cách mạng, yên tâm lao động sản xuất, tham gia sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Công tác cải tạo vừa thể hiện tính cương quyết, triệt để của cuộc đấu tranh giai cấp, giải quyết tư tưởng đối kháng, xóa bỏ hành động phản cách mạng, là một bộ phận của cuộc đấu tranh chống phản cách mạng nhưng đồng thời cũng thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng và Chính phủ.

Phong trào bảo vệ trị an là một cuộc vận động chính trị vừa có tính chất đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường, vừa có tính chất đấu tranh dân tộc chống âm mưu phá hoại của đế quốc và bọn phản cách mạng, bảo vệ thành quả cách mạng. Ngay từ năm 1958, Trung ương Đảng đã phát động phong trào “Bảo vệ trị an” với nội dung ba phòng: phòng gian, phòng hỏa, phòng tai nạn. Phong trào nhanh chóng được nhân rộng trong các cơ quan đơn vị và phát triển khá phong phú, đa dạng tại các địa bàn dân cư.

Phong trào bảo vệ trị an là một cuộc vận động quần chúng rộng rãi, nhằm giáo dục quần chúng đảm đương lấy sự nghiệp bảo vệ thành quả cách mạng và bảo vệ an tồn cho đời sống hàng ngày. Đó là hình thức tốt nhất để phát huy tính tích cực của quần chúng trong cơng tác đấu tranh chống kẻ địch, để giữ gìn trật tự an ninh chung. Cần phải kết hợp với việc thực hiện các chính sách của Đảng và Chính phủ để đẩy mạnh phong trào bảo vệ trị an, đưa lên thành phong trào thường xuyên của quần chúng [31, tr.116].

Trung ương Đảng khẳng định: “Muốn trấn áp được kẻ địch thì trước hết các cơ quan Đảng, chính, quân, dân phải được trong sạch, vững mạnh, chặt chẽ” [31, tr.117].

Ngày 13-11-1961, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 32/CT- TW về việc đẩy mạnh phong trào “Bảo vệ trị an” nhằm đưa thành phong trào thường xuyên của quần chúng. Chỉ thị xác định yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp vận động quần chúng. Chỉ thị nêu rõ: cần nhận thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng của phong trào Bảo vệ trị an trong việc đề phòng, ngăn chặn hoạt động của bọn phản cách mạng, bọn tội phạm hình sự trong việc củng cố trật tự trị an, phục vụ tốt cho việc thực hiện các chính sách của Đảng, Chính phủ, bảo vệ đời sống hịa bình của nhân dân; cần tổ chức sơ kết phong trào ở địa phương, có kế hoạch lãnh đạo tồn diện để phát huy những thành tích đã đạt được, bổ sung những thiết sót cịn tồn tại. Cần rút kinh nghiệm về mặt lãnh đạo, định kỳ nghe phản ánh tình hình phong trào để có ý kiến lãnh đạo thường xuyên, chặt chẽ; chú ý gắn liền phong trào với phong trào sản xuất, hợp tác hóa, với việc thực hiện các chính sách của Đảng, Chính phủ; cần phát huy khí thế cách mạng của quần chúng, động viên được đơng đảo quần chúng tham gia phong trào, tích cực đấu tranh chống bọn phản cách mạng, nghiên cứu những hình thức thích hợp để củng cố và đẩy mạnh phong trào một cách thường xuyên, liên tục. Cần nghiên cứu kinh nghiệm của xã Yên

Phong (Ninh Bình) là một gương mẫu trong phong trào Bảo vệ trị an mà Đảng đồn Bộ Cơng an đã tiến hành kiểm tra, sơ kết, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm tốt, có kế hoạch phổ biến kinh nghiệm và phát động phong trào thi đua với Yên Phong.

Ngày 23-3-1962, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 40-CT/TW về việc mở cuộc vận động “bảo mật phòng gian” trong các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị vũ trang nhằm phát huy cao độ tính cảnh giác cách mạng, tinh thần trách nhiệm, tính tích cực của tồn thể cán bộ, cơng nhân, nhân viên, chiến sĩ trong việc bảo vệ nội bộ, bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước, tích cực đấu tranh chống các hoạt động phá hoại, phát hiện kẻ địch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh sản xuất, đồn kết nội bộ, thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước, dần làm cho cơ quan, xí nghiệp, đơn vị được thuần khiết và được bảo vệ một cách nghiêm ngặt. “Nâng cao thêm một bước tính cảnh giác cách mạng, lòng căm thù kẻ địch, tinh thần trách nhiệm và trình độ tư tưởng trong cuộc đấu tranh chống bọn phản cách mạng, bảo vệ nội bộ, bảo vệ sản xuất, bảo vệ cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hôi, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội” [32, tr.210]. Cuộc vận động được tiến hành ở các cơ quan, đảng, đoàn thể quần chúng và nhà nước từ cấp huyện trở lên; các xí nghiệp quốc doanh, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang thường trực và các trường đại học, chuyên nghiệp. Chỉ thị chỉ rõ: “Trong khi tiến hành cần phải nắm vững phương châm nguyên tắc sau đây: Phải quán triệt tinh thần kiên quyết, tích cực, thận trọng, vững chắc. Dựa vào quần chúng, kết hợp tính tích cực của quần chúng với cơng tác của các cơ quan chuyên môn. Đảng ủy lãnh đạo, thủ trưởng phụ trách, công an hướng dẫn nghiệp vụ”[32, tr.211].

Đảng đồn Bộ Cơng an có trách nhiệm giúp Ban Bí thư chỉ đạo cuộc vận động này. Phải thường xun theo dõi tình hình, góp ý kiến và giúp đỡ kinh nghiệm cho các cấp ủy, các ban, các đảng đoàn. Từng thời gian, Đảng đồn Bộ Cơng an phải tổng hợp tình

hình cuộc vận động, báo cáo lên Ban Bí thư; các cấp cơng an có trách nhiệm giúp các cấp ủy lãnh đạo công tác này trong phạm vi

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 55 - 62)