Đấu tranh chống gián điệp, biệt kích

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 76 - 82)

1 Nội dung phong trào Bảo vệ trị an:

3.3.3. Đấu tranh chống gián điệp, biệt kích

Từ khi thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành Cơng an đã liên tục đấu tranh chống các loại phản cách mạng, trong đó có các đối tượng gián điệp. Cuộc đấu tranh chống các loại gián điệp ln giữ vị trí quan trọng bậc nhất trong tồn bộ cơng tác cơng an. Khơng những vì cuộc đấu tranh này mang đầy đủ tính chất gay go, quyết liệt, gian khổ, phức tạp và lâu dài của cuộc đấu tranh giai cấp, mà cịn vì gián điệp là kẻ thù nguy hiểm nhất, lâu dài nhất.

Giai đoạn này vừa là giai đoạn mở đầu, vừa là giai đoạn cao trào chống gián điệp biệt kích Mỹ, ngụy tung ra miền Bắc. Đường lối chỉ đạo chung của Đảng trên mặt trận này là: phòng và chống với phương châm “giữ bên trong là chính, giữ dưới đất là chính”, “quét nhà đón khách”. Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 28-6-1961, Bộ Công an ra Chỉ thị số 75/VP-P4 về việc phịng và chống gián điệp biệt kích của Mỹ, diệm phá hoại miền Bắc. Chỉ thị nêu rõ một số vấn đề có tính ngun tắc và những u cầu đối với phương án đề phịng và chiến đấu khi gián điệp biệt kích xâm nhập như: muốn giành được chủ động cần phải nắm được tình hình, phải có chuẩn bị các chiến trường; phải kết hợp chặt chẽ cơng tác phịng và chống gián điệp biệt kích với các mặt cơng tác thường xuyên khác ở địa phương như công tác trấn áp thường xuyên những tên phản cách mạng, phá hoại hiện hành, công tác vận động quần chúng trấn áp phản cách mạng; tiến hành khai thác ngay những tên bị bắt…

Ngày 9-8-1961, Bộ Công an ra Chỉ thị số 414-VP/P4 về việc khẩn trương và tích cực truy xét những hiện tượng nghi hoạt động biệt kích của Mỹ-Diệm nhằm đẩy mạnh cơng tác phịng chống biệt kích có hiệu quả hơn. Chỉ thị nêu một số cơng tác như: cần phải có kế hoạch cụ thể xác minh từng hiện tượng hiềm nghi biệt kích để trong một thời gian ngắn có kết luận rõ ràng; các hiện tượng hiềm nghi biệt kích đã xảy ra cần phải làm báo cáo thống kê gửi về Bộ; từ nay trở đi, mỗi khi có hiện tượng nghi hoạt động biệt kích, các Khu, sở, Ty cần phải báo cáo ngay về Bộ và sau đó tiếp tục báo cáo kết quả việc xác minh để Bộ nắm vững tình hình và hướng dẫn cơng tác cho địa phương.

Trước yêu cầu khẩn trương, cấp bách của cuộc đấu tranh chống gián điệp, biệt kích, ngày 15-8-1961, Bộ Cơng an tổ chức Hội nghị về công tác phản gián lần thứ nhất. Hội nghị xác định công tác đấu tranh chống gián điệp giữ vị trí quan trọng bậc nhất trong cuộc đấu tranh chống phản cách mạng và nhiệm vụ đấu tranh chống gián điệp là của toàn Đảng, tồn dân mà lực lượng Cơng an được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ tham mưu giúp các cấp ủy

Đảng chỉ đạo công tác đấu tranh. Tất cả các cấp, các bộ phận nghiệp vụ trong ngành Công an đều phải làm công tác này tùy theo phạm vi chức trách. Để tiến hành công tác đấu tranh chống gián điệp một cách tồn diện, có hiệu quả, cần phải tiến hành trinh sát phản gián cùng với các biện pháp như quản lý hành chính cơng khai, vận động quần chúng tham gia đấu tranh chống gián điệp… và phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải thực hiện tốt đường lối quần chúng, tăng cường sự phối hợp giữa Công an với các ngành. Hội nghị đã đánh dấu bước phát triển quan trọng của lực lượng Công an trong đấu tranh chống gián điệp. Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo lực lượng Công an các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai các mặt cơng tác phịng, chống gián điệp biệt kích. Đặc biệt từ sau cuộc họp của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Đảng đồn Bộ Cơng an ngày 8-9-1961, những vấn đề cơ bản về đường lối, nguyên tắc, phương châm đấu tranh chống gián điệp biệt kích đã được hình thành.

Hội nghị Cơng an tồn quốc lần thứ 17 (1-1963) nhận định: Hiện tại, Mỹ-ngụy chưa có đủ điều kiện để tiến hành xâm lược bằng quân sự đối với miền Bắc nên chúng coi việc tung gián điệp biệt kích phá hoại miền Bắc là một biện pháp mang tính chiến lược nhằm sử dụng bọn này để câu kết với bọn phản động trong đạo Thiên chúa, trong dân tộc ít người, trong tề ngụy, phản động cũ để gây phỉ, hoạt động phá hoại lâu dài ở miền Bắc. Từ đó, nghị quyết hội nghị đã xác định nhiệm vụ của Công an là: “Đấu tranh kiên quyết và mạnh mẽ chống bọn gián điệp biệt kích và bọn phản cách mạng khác, bảo vệ tốt công cuộc xây dựng kinh tế và bảo vệ nội bộ”[39, tr.710].

Hội nghị chun đề về cơng tác phịng, chống gián điệp biệt kích Mỹ- ngụy của Bộ Cơng an ngày 27-2-1963 xác định rõ: cơng tác đấu tranh chống gián điệp biệt kích giữ vai trị đặc biệt quan trọng trong toàn bộ cuộc đấu tranh chống phản cách mạng của ngành Công an. Để giành được thế chủ động, Công an cần phát động quần chúng tích cực tham gia cơng tác phịng, chống gián điệp biệt kích, coi đây là nhiệm vụ chiến lược, đồng thời tiến hành

các biện pháp để quét sạch bọn phản cách mạng như tập trung giáo dục cải tạo những phần tử nguy hiểm, giáo dục cải tạo tề, ngụy, phỉ, phản động cũ nhằm xóa bỏ cơ sở xã hội, chỗ dựa chủ yếu của bọn gián điệp biệt kích. Hội nghị nêu rõ mối quan hệ chặt chẽ, nội dung cụ thể của cơng tác phịng và chống gián điệp và tập trung thảo luận việc xây dựng kế hoạch, phương án phịng, chống gián điệp biệt kích ở cơ sở, việc truy tìm bọn gián điệp biệt kích xâm nhập.

Tính riêng trong năm 1961, Cơng an miền Bắc đã bắt gọn 5 tốn gồm 22 tên gián điệp biệt kích của Mỹ, ngụy xâm phạm các tỉnh Quảng Bình, Hồng Quảng, Khu tự trị Tây Bắc; khám phá 14 vụ gián điệp ẩn nấp, bắt 29 tên, phát hiện và đấu tranh với 12 đối tượng làm gián điệp cho Pháp, 9 đối tượng là gián điệp các nước tư bản khác, 17 tên phản động lợi dụng đạo Thiên chúa hoạt động gián điệp cho nước ngồi. Năm 1962, các lực lượng cơng an miền Bắc phát hiện 8 trường hợp bọn gián điệp trà trộn trong số Việt kiều hồi hương, và một số tên gián điệp xâm nhập bằng các đường khác, từ đó có biện pháp ngăn chặn hoạt động thu thập tình báo, hạn chế những quan hệ mà chúng có thể lợi dụng để hoạt động gián điệp. Hơn 30 vụ gián điệp biệt kích được đưa ra xét xử cơng khai năm 1963 đã có tác dụng tuyên truyền rộng rãi trong nước cũng như quốc tế, tác động mạnh vào hàng ngũ kẻ thù làm cho chúng hoang mang lo sợ. Trong 5 năm, lực lượng Công an đã xác lập nhiều chuyên án gián điệp biệt kích (PY27, BK63, LH17, KS16, SM21, ĐT28, BQ61, TP28…). Chuyên án PY27 (tháng 6/1961- 12/1966) là chuyên án gián điệp biệt kích đường không đầu tiên của lực lượng Công an miền Bắc. Tuy chưa có kinh nghiệm khi chuẩn bị bãi đón bắt đối tượng, khi khám xét, phân loại tang vật của từng tên, chưa chuẩn bị chu đáo phương tiện thông tin liên lạc, nhưng trinh sát đã rất mưu trí đối phó thành cơng nhiều tình huống bất ngờ. Với chiến thuật “dùng địch đánh địch”, ban chuyên án đã khống chế và kiểm sốt đường liên lạc vơ tuyến điện của nhóm Caster với trung tâm chỉ huy ở miền Nam. Từ chuyên án, ta dụ địch tăng cường để bắt và tiêu diệt 55

tên, thu 140 kiện hàng, phá hủy 2 máy bay vận tải. Đây là thắng lợi đầu tiên của công an trong công tác đấu tranh chống gián điệp, biệt kích xâm nhập trong giai đoạn này, góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh chống gián điệp, biệt kích trong thời kỳ tiếp theo.

Cùng với Chuyên án PY27, ngày 6-8-1961, Công an Hồng Quảng xác lập Chuyên án BK63, sử dụng tên biệt kích có mật danh Ares-Hạ Long, xâm nhập bằng đường biển để đấu tranh với trung tâm địch theo chiến thuật “dùng người của địch, phương tiện của địch để đánh lại địch”. Trong quá trình đấu tranh, với chiến thuật “câu nhử”, “trị chơi nghiệp vụ”, thơng qua việc cung cấp tin tức, tài liệu tình báo, ta đã đánh lạc hướng địch, đưa hoạt động của chúng theo yêu cầu, kế hoạch, mục đích của ta và thu được nhiều tin tức về âm mưu, thủ đoạn hoạt động phá hoại của Mỹ, ngụy đối với miền Bắc, đặc biệt là đối với vùng mỏ Quảng Ninh cũng như phát hiện được một số thủ đoạn xâm nhập mới của bọn gián điệp, làm cơ sở để đề ra biện pháp đấu tranh phù hợp. Kết thúc chuyên án (1-1-1970), ta bắt được 2 toán gồm 16 tên ngụy trang là thủy thủ nước ngoài cùng với phương tiện, vũ khí, hàng tiếp tế. Đây là chuyên án đấu tranh chống gián điệp biệt kích xâm nhập bằng đường biển đầu tiên và được đánh giá thành công xuất sắc về mặt nghiệp vụ.

Tồn bộ các tốn biệt kích xâm nhập bằng đường khơng đều bị bắt và diệt. Kẻ địch không gây được một vụ phá hoại nào; số cơ sở cài cắm chúng dự định móc nối hoặc đã móc nối đều bị phát hiện. Hầu hết các tin tình báo chuyển về trung tâm là do ta soạn thảo. Trong 5 năm, ta bắt gọn 56 toán gián điệp, biệt kích xâm nhập bằng đường khơng, bắt và diệt 353 tên, phá hủy 2 máy bay C47, thu gần 100 tấn hàng hóa gồm vũ khí tối tân, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm có giá trị, phương tiện thơng tin liên lạc hiện đại, thuốc nổ cực mạnh. Đối với biệt kích xâm nhập bằng đường biển và biên giới, lực lượng Công an cùng Quân đội, nhân dân đã đánh đuổi 44 toán biệt hải cùng hàng trăm toán thậm thụt qua biên giới. Đối với gián điệp cài cắm, công an các địa

phương miền Bắc đấu tranh khám phá 43 chuyên án gián điệp thuộc các hệ loại (từ 1961-1962), 24 chuyên án gián điệp Mỹ xâm nhập bằng đường vượt biên, vượt tuyến, trà trộn trong các đoàn lâm thời, trong số con em miền Nam ra Bắc học tập, công tác (1963-1965). Đối với bọn gián điệp ẩn nấp, gián điệp con thoi, ta sử dụng biện pháp quần chúng, kiểm tra hành chính cơng khai, tuần tra canh gác vùng xung yếu để điều tra khám phá thành công một số vụ. Theo nguồn tin của quần chúng ở xã Nghi Diên (Nghi Lộc, Hà Tĩnh), Công an tỉnh Hà Tĩnh đã báo cáo Bộ Công an để bắt tên Võ Công Hồng đang trên đường tìm cách trở vào Nam báo cáo tình hình. Tên này di cư vào Nam từ năm 1954. Sau khi được ngụy tuyển chọn đào tạo thành gián điệp, sau 3 lần tìm cách vượt tuyến ra Bắc thất bại, lần thứ tư y đến được Vinh (Nghệ An) đưa thư của linh mục Nguyễn Viết Khai cho linh mục Nguyễn Xuân Lan ở xã Nghi Vạn (Nghi Lộc, Hà Tĩnh) để liên lạc, giúp tạo vỏ bọc hoạt động và móc nối cơ sở ở xã Nghi Diên.

Thắng lợi to lớn trong công tác đấu tranh chống gián điệp, biệt kích thời kỳ này có tính chất quyết định trên trận tuyến phịng chống gián điệp, biệt kích, góp phần đánh bại chiến dịch “chiến tranh bí mật” của Mỹ-ngụy, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội miền Bắc. Từ thực tế trên cho thấy, muốn đảm bảo thắng lợi của cuộc đấu tranh phải vừa tích cực đối phó với các hoạt động tung gián điệp, biệt kích vừa tăng cường đấu tranh trấn áp và cải tạo bọn phản cách mạng. Phải phát động sâu rộng phong trào quần chúng bảo vệ trị an, tham gia phịng chống gián điệp biệt kích, kết hợp chặt chẽ biện pháp quần chúng với các biện pháp nghiệp vụ của Ngành; phối hợp chặt chẽ các lực lượng Cơng an, Qn đội, dân qn du kích, mà lực lượng Cơng an là nịng cốt, để tạo nên sức mạnh tổng hợp, giành thế chủ động làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của địch. Đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của công tác đấu tranh chống gián điệp biệt kích trong các giai đoạn tiếp theo.

Thắng lợi trong đấu tranh chống gián điệp biệt kích trước hết là do Đảng đã chủ động hoạch định đường lối đấu tranh chống phản cách mạng đúng với tình hình chính trị, xã hội của nước ta. Đảng đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, tồn qn, tồn dân và tổ chức phịng đi đơi với chống; xóa bỏ cơ sở xã hội của địch với kiên quyết lập án đấu tranh; quần chúng nhân dân nhiệt tình ủng hộ; lực lượng Cơng an biết kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nghiệp vụ, nâng lên thành nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w