Đấu tranh chống âm mưu cài gián điệp và cơ sở phản động của đế quốc Mỹ-Pháp

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 40 - 42)

1 Điều 4C Hiệp định Giơnevơ quy định: “Mỗi bên cam kết không trả thù hay phân biệt đối xử nào với những cá nhân hoặc tổ chức vì lý do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh và cam kết bảo đảm những quyền

1.2.2.3. Đấu tranh chống âm mưu cài gián điệp và cơ sở phản động của đế quốc Mỹ-Pháp

của đế quốc Mỹ-Pháp

Trong công tác đấu tranh chống gián điệp thời kỳ này, lực lượng Công an nhân dân đạt được thành công lớn là đã khám phá căn bản các ổ nhóm gián điệp do Mỹ, Pháp, Anh, Nhật, Tàu Tưởng cài lại, khám phá hàng chục toán gián điệp cài cắm, xác lập và bóc gỡ triệt để các chuyên án M11, C30, H07, L550, KV58, TK90, TK04, TN25, KD27, VK21, DT11…; bắt 32 vụ ở Hải

Phòng với gần 100 tên, Hà Nội 57 tên, Hải Dương 18 tên, Hồng Quảng 12 tên, Nam Định 12 tên, Thái Bình 12 tên; khai quật hàng chục kho vũ khí chơn dấu (có kho chứa hàng trăm khẩu súng, hàng chục ngàn viên đạn, máy thơng tin…) tại Hải Phịng, Hà Nội, Sơn Tây, Hồng Quảng, làm thất bại hoàn toàn kế hoạch hậu chiến của địch. Công an phối hợp với các đồn thể và chính quyền địa phương đẩy đuổi 26 tên gián điệp người ngoại quốc khốc áo tu sĩ, đập tan âm mưu kích động giáo dân chống chính quyền, xố bỏ căn bản cơ sở xã hội bọn gián điệp có thể móc nối, ẩn náu. Trong các chuyên án công an khám phá, Chuyên án TN25 và C30 là hai vụ điển hình, ta giành thế chủ động, xây dựng kế hoạch buộc địch phải hoạt động theo ý đồ của ta và bộc lộ hoàn toàn lực lượng, ta phái cơ sở xâm nhập vào trung tâm chỉ huy của địch để nắm chắc âm mưu, ý đồ của chúng.

Chuyên án C30 là một trong những chun án điển hình của lực lượng Cơng an nhân dân thời kỳ này. Cùng với tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, Công an Hà Nội đã chủ động xây dựng cơ sở và điều trinh sát thâm nhập vào tổ chức Đại Việt với nhiệm vụ làm rõ mối quan hệ của số cầm đầu Đại Việt với cơ quan tình báo Pháp, Mỹ trong kế hoạch đánh ta sau chiến tranh. Trinh sát Đỗ Văn Kha (tức Sơn-T31) được điều đi sâu vào tổ chức Đại Việt nhằm lót ổ, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cuộc đấu trí lâu dài với cơ quan tình báo Mỹ. Nhờ có những báo cáo kịp thời của T31 mà ta nắm được một nguồn tin vơ cùng quan trọng, đó là tin Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã tuyển một số tên phản động, là những tên cốt cán người Hà Nội, Hải Phòng trong tổ chức Đại Việt và Việt Nam quốc dân đảng, đưa đi đào tạo, huấn luyện ở Guam rồi lợi dụng thời hạn tập kết 300 ngày để tung trở về Việt Nam hoạt động gián điệp. Đây là một cơ sở quan trọng để ta tiến hành điều tra, xác minh các đối tượng liên quan một cách đúng hướng và có kết quả. Trinh sát T31 được chỉ đạo xây dựng một số hộp thư an tồn, móc nối với một số người để khi bọn gián điệp được đánh trở lại sẽ dụ chúng sử dụng. Sau một thời gian

thu thập chứng cứ, tài liệu, Bộ Công an quyết định xác lập chuyên án để thống nhất chỉ đạo (chuyên án mang bí số C30) vào ngày 06/6/1955 do đồng chí Ngơ Ngọc Du-Giám đốc Vụ Bảo vệ chính trị làm Trưởng ban chuyên án. Ban chuyên án đã vạch rõ kế hoạch đấu tranh, mục đích, phương châm và từng bước đi của vụ án với chủ trương là đi sâu nghiên cứu để nắm bằng được phương thức, âm mưu hoạt động, tổ chức của mạng lưới gián điệp Mỹ cài lại với yêu cầu là phát hiện đầu mối, chống trốn và giám sát chặt chẽ các ổ vũ khí. Do có hệ thống đặc tình, cơ sở tiếp cận nên ta nắm chắc mọi di biến động cũng như diễn biến tư tưởng của từng đối tượng trong chuyên án. Trên cơ sở nắm chắc âm mưu, hoạt động của tổ chức này, Công an chủ động vơ hiệu hố một số kế hoạch phá hoại hoặc kích động người vượt tuyến vào Nam. Với sự tập trung cao về lực lượng, phương tiện, biện pháp đấu tranh, trong một thời gian ngắn, lực lượng Cơng an Hà Nội, Hải Phịng, Nam Định đã làm rõ gần 100 quan hệ, quản lý mọi di biến động của chúng, phát hiện nhiều địa điểm chơn giấu vũ khí (như 80 chợ Đuổi, 33 Trần Phú-Hà Nội, 14 phố Ga-Hải Phòng).

Ngày 11-12-1958, Bộ Công an quyết định phá án. Công an ba tỉnh đồng loạt ra quân bắt những tên cầm đầu cùng đồng bọn, thu tồn bộ tài liệu, vũ khí, điện đài và các phương tiện hoạt động của tổ chức gián điệp này. Ngày 4-4-1959, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tồ xét xử cơng khai. Tên Trần Minh Châu bị kết án tử hình, các tên khác lĩnh án tù có thời hạn đến chung thân. Sau đó, cơng an mở rộng tun truyền giáo dục nhân dân cảnh giác với âm mưu và thủ đoạn hoạt động của địch hòng phá hoại cách mạng nước ta. Với thắng lợi này, lần đầu tiên đọ sức với tình báo Mỹ, lực lượng Công an đã triển khai thắng lợi chiến dịch phản gián trên địa bàn rộng, dài ngày và nhiều đối tượng, đánh bại cơ quan tình báo Mỹ, góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình, phục hồi kinh tế, xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn của miền Nam.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 40 - 42)