LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN ĐẨY MẠNH ĐẤU TRANH CHỐNG PHẢN CÁCH MẠNG BẢO VỆ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 62 - 65)

1 Điều 4C Hiệp định Giơnevơ quy định: “Mỗi bên cam kết không trả thù hay phân biệt đối xử nào với những cá nhân hoặc tổ chức vì lý do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh và cam kết bảo đảm những quyền

2.3.LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN ĐẨY MẠNH ĐẤU TRANH CHỐNG PHẢN CÁCH MẠNG BẢO VỆ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA

CHỐNG PHẢN CÁCH MẠNG BẢO VỆ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC (1961-1965)

Tại Đại hội đại biểu tồn quốc của Đảng lần thứ III, đồng chí Bộ trưởng Bộ Cơng an Trần Quốc Hồn trình bày bản tham luận “Tăng cường công tác đấu tranh chống phản cách mạng”. Đồng chí Trần Quốc Hồn đã đúc

rút kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh, là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, phức tạp, lâu dài. Để bảo đảm cho cuộc đấu tranh đạt kết quả tốt, lực lượng công an phải quán triệt đường lối công tác “Đảng lãnh đạo, dựa vào quần chúng nhân dân”, thấu suốt quan điểm “kiên quyết và thận trọng”, nắm vững phương châm “nâng cao cảnh giác, khơng để lọt một kẻ địch, đề phịng lệch lạc, khơng để oan một người ngay”, nghiêm chỉnh thực hiện chính sách “trấn áp kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp giáo dục” và phải đi đúng đường lối quần chúng, phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo cho công tác đấu tranh chống phản cách mạng đúng đối tượng, theo đúng đường lối, chính sách. Phát huy vai trị của quần chúng và của các cơ quan chuyên mơn như Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án. Đồng chí Trần Quốc Hồn nhấn mạnh: Chúng ta cần nâng cao hơn nữa tinh thần cảnh giác của cán bộ và nhân dân, đẩy mạnh phong trào bảo vệ trị an, tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước, bảo vệ biên giới chặt chẽ, vận động quần chúng đấu tranh chống hoạt động phá hoại của bọn phản cách mạng.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III của Đảng và bản tham luận của đồng chí Trần Quốc Hồn đã xác định nhiệm vụ và những vấn đề cơ bản nhất về đường lối, phương châm, nguyên tắc, đối sách của công tác đấu tranh chống phản cách mạng trong bối cảnh đất nước ta đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng, lực lượng Cơng an nhân dân cả nước nói chung, cơng an miền Bắc nói riêng ra sức rèn luyện, củng cố tổ chức theo kịp yêu cầu nhiệm vụ; tăng cường cơng tác điều tra trinh sát nắm tình hình hoạt động của bọn phản cách mạng một cách sâu sắc, có hệ thống, dựa trên cơ sở động viên và phát huy tính tích cực của quần chúng; kiên quyết, khẩn trương, tích cực, chủ động trấn áp các phần tử phản cách mạng và các cơ sở xã hội mà kẻ địch dễ dàng lợi dụng, bảo vệ tốt nội bộ, giữ gìn trật tự an ninh chung nhằm phục vụ

công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và công cuộc củng cố quốc phòng, thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng và Nghị quyết số 39, Nghị quyết số 40 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, công tác đấu tranh chống phản cách mạng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Nhờ có nguyên tắc, đường lối, phương châm, chính sách hồn chỉnh về đấu tranh chống phản cách mạng của Đảng soi sáng mà công tác đấu tranh chống phản cách mạng đã hình thành một trận tuyến vững chắc, với ý thức cảnh giác thường xuyên và tinh thần liên tục tấn công địch.

Ngày 14-12-1960, Bộ trưởng Bộ Công an ra Chỉ thị số 69/VP-P4 về chuẩn bị sẵn sàng mọi mặt để đối phó với âm mưu gây chiến của Mỹ, Diệm. Chỉ thị xác định: Để sẵn sàng đối phó với mọi tình hình bất trắc do Mỹ, Diệm có thể gây ra, ngay từ bây giờ chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng đối phó khi có đột xuất xảy ra và phải tiến hành ngay các công tác một cách khẩn trương, ráo riết. Phải nắm vững tình hình và động thái của địch để kịp thời ngăn chặn và kiên quyết đập tan mọi âm mưu, hành động quấy rối, phá hoại của chúng. Ngày 21-12-1960, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Chỉ thị số 1476/VP-P4 “Sẵn sàng đề phịng và đối phó với âm mưu khiêu khích của Mỹ, Diệm”. Hai chỉ thị trên của Bộ trưởng Bộ Công an được gọi là Kế hoạch 69. Đây là một kế hoạch mang tính tồn diện, bao gồm nhiều mặt cơng tác và liên quan đến nhiều ngành. Kế hoạch 69 quy định phân loại đối tượng hiềm nghi, đối tượng hoạt động chống phá hiện hành thành 3 loại: nguy hiểm, tương đối nguy hiểm, ít nguy hiểm và cách thức xử lý với từng loại đối tượng khi có chiến sự xảy ra. Một trong 6 mặt công tác chủ yếu của Kế hoạch 69 là kịp thời nắm vững động thái của địch, chú ý các đối tượng trong chuyên án, các loại phản cách mạng nội địa, biên phòng, giới tuyến, miền núi và đồng bằng; tăng cường cơng tác đặc tình phái khiển. Với Kế hoạch 69, Bộ Công an bước đầu

xác định địa bàn, hệ loại đối tượng cần tập trung mũi nhọn trấn áp; phương pháp huy động lực lượng, biện pháp tổ chức thực hiện, chế độ thông tin báo cáo đối với từng địa bàn cho phép triển khai các mặt cơng tác phịng và chống phản cách mạng một cách chủ động, tích cực, có hiệu quả. Đây chính là bộ phận căn bản nhất hoàn chỉnh hệ thống lý luận về công tác đấu tranh chống phản cách mạng. Qua thực tiễn công tác và chiến đấu, Kế hoạch được bổ sung, hoàn chỉnh dần. Triển khai Kế hoạch 69, các cấp công an khẩn trương thực hiện các mặt công tác nhằm tiến công mạnh mẽ vào bọn phản cách mạng bao gồm bọn gián điệp đế quốc (nhất là gián điệp Mỹ và tay sai), bọn phản động lợi dụng tôn giáo, bọn phản động trong dân tộc ít người ở miền núi, bọn phản động trong tề ngụy, các đảng phái phản động.

Nghị quyết số 39 và Nghị quyết số 40 của Bộ Chính trị ln là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trấn áp phản cách mạng của lực lượng Công an nhân dân trong suốt thời kỳ lịch sử này. Nhiệm vụ chung của tồn ngành Cơng an các năm 1961-1964 là: “Ra sức phấn đấu thực hiện tốt Nghị quyết số 39 và 40 của Bộ Chính trị về cơng tác trấn áp phản cách mạng” [39, tr.574], “ra sức phấn đấu tiếp tục hoàn thành thật tốt những yêu cầu đã nêu trong Nghị quyết số 39, số 40 của Bộ Chính trị” [39, tr.678]. Hội nghị Cơng an toàn quốc lần thứ 16 nêu rõ nhiệm vụ “Kiên quyết, chủ động, khẩn trương, tích cực trấn áp bọn phản cách mạng, ngăn chặn mọi âm mưu phá hoại, gây bạo loạn hoặc gây khiêu khích của địch, giữ vững trật tự an ninh, nhất là ở những địa bàn xung yếu, để bảo vệ tốt công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc” [39, tr.492].

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 62 - 65)