1 Điều 4C Hiệp định Giơnevơ quy định: “Mỗi bên cam kết không trả thù hay phân biệt đối xử nào với những cá nhân hoặc tổ chức vì lý do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh và cam kết bảo đảm những quyền
2.3.2. Phong trào bảo vệ trị an, bảo mật phòng gian
Thấy rõ vai trò của quần chúng hết sức quan trọng trong chiến lược phòng chống tội phạm, ngày 9-2-1961, Bộ Công an ban hành Chỉ thị số 225/V10-P4 hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh cuộc vận động quần chúng bảo vệ trị an. Chỉ thị nhấn mạnh: Trong năm 1961, các địa phương phải cố gắng phát triển phong trào Bảo vệ trị an nhằm các yêu cầu: tích cực tham gia cải tạo tề, ngụy, những phần tử đang bị quản chế; phát hiện, tố giác, đấu tranh với những phần từ phản tuyên truyền, những phần tử hiềm nghi có khả năng gây án; thực hiện nghiêm chỉnh các quy ước trật tự trị an ở nơng thơn, thành thị.
Trong khí thế thi đua sôi nổi của các địa phương với Yên Phong (Ninh Bình) trong phong trào Bảo vệ trị an, ngày 16-11-1961, Bộ Công an ra Chỉ thị số 1913-VP/P4 về việc đẩy mạnh thi đua bảo vệ trị an tiến kịp và tiến vượt Yên Phong
nhằm nâng cao nhiệt tình và khí thế cách mạng của quần chúng, động viên quần chúng phát huy mạnh mẽ khả năng và tính tích cực của mình trong việc đấu tranh chống bọn phản cách mạng và các bọn tội phạm khác trong công tác cải tạo, trong cơng tác giữ gìn an ninh nói chung để tăng cường củng cố trật tự trị an ở miền Bắc, bảo vệ tốt cách mạng xã hội chủ nghĩa [38, tr.221].
Về tổ chức, lãnh đạo thi đua cần chú ý: phải chú trọng công tác giáo dục và động viên tinh thần thi đua sôi nổi, bền bỉ, liên tục; chú trọng nội dung phong trào; coi trọng chỉ đạo thí điểm và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; cần củng cố bộ phận chỉ đạo phong trào thi đua ở các cấp thật tốt.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào Bảo vệ trị an trong 6 tháng cuối năm 1962, ngày 21-6-1962, Bộ Công an ra Chỉ thị số 12-P4, nêu những tồn tại, thiếu sót của phong trào Bảo vệ trị an trong thời gian qua-nguyên nhân và
biện pháp khắc phục. Ngày 6-8-1962, Bộ Công an tiếp tục ra Chỉ thị số 581/P4 bổ cứu về việc tăng cường đẩy mạnh phong trào bảo vệ trị an, nhấn mạnh một số vấn đề: cần hết sức chú ý nâng cao phong trào bảo vệ trị an ở vùng ven biển, biên giới; phải đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua với Yên Phong; tăng cường củng cố tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công an xã và bảo vệ dân phố.
Các chỉ thị về đẩy mạnh phong trào Bảo vệ trị an của Đảng, của Bộ Công an ra đời vào thời điểm ta đang đẩy mạnh công tác giáo dục cải tạo, cũng là thời kỳ Mỹ ráo riết tung gián điệp, biệt kích ra miền Bắc, nên điều kiện triển khai thuận lợi, nội dung sát hợp với từng địa bàn. Trinh sát bảo vệ chính trị phối hợp giữa hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ sở khi sốt xét đối tượng cải tạo, tổ chức phịng chống gián điệp với việc xây dựng nội dung phong trào. Do đó, phong trào quần chúng Bảo vệ trị an đã được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng nhanh chóng. Tại các tỉnh miền núi, các tỉnh duyên hải, với lực lượng nịng cốt là lực lượng Cơng an, phong trào đã phát triển rất mạnh. Nhiều địa phương đã xuất hiện những mơ hình về vận động quần chúng tham gia bảo vệ trị an kết hợp với tăng gia lao động sản xuất, bài trừ mê tín. Đối với các xã ven biển, Công an vũ trang phối hợp chặt chẽ với trinh sát bảo vệ chính trị phổ biến kinh nghiệm phát hiện kẻ gian, biện pháp đối phó trong những tình huống khác nhau. Tổ chức tập dượt phương án tuần tra, truy lùng biệt kích đối với từng địa bàn cụ thể, trong những điều kiện thời tiết cụ thể.
Do có sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ của cấp ủy và chính quyền, nên quần chúng tích cực tham gia cơng tác bảo vệ, xây dựng bản làng, khu phố, làm cho kẻ địch khơng có điều kiện để hoạt động. Phong trào đã động viên được đơng đảo quần chúng tham gia cơng tác phịng chống gián điệp, biệt kích, đấu tranh chống phản cách mạng. Ở nhiều địa phương, quần chúng đã phát hiện, truy lùng, tóm gọn nhiều tốn gián điệp biệt kích; đấu tranh, trấn áp kịp thời các luận điệu phản tuyên truyền và hoạt động phá hoại của bọn phản
động lợi dụng đạo Thiên chúa; phát hiện các nhóm tổ chức phản động, cải tạo tốt những phần tử cần cải tạo… Bên cạnh phòng ngừa tội phạm, quần chúng đã cung cấp nhiều tin có giá trị cho cơng an. Cơng an Ninh Bình phát hiện tổ chức phản động “Tân dân chủ đảng” từ nguồn tin của quần chúng cung cấp về quan hệ khơng bình thường của hai tên cầm đầu Nguyễn Văn Viễn, Trần Văn Liên. Đêm 27-5-1961, nhân dân bản Hỳ (Châu Phiềng Ban, Nghĩa Lộ) nghe thấy tiếng máy bay lạ đã nổi kẻng báo động, phát hiện tốn biệt kích nhảy dù xuống điểm cao 828 và lập tức đốt đuốc truy lùng, bắt gọn 2 tên đồng thời báo tin cho Khu ủy và Công an. Do vây bắt kịp thời nên không những truy bắt nhanh, gọn cả tốn mà cịn tạo điều kiện để Bộ Cơng an lập chuyên án gián điệp, biệt kích nhảy dù đầu tiên xâm nhập bằng đường khơng. Từ nguồn tin của quần chúng kết hợp với khai thác hồ sơ địch, Công an Hà Nội đã khám phá tổ chức gián điệp cài lại do Nguyễn Phú Thọ cầm đầu. Công an các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình…nhờ củng cố phong trào Bảo vệ trị an kết hợp với công tác cải tạo, nên quần chúng từ chỗ bị bọn phản động tuyên truyền mê hoặc đã công khai vạch mặt bọn phản động, chống lại hoạt động phá hoại của chúng. Tình hình an ninh xã hội, đời sống kinh tế trước năm 1960 ở các xã tập trung nhiều giáo dân như Tô Hiệu, Kim Tân, Kim Mỹ, Văn Hải, Thanh Giản (Kim Sơn, Ninh Bình) yếu kém, nhưng từ năm 1962, quần chúng được giác ngộ đã hăng hái lao động sản xuất từng bước nâng cao mức sống. Đồng thời còn tố giác hoạt động của bọn phản cách mạng giúp Công an bắt 33 tên, điều chuyển 5 đối tượng, giáo dục và cảnh cáo hàng trăm đối tượng.
Phong trào quần chúng Bảo vệ trị an được củng cố, phát triển, nội dung thiết thực với từng địa bàn nên đã huy động được sức mạnh quần chúng, trở thành chỗ dựa tin cậy trong cơng tác phịng chống phản cách mạng, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cơng tác giáo dục cải tạo những đối tượng nguy hiểm cho an ninh xã hội, cơng tác phịng chống gián điệp, biệt kích và củng cố vững chắc chính quyền cơ sở.
Nội dung của phong trào Bảo vệ trị an, qua kinh nghiệm thực tiễn của cuộc vận động, đã được bổ sung, hoàn chỉnh và toàn diện hơn. Nội dung của phong trào Bảo vệ trị an1 chính là sự đúc kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã gắn liền phong trào với cuộc đấu tranh chống phản cách mạng bảo vệ thành quả cách mạng. Đó cũng là q trình chuyển biến nhận thức, là q trình nâng dần các mặt cơng tác đấu tranh, làm cho cuộc đấu tranh chống phản cách mạng khơng cịn bó hẹp trong phạm vi nhiệm vụ, chức trách của các cơ quan chuyên chính. Phong trào là kết quả tổng kết quá trình đấu tranh chống phản cách mạng trước đây, đúc kết những kinh nghiệm thành công và thất bại trong cuộc đấu tranh, là kết quả của một quá trình nghiên cứu sâu sắc tình hình chính trị ở nước ta, là kết quả của sự tổng hợp kinh nghiệm đấu tranh vô cùng phong phú của hàng triệu quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng, là sự phản ánh sâu sắc và có hệ thống một trong những nhiệm vụ lịch sử của Đảng là tuyên tuyền, vận động, giáo dục, tổ chức quần chúng đấu tranh chống phản cách mạng để bảo vệ thành quả cách mạng. Tác dụng của phong trào Bảo vệ trị an là vơ cùng to lớn, có ý nghĩa chiến lược trong công tác đấu tranh chống phản cách mạng, giữ gìn an ninh trật tự đúng như nhận định của Đảng:
Hiện nay hình thức thích hợp nhất và phổ biến nhất ở khắp nơi là tiến hành tuyên truyền giáo dục sâu rộng về tinh thần yêu nước và ý thức cảnh giác cách mạng để phát huy khí thế cách mạng của quần chúng; động viên quần chúng tích cực tham gia cơng tác đấu tranh