Đấu tranh chống phản cách mạng trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 47 - 49)

1 Điều 4C Hiệp định Giơnevơ quy định: “Mỗi bên cam kết không trả thù hay phân biệt đối xử nào với những cá nhân hoặc tổ chức vì lý do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh và cam kết bảo đảm những quyền

1.2.2.5. Đấu tranh chống phản cách mạng trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng

vực văn hóa tư tưởng

Lịch sử đấu tranh giai cấp trong nước và trên thế giới đã chứng minh: thường trong thời kỳ chuyển biến giai đoạn cách mạng, khi cuộc đấu tranh giai cấp càng trở nên gay go, quyết liệt thì những thế lực phản cách mạng thường tìm chỗ yếu, sơ hở của ta trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật để tấn

công về mặt tư tưởng. Đối tượng chủ yếu là những phần tử phản động trong giai cấp tư sản và những trí thức văn nghệ sĩ cịn mang nặng tư tưởng tư sản phản động. Ở miền Bắc nước ta, hoạt động của chúng nghiêm trọng nhất là thời kỳ Đảng ta tiến hành công tác sửa sai sau cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Nổi lên là hoạt động của giai cấp tư sản và một số phần tử phản động trong nhóm Nhân văn-Giai phẩm lợi dụng hình thức văn học, nghệ thuật để lũng đoạn về mặt tư tưởng, phá hoại về mặt chính trị; âm mưu cấu kết với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai miền Nam, kích động quần chúng lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân. Lợi dụng trong lúc Đảng có chủ trương mở rộng phê bình, tự phê bình, chống tệ sùng bái cá nhân để cho xuất bản một số ấn phẩm với nội dung xuyên tạc sự thật, đả kích chế độ với luận điệu miền Bắc khơng có tự do, nhất là tự do báo chí, tự do xuất bản, xuyên tạc đời sống của nhân dân miền Bắc, đả kích chính sách thu mua, quản lý thị trường, đả kích sự lãnh đạo của Đảng, phê phán sự lãnh đạo của Đảng là nguyên nhân phát sinh những khó khăn, phức tạp, thiếu thốn để gây hoài nghi giữa Đảng và quần chúng.

Hoạt động của Nhân văn-Giai phẩm ngày một ảnh hưởng xấu về tư tưởng đối với hàng ngũ cán bộ, viên chức Nhà nước, tác động tiêu cực đến quá trình cải tạo xã hội. Lãnh đạo Bộ Công an đã trực tiếp báo cáo Trung ương Đảng và đề xuất đối sách giải quyết dứt điểm. Chủ trương của ta là: vừa tiến hành điều tra, nghiêm trị kẻ cầm đầu, làm tay sai cho đế quốc; vừa thuyết phục, giáo dục số bị kích động, làm chuyển đổi nhận thức của họ, thông qua cơ quan, đoàn thể giáo dục và quản lý chặt chẽ số đối tượng này. Do có đường lối xử lý đúng đắn nên cuộc đấu tranh với Nhân văn-Giai phẩm nhanh chóng thành phong trào giáo dục tư tưởng, kiểm thảo trong nội bộ nhiều cơ quan, đoàn thể. Thực chất đây là cuộc đấu tranh bảo vệ đường lối của Đảng, bảo vệ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong bước phát triển của cách mạng nước ta theo con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội. Ngày 20-6-1958, Ban Bí thư trung ương Đảng ra nghị quyết về việc xử lý những người phạm sai lầm trong vụ

Nhân văn-Giai phẩm nhằm mục đích kiên trì giáo dục, tranh thủ cải tạo để họ có thể trở thành những người tốt góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà. Lực lượng công an đã khéo léo kết hợp giữa nghiệp vụ điều tra với sử dụng áp lực chính trị của các cơ quan, đồn thể và quần chúng; vừa nghiêm trị bọn cầm đầu, tay sai của các đảng phái, vừa giáo dục, cải tạo tư tưởng cho một số bộ phận cán bộ, đảng viên bị nhiễm tư tưởng tư sản làm cản trở tiến trình cải tạo xã hội. Ngày 19-1-1960, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tịa xét xử cơng khai những người cầm đầu: Nguyễn Hữu Đang-15 năm tù giam, Lê Thị Yến tức Thụy An và Trần Thiếu Bảo tức Minh Đức-10 năm tù giam, Phan Tại-6 năm. Số người còn lại tùy theo lỗi bị xử phạt tập trung cải tạo hay bị xử lý kỷ luật nội bộ. Vụ án được khám phá kịp thời và đấu tranh thắng lợi đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; ổn định sự đồn kết trong giới trí thức văn nghệ sĩ, góp phần vào cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Từ thực tiễn đấu tranh chống phản cách mạng trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, cán bộ chiến sĩ công an nhận thức được: thực chất tư tưởng của những phần tử phản động trong giai cấp tư sản là tư tưởng phục hồi chế độ tư bản, chống lại và hạ thấp nguyên tắc tính Đảng trên lĩnh vực văn học nghệ thuật. Đây là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt trong thời kỳ khơi phục kinh tế, phát triển văn hóa vừa mang tính chất giai cấp, vừa mang tính chất địch ta, tác hại gây ra vô cùng nguy hiểm. Muốn đấu tranh có kết quả phải vừa giáo dục quần chúng, vạch rõ âm mưu thủ đoạn của địch, vừa phải kịp thời ngăn chặn các hoạt động phá hoại, kiên quyết trấn áp những tên nguy hiểm; hết sức chú ý mối liên hệ giữa chúng với đế quốc.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w