Hoạt động chống phá của phản động trong nước

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 52 - 55)

1 Điều 4C Hiệp định Giơnevơ quy định: “Mỗi bên cam kết không trả thù hay phân biệt đối xử nào với những cá nhân hoặc tổ chức vì lý do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh và cam kết bảo đảm những quyền

2.1.2. Hoạt động chống phá của phản động trong nước

Trong số phản động lợi dụng tôn giáo ở miền Bắc (trong đạo Thiên chúa, đạo Phật, đạo Tin Lành…), phản động lợi dụng đạo Thiên chúa là đối tượng nguy hiểm nhất, đúng như nhận định của Trung ương Đảng: Ngoài bọn gián điệp của Mỹ-Diệm và của các nước đế quốc tư bản khác, cịn có những lực lượng phản cách mạng khác ở miền Bắc. Trong số này phải đặc biệt chú ý bọn phản động lợi dụng đạo Thiên chúa bởi vì khơng những chúng có kinh nghiệm chống phá cách mạng, có hệ thống giáo hội từ trên xuống, có quan hệ mật thiết với Tòa thánh La-mã và bọn đế quốc, mà cịn vì chúng lợi dụng được tín ngưỡng của giáo dân để mê hoặc và thúc đẩy giáo dân có hành động chống đối chính quyền cách mạng, khơng chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ. Mặc dù ta đã có nhiều biện pháp đấu tranh nhưng chưa có nhiều tác dụng thực tế nhằm chuyển biến ý thức chống đối của chúng. Thủ đoạn hoạt động của chúng vẫn là tránh va chạm với chính quyền và tập trung vào các mặt: củng cố lực lượng, điều chuyển những linh mục chống đối về địa bàn xung yếu, mở rộng quyền hạn cho tổng giám mục; phát triển, củng cố các tổ chức quần chúng để tập hợp lực lượng, củng cố lòng tin của giáo dân đối với Chúa, chú trọng vào tầng lớp thanh thiếu niên; tìm mọi cách phản tuyên truyền chống phá các chính sách lớn của Đảng như dân cơng,

nghĩa vụ qn sự, hợp tác hóa, bầu cử hội đồng nhân dân… Chúng cịn tìm cách tấn cơng vào tổ chức cơ sở của ta, lôi kéo đảng viên nhận các chức vị trong đạo; lợi dụng sự bất đồng trong phong trào cộng sản quốc tế để đề cao giáo hội; liên lạc với bọn gián điệp Mỹ và tay sai, tìm cách giúp đỡ gián điệp, biệt kích được tung ra miền Bắc; quan hệ bí mật với một số tổ chức nhen nhóm phản động, kích động bọn này tập hợp tổ chức lực lượng.

Ngoài ra, bọn phản động trong các dân tộc ít người ở miền núi, chủ yếu trong dân tộc Mèo, Thái cũng hoạt động một cách tích cực chống lại cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Thủ đoạn hoạt động phổ biến của chúng là từ chỗ phản tuyên truyền gây hoang mang trong quần chúng, tiến lên lôi kéo quần chúng vũ trang bạo động; lợi dụng tâm lý muốn có lãnh tụ người dân tộc mình, đưa ra hình thức lơi kéo quần chúng như tổ chức học chữ Mèo, xưng vua, đón vua để tập hợp quần chúng, tiến tới gây phỉ; tìm cách liên lạc với đế quốc xin giúp đỡ vũ khí để gây bạo loạn. Bọn gián điệp Mỹ, tay sai ở miền Nam rất chú trọng tìm cách dựa vào bọn này để tập hợp lực lượng, xây dựng căn cứ vũ trang để hoạt động phá hoại.

Hoạt động chống đối của bọn phản động trong tầng lớp tề, ngụy, đảng phái phản động cũ có phần tăng mạnh. Những tên trước đây tỏ ra lừng chừng nhưng khi đế quốc Mỹ, tay sai ở miền Nam tích cực kích động, tiếp sức thì tỏ rõ thái độ, hành động chống đối rõ rệt; khi đế qc Mỹ khiêu khích miền Bắc, chúng cho rằng thời cơ đã đến nên ráo riết hoạt động chống phá cách mạng. Hoạt động của bọn này là phản tuyên truyền, gây tâm lý chiến tranh theo luận điệu của các đài địch; chống phá chủ trương, chính sách của Đảng; kích động những người lạc hậu, bất mãn chống chính quyền địa phương. Việt Nam quốc dân đảng, Đại Việt quốc dân đảng cũ trước kia bị trấn áp phải nằm im, khi một số tên cầm đầu cũ lên nắm cương vị quan trọng trong chính quyền Sài Gịn, cho rằng thời cơ đã đến nên cũng trỗi dậy chống phá cách mạng.

Bọn phản động trong giai cấp bóc lột cũ (địa chủ, tư sản) tuy số lượng không đông nhưng vẫn nuôi ý thức căm thù cách mạng sâu sắc, câu kết với

đảng phái phản động, tề ngụy cũ, tập hợp thành nhen nhóm phản động và trở thành cốt cán đắc lực của những tổ chức này.

Các tổ chức phản động mọc ra ngày càng nhiều hơn (tăng gấp 5 lần) so với thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa. Bọn cầm đầu, cốt cán hầu hết là tề, ngụy, gián điệp, phản động cũ chưa chịu cải tạo, cá biệt có một số đảng viên biến chất về lập trường tư tưởng, bị địch lôi kéo. Mỗi tổ chức phản động đều lừa bịp quần chúng bằng các luận điệu xảo trá khác nhau nhưng đều rất thâm độc nhằm chống lại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng với những xu hướng chính trị khác nhau: có tổ chức chủ trương chống cộng, chống cách mạng xã hội chủ nghĩa, theo Mỹ; có tổ chức chủ trương trung lập vừa chống cộng, vừa chống đế quốc; có tổ chức chủ trương tiến lên chủ nghĩa xã hội phải do trí thức lãnh đạo trên cơ sở điều hịa giai cấp…Địa bàn có nhiều tổ chức phản động thường là những nơi có nhiều phần tử phản động cũ như Hà Nội, Hà Đông, Nam Định, Thanh Hóa… Nguyên nhân phát sinh những tổ chức phản động ngoài ý thức chống đối căm thù chế độ, cịn có sự kích động của đế quốc bên ngoài. Bọn phản động từ chỗ hoạt động lẻ tẻ đến tập hợp thành tổ chức là quy luật phát triển tất nhiên, nhưng cũng do ta có nhiều sơ hở và kẻ địch đã lợi dụng được những khó khăn tạm thời của ta để dụ dỗ, lơi kéo quần chúng lạc hậu.

Nhìn chung, âm mưu của địch đối với miền Bắc thể hiện trên một số mặt như: điều tra tình báo phục vụ cho âm mưu phá hoại trước mắt chống chế độ ta, tìm hiểu nội bộ, đánh giá lực lượng miền Bắc phục vụ cho âm mưu lâu dài gây chiến tranh xâm lược miền Bắc; phá hoại các mặt, cả về tinh thần và vật chất với nhiều thủ đoạn, hoạt động khác nhau; gây cơ sở bí mật ở miền Bắc, tổ chức tay sai được cài lại, thúc đẩy, hướng dẫn chúng hoạt động, tung gián điệp, biệt kích ra miền Bắc để tổ chức lực lượng vũ trang lập căn cứ để hoạt động phá hoại hòng thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w