Đấu tranh chống âm mưu gây phỉ, biệt kích

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 42 - 47)

1 Điều 4C Hiệp định Giơnevơ quy định: “Mỗi bên cam kết không trả thù hay phân biệt đối xử nào với những cá nhân hoặc tổ chức vì lý do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh và cam kết bảo đảm những quyền

1.2.2.4. Đấu tranh chống âm mưu gây phỉ, biệt kích

Nhận thức rõ ý nghĩa của công tác đấu tranh chống địch gây phỉ, biệt kích, thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng, Bộ Công an đã đề ra nhiệm vụ: kết hợp với bộ đội, vận động nhân dân kiên quyết tiễu trừ mọi hoạt động của biệt kích, thổ phỉ cịn lại và chỉ đạo cơng an các tỉnh biên giới triển khai nhiều biện pháp cơng tác cụ thể như điều tra tình hình, nghiên cứu nắm vững số lượng, vũ khí, liên lạc, hoạt động của bọn phản động đang lẩn trốn; ảnh hưởng của chúng đối với nhân dân. Những hiện tượng có phỉ xuất hiện phải kịp thời tập trung điều tra, xác minh. Công an các tỉnh miền núi đã đi sâu điều tra, nắm bọn đầu sỏ, bọn phản động tầng lớp trên; tiến hành lập hồ sơ những tên đầu sỏ để có kế hoạch thường xuyên theo dõi, có biện pháp đối xử với từng tên và bố trí cơ sở giám sát chúng; lập hồ sơ báo cáo cấp trên đối với số về nhà nằm im chờ thời cơ hoạt động.

Công an các tỉnh miền núi phối hợp với quân đội và các ngành mở nhiều đợt tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân về chính sách dân tộc, chính sách khoan hồng, chính sách phát triển sản xuất của Đảng, Chính phủ; đồng thời giúp đỡ, hỗ trợ nhân dân tăng gia sản xuất, góp phần ổn định tư tưởng cho nhân dân, củng cố lịng tin của nhân dân với Đảng, Chính phủ. Đối với những gia đình có người đi theo phỉ, công an tiến hành giáo dục cá biệt, thông qua già làng, trưởng bản tác động để họ yên tâm, tin tưởng vào chính sách khoan hồng, khơng phân biệt đối xử của chính quyền; vận động họ gọi con em từ bỏ hàng ngũ phỉ, trở về với gia đình. Đối với số phỉ bị bắt, ra hàng, cơng an vừa kịp thời giáo dục tư tưởng cho họ yên tâm lao động sản xuất vừa tạo điều kiện cho họ trở về với cuộc sống bình thường, mạnh dạn sử dụng một số người đã từng theo phỉ để tác động những người khác trở về. Những trường hợp cần phải đưa ra xử lý thì phải được sự đồng ý ủng hộ của dân và do Khu uỷ quyết định, trường hợp xử tử hình phải có ý nguyện thực sự của dân và do Trung ương Đảng quyết định, cịn nói chung ta thực hiện chính sách giáo dục, cảm hố, đối xử tử tế, không tự tiện giết hại, ngược đãi. Trong đấu

tranh chống phỉ, Công an các tỉnh biên giới chú trọng công tác giáo dục thuyết phục làm cho chúng giác ngộ, tin tưởng vào chính sách khoan hồng của Đảng, Chính phủ, thấy rõ âm mưu thâm độc của địch, căm ghét bọn cầm đầu nên số đông đã hiểu được nếu tiếp tục theo phỉ thì sẽ bị tiêu diệt, về với nhân dân thì sẽ có tương lai.

Nhằm chủ động chống âm mưu gây bạo loạn của phỉ, bảo vệ an ninh trật tự ở miền núi, cơng an ở các vùng có phỉ hoạt động đã có kế hoạch tập trung lực lượng, phối hợp với quân đội và chính quyền địa phương tiến hành vận động quần chúng kiên quyết tấn cơng phỉ, diệt biệt kích, trừng trị phỉ cầm đầu ngoan cố, kêu gọi phỉ lẩn trốn ra nộp vũ khí, đầu hàng trở về nhà làm ăn. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, với tinh thần đấu tranh tích cực, khẩn trương, công tác tiễu phỉ đã thu được những kết quả to lớn: giải phóng 1 huyện ở Hà Giang, 4 huyện ở Lào Cai, Lai Châu; nhiều vùng thuộc khu Tây Bắc, Đơng Bắc thốt khỏi sự đe doạ của bọn phỉ, biệt kích; bắt sống và gọi hàng 6.000 phỉ, tiêu diệt 255 tên ngoan cố, thu hơn 4.200 súng các loại, hơn 20 tấn đạn, 42 điện đài. Ở Yên Bái, trong cuộc vận động truy lùng phỉ, diệt biệt kích, nhân dân đã đứng lên quét cơ sở bọn biệt kích, đánh tan 700 tên phỉ, bắt sống tên cầm đầu phỉ Cầm Đức Giàng. Ở Lai Châu, nhân dân đã đứng lên đấu tranh, tiêu diệt bọn trùm phỉ định chạy sang Lào. Cơng an Bắc Giang, n Bái, Thanh Hố, Hồ Bình phối hợp với lực lượng qn sự kịp thời khai thác bọn phỉ bị bắt để truy kích bọn cịn lẩn trốn, thuyết phục, giáo dục bọn ra hàng, dùng số này để kêu gọi đồng bọn trở về nhà làm ăn; mặt khác, có kế hoạch nắm tình hình, theo dõi diễn biến của bọn lẩn trốn, phát hiện kịp thời những hoạt động của chúng để tập trung lực lượng giải quyết nhanh khi chúng mới nổi dậy. Ngoài ra, trong đấu tranh chống phỉ, biệt kích, Cơng an các địa phương cịn chú ý đến việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc miền núi, xây dựng, củng cố các tổ chức quần chúng, chính quyền, dân quân du kích và đào tạo cán bộ địa phương; phối hợp với các ngành liên quan tổ chức giúp đỡ nhân dân phục

hồi sản xuất, cung cấp một số hàng hoá, bảo đảm những nhu cầu cần thiết cho đời sống nhân dân, nhất là ở các vùng cao, vùng biên giới.

Bên cạnh những thắng lợi và những đóng góp to lớn, cơng tác đấu tranh chống phỉ, biệt kích của lực lượng Cơng an cịn tồn tại những hạn chế. Do chưa nắm vững được đặc điểm khác biệt của mỗi vùng nên kế hoạch, biện pháp đấu tranh chưa phù hợp, sát sao. Một số cán bộ, chiến sĩ chưa nhận thức đầy đủ vấn đề phỉ là âm mưu lâu dài và thâm độc của Mỹ-Pháp, do đó cịn chủ quan, thiếu cảnh giác, khi phỉ hoạt động mạnh mới lo tìm cách đối phó; khi đạt được thắng lợi về quân sự thì cho là đã dẹp xong phỉ. Một số nơi chưa thấy được vấn đề dân tộc, vấn đề quần chúng, chưa thấy rõ nguyên nhân địch gây được phỉ là do chúng lôi kéo được số tầng lớp trên của các dân tộc miền núi, lợi dụng nguyện vọng muốn được cải thiện đời sống để khoét sâu các sơ hở, sai lầm của ta trong việc thực hiện chính sách dân tộc và các chính sách khác. Trong đấu tranh, cán bộ, chiến sĩ cơng an có nơi, có lúc cịn nặng về phát động đấu tranh trấn áp, nhẹ về điều tra nghiên cứu giáo dục, thuyết phục, chưa mạnh dạn thực hiện chính sách “tha bắt nhiều lần” đối với một số đối tượng nhất định để tranh thủ, phân hoá hàng ngũ phỉ. Tổ chức cơ sở và việc đào tạo cán bộ người địa phương tiến hành cịn chậm. Do cơng tác điều tra nghiên cứu không được coi trọng, thiếu cơ sở tiếp cận bọn đầu sỏ nên việc nắm tình hình cịn hạn chế, chưa kịp thời phát hiện sự cấu kết giữa bọn phỉ, biệt kích với bọn đặc vụ và bọn phản cách mạng từ Trung Quốc sang. Qua cơng tác đấu tranh chống phỉ, biệt kích cho ta thấy muốn đấu tranh thắng lợi, phải nắm vững đường lối chính sách của Đảng, nắm vững tình hình ở từng địa phương, nắm vững điều kiện xã hội, đặc điểm dân tộc, địa bàn hoạt động, quan hệ hoặc chỗ dựa của bọn phỉ, biệt kích trong các bản làng, những nơi hẻo lánh và như vậy mới có thể vận dụng đúng đắn phương châm, chính sách, sử dụng lực lượng thích hợp trong đấu tranh.

Bên cạnh đó, cơng an các tỉnh miền núi cịn đối phó có hiệu quả với các vụ “xưng vua”, “đón vua” ở một số vùng dân tộc và hoạt động của bọn phản động lợi dụng dân tộc, tôn giáo ở vùng nông thôn miền Bắc. Công an các tỉnh miền núi một mặt tích cực tun truyền giải thích chính sách đồn kết dân tộc, vạch trần âm mưu thâm độc của địch, tranh thủ quần chúng, trấn áp những tên cầm đầu ngoan cố hoạt động phá hoại; mặt khác phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề cứu đói, đẩy mạnh sản xuất, phát triển văn hóa, sửa chữa thiếu sót của cán bộ địa phương; góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, từng bước cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc. Đối với những vùng có đồng bào theo đạo Thiên chúa, Đảng bộ, chính quyền và cơng an các địa phương kiên trì giáo dục giáo dân thực hiện đúng chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng; vận động nhân dân kịp thời trấn áp bọn phản động lợi dụng tôn giáo, bọn cầm đầu các vụ bạo loạn, khơng để chúng có điều kiện lơi kéo, khống chế quần chúng. Tiêu biểu là việc giải quyết “xưng vua” trong dân tộc Dao ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu (tháng 7-1956) do tên Tẩu A Lống cầm đầu. Khi đã tập hợp được một số tay chân, lôi kéo được đông đảo đồng bào tham gia, Lống kích động tính dân tộc hẹp hịi với luận điệu phải có lãnh tụ của người Dao để bảo vệ quyền lợi cho người Dao với khẩu hiệu “Đánh người Thái lấy ruộng, đánh người Kinh lấy tự do”, tập hợp thanh niên luyện tập quân sự để chống lại chính quyền. Ngày 18-6-1955, Lống cùng với tay chân huy động hơn 400 người Dao tập trung ở Nậm Tăm đón vua. Chúng khống chế hầu hết người Dao ở Sìn Hồ buộc phải tổ chức cúng lễ liên miên, giết hại trâu bị làm cho sản xuất bị đình trệ làm cho tình hình an ninh trật tự trở nên hết sức phức tạp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thời gian đầu, do cơng tác nắm tình hình cịn nhiều thiếu sót nên hoạt động của Lống lan rộng ra các huyện Tủa Chùa, Phong Thổ, Mường Tè…Công an khu Tây Bắc quyết định lập án đấu tranh, đồng chí Dương Quang Hợp-Trưởng cơng an huyện Sìn Hồ phụ trách ban chuyên án. Sau 3 tháng điều tra, nắm tình hình, cơng an Tây Bắc đã nắm được

toàn bộ hoạt động của bọn phản động. Ngày 24-7-1956, công an phối hợp với lực lượng Quân đội bao vây, bắt Lống tại hang trú ẩn, thu bản danh sách 43 tên tay chân đắc lực và nhiều tài liệu phản động.

Đấu tranh chống bọn phản động gây phỉ, biệt kích, gây phong trào “xưng vua, đón vua” là một cuộc đấu tranh vừa mang tính chất địch-ta, vừa mang tính chất quần chúng, là một cuộc vận động chính trị bền bỉ, lâu dài. Để đối phó có hiệu quả phải vừa đấu tranh vạch trần âm mưu địch vừa giáo dục chính sách của Đảng, nhất là chính sách dân tộc; giúp đỡ, cải thiện từng bước đời sống cho đồng bào các dân tộc, nâng cao cảnh giác cho quần chúng. Khi trấn áp phải nắm vững chính sách khoan hồng đối với người lầm đường, bị ép buộc, vạch mặt bọn phản động, trừng trị những tên ngoan cố nhưng phải tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của quần chúng, phải dựa vào quần chúng cơ bản, tranh thủ tầng lớp trên, cô lập và kiên quyết trấn áp bọn đầu sỏ, ngoan cố tay sai của đế quốc đã gây tổn thất lớn cho nhân dân. Về công tác nghiệp vụ, phải kết hợp việc truy lùng, bao vây, gọi hàng, trấn áp với việc tăng cường công tác trinh sát điều tra, khám phá, dùng địch đánh địch; phải điều tra nghiên cứu nắm tình hình một cách thường xuyên với thái độ kiên trì, nhẫn nại, nâng cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và nhân dân các dân tộc miền núi. Do biết kết hợp giữa biện pháp nghiệp vụ, thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước, phối hợp với các lực lượng vũ trang, quần chúng nhân dân, từ năm 1954 đến năm 1960, lực lượng Công an nhân dân đã cơ bản quét vét hầu hết các hang ổ phỉ, ổn định tình hình các tỉnh vùng núi phía Bắc.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 42 - 47)