Đấu tranh chống phản động

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 82 - 86)

1 Nội dung phong trào Bảo vệ trị an:

3.3.4.Đấu tranh chống phản động

Trong cuộc đấu tranh chống phản động, lực lượng Công an đã kết hợp chặt chẽ biện pháp công tác cơ bản của Ngành với các biện pháp nghiệp vụ khác. Nghị quyết Hội nghị Cơng an tồn quốc lần thứ 16 (tháng 1-1962) nhấn mạnh công tác đấu tranh chống phản động và chỉ rõ: “Trước hiện tượng bọn phản động cũ âm mưu phục hồi tổ chức và những nhóm phản động mới mọc lên nhiều, cần đi sâu nghiên cứu tổ chức của chúng, nghiên cứu thành phần, nguyên nhân, phương thức hoạt động và có kế hoạch chủ động ngăn chặn. Khi mới phát hiện về đầu mối tổ chức phản động cần tích cực điều tra, nhanh chóng làm rõ tổ chức và đối tượng, kịp thời phá án, không để cho chúng phát triển rộng”. Lực lượng Cơng an tăng cường trấn áp bọn phản động có hoạt động chống đối hiện hành, tiến hành cải tạo các đối tượng cần cải tạo; tiến hành rộng rãi, mạnh mẽ cải tạo tại chỗ với sự tham gia giám sát, kiểm tra của quần chúng đối với các phần tử tề, ngụy, phản động cũ chưa chịu cải tạo. Đến cuối năm 1964, công an các địa phương miền Bắc đã bắt, trừng trị 273 tên phản động; giáo dục, cải tạo hàng nghìn đối tượng. Trong 3 năm (1962-1964), các tỉnh miền núi đưa đi tập trung cải tạo 1.116 tên cầm đầu các tổ chức phỉ, phản động cũ. Do chú trọng cơng tác điều tra, kiểm sốt chặt đối tượng hiềm nghi, Công an các địa phương đã khám phá nhiều tổ chức phản động lôi kéo người tham gia như tổ chức “Quốc gia liên minh chống cộng (Nam Định), “Đảng cách mạng quốc gia Việt Nam” (Thanh Hóa), “Đại Việt quốc gia liên minh”, “Mặt trận cộng hịa cơng dân tiền phong Bắc Việt Nam” (Nghệ An)…

Trong số bọn phản động ở miền Bắc, nguy hiểm nhất là bọn phản động lợi dụng đạo Thiên chúa. Nghị quyết Hội nghị Cơng an tồn quốc lần thứ 18 (tháng 1-1964) nêu rõ: “Cần phải thực hiện tốt kế hoạch đấu tranh toàn diện đối với từng địa phận, từng địa bàn, từng xứ và dựa trên cơ sở vận động giáo dục tốt quần chúng giáo dân, cải biến tốt thành phần các chánh trương, trùm trưởng, xử lý đúng đắn với các hội, đoàn, tiếp tục quét bọn tay sai cốt cán, đẩy mạnh các kế hoạch xây dựng đặc tình trong hàng ngũ giáo sĩ…” [39, tr.610]. Thực hiện chỉ đạo của Bộ, lực lượng Công an các địa phương đã phát động quần chúng xây dựng phong trào Bảo vệ trị an ở vùng tập trung đồng bào theo đạo Thiên chúa, cải tạo giáo hội ở cơ sở, phân hóa và cơ lập bọn cầm đầu phản động, điều chuyển linh mục phản động ra khỏi vùng xung yếu thay thế bằng linh mục tiến bộ. Nhờ tích cực điều tra, lực lượng Cơng an đã khám phá nhiều tổ chức của bọn phản động lợi dụng đạo Thiên chúa, giải tán các hội đồn tơn giáo mang tính chất chính trị phản động như: tổ chức phản động “Hội tận hiến” (Bùi Chu-Nam Định), “Cơng giáo chống Cộng” (Ninh Bình), “Đồn thanh niên cơng giáo đón qn miền Nam” (Ninh Bình), “Tân dân chủ đảng” (Ninh Bình), “Đảng cách mạng dân quyền” (Sơn Tây) … Trong số các đối tượng phản động lợi dụng đạo Thiên chúa bị bắt, đáng chú ý là việc bắt linh mục phản động Lương Huy Hân ở Nam Định và linh mục Nguyễn Văn Thông ở Hà Nội. Lương Huy Hân có lịch sử chống đối cách mạng quyết liệt, làm tay sai cho Pháp, gây nhiều tội ác với nhân dân. Tuy bị bắt, tha nhiều lần, được Chính phủ khoan hồng nhưng khơng chịu hối cải chống phá cách mạng ngày càng trắng trợn, quyết liệt. Ngày 20-10-1964, Công an Nam Định bố trí lực lượng bắt y tại Tịa giám mục Bùi Chu. Y bị Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định kết án 15 năm tù giam. Linh mục Nguyễn Văn Thông tay sai của Pháp, lợi dụng những chức vụ quan trọng trong giáo hội, y đã lôi kéo lực lượng hoạt động chống đối cách mạng. Sau 3 năm điều tra, thu thập chứng cứ, Công an Hà Nội quyết định bắt Nguyễn Văn Thông và một số tên khác.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phản cách mạng thời kỳ khôi phục kinh tế, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đảng đã dự đốn đúng tình hình, xác định đúng đối tượng, đề ra phương châm đấu tranh thích hợp với từng loại đối tượng. Đây là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh chống phản cách mạng. Đảng xác định kẻ thù chính của cách mạng nước ta thời kỳ này là đế quốc Mỹ, đối tượng chủ yếu của cuộc đấu tranh chống phản cách mạng là bọn gián điệp Mỹ-ngụy và bọn phản động tay sai của chúng. Đối với từng loại đối tượng, Đảng đề ra phương châm đấu tranh khác nhau: với gián điệp biệt kích thì phải “giữ dưới đất là chính, giữ bên trong là chính”, với gián điệp ẩn nấp phải “trinh sát nội tuyến, tính tốn lâu dài”, với các tổ chức phản động phải “bóp chết từ trong trứng”. Do đó, mặc dù kẻ địch có âm mưu vơ cùng thâm độc, tìm mọi cách phá hoại miền Bắc, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhờ nhiệt tình cách mạng của quần chúng, sự tận tụy của cán bộ, chiến sĩ các ngành, trong đó lực lượng Cơng an, Qn đội làm nịng cốt, bọn gián điệp biệt kích đã khơng thể kích động được bọn phản động trong nước gây bạo loạn, không lũng đoạn tư tưởng của nhân dân bằng chiến tranh tâm lý, không gây được vụ phá hoại nào đáng kể.

Nhận định quy luật câu kết giữa bọn gián điệp các nước đế quốc với bọn phản động trong nước, Đảng chỉ rõ: cuộc đấu tranh chống gián điệp đế quốc gắn liền với cuộc đấu tranh chống bọn phản động trong nước và ngược lại. Có thể nói, đây là vấn đề mấu chốt đảm bảo cuộc đấu tranh chống phản cách mạng đạt được các mục tiêu: chủ động, mạnh mẽ, vững chắc và tồn diện. Với đặc điểm, tình hình của miền Bắc, cuộc đấu tranh chống phản cách mạng khơng những mang tính chất đấu tranh của các giai cấp lao động với các tầng lớp bóc lột phản động mà cịn mang tính chất đấu tranh dân tộc chống đế quốc và bè lũ tay sai.

Trong các lực lượng phản động, Đảng ta nêu bật lên bọn phản động lợi dụng đạo Thiên chúa và bọn phản động trong các dân tộc ít người ở miền núi. Bọn này đặc biệt nguy hiểm cho cách mạng vì chúng ln là tay sai đắc lực của chủ nghĩa đế quốc. Nhờ đó, chúng ta khơng những tiến hành trấn áp có kết quả bọn phá hoại hiện hành, mà còn kết hợp thực hiện tốt chính sách tơn giáo, chính sách dân tộc của Đảng. Ở những vùng đồng bào Thiên chúa giáo tập trung, ở miền núi, có nơi, có lúc gặp nhiều rối ren, phức tạp, nhưng căn bản vẫn được ổn định, làm cho bọn gián điệp đế quốc, bọn phản động mất dần chỗ dựa.

Trước âm mưu, hoạt động phá hoại nhiều mặt hết sức điên cuồng, liều lĩnh của địch, Đảng tập trung lãnh đạo chỉ đạo ở những nơi có nhiều hoạt động của bọn phản cách mạng và đề ra các cuộc vận động lớn (phong trào Bảo vệ trị an, Bảo mật phịng gian), phát triển nhiều hình thức vận động quần chúng đấu tranh nhằm huy động lực lượng quần chúng rộng rãi đấu tranh mạnh mẽ chống các thế lực phản cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo đấu tranh, Đảng đã đề ra nội dung và yêu cầu nhiều mặt để nâng cuộc đấu tranh một cách toàn diện nhằm làm thất bại toàn bộ các mặt hoạt động phá hoại của địch. Để đập tan mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của địch, giữ vững an ninh trật tự miền Bắc, giành thế chủ động hoàn toàn trong cuộc đấu tranh, Đảng đã lãnh đạo hướng cuộc đấu tranh trở thành phong trào quần chúng mạnh mẽ, toàn diện.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo lực lượng công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng ở miền bắc thời kỳ 1954 1965 (Trang 82 - 86)