Lý thuyết sản xuất-chi phí

Một phần của tài liệu Phát triển nhà ở đô thị tại tỉnh bình dương 2 (Trang 28 - 29)

Theo lý thuyết sản xuất để tối thiểu hóa chi phí (hay tối đa hóa sản lượng với

chi phí đã cho) thì sản lượng tăng thêm hay sản phẩm biên trên một đồng chi tiêu vào lao động bằng với sản phẩm biên trên một đồng chi tiêu vào vốn.

Theo Lý thuyết chi phí, nhà sản suất khi ra quyết định sản xuất, kinh doanh sẽ

dựa trên so sánh các chỉ tiêu doanh thu với chi phí kinh tế.

Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu - Chi phí kinh tế

Khi quyết định sản xuất thêm một đơn vị sản lượng, nếu doanh thu biên lớn

hơn chi phí biên sẽ làm lợi nhuận tăng thêm và ngược lại.

Nguồn: Christian và Wouter (2010)

Hình 2.5: Cung nhà ở và vận động của thị trường nhà ở

Khi các yếu tố đầu vào của quá trình xây dựng nhà ở có sẵn và dồi dào, quá trình xây dựng nhà ở diễn ra thuận lợi và ngược lại. Theo Christian Hilber và Wouter Vermeulen Vu (2010), khi giải thích tác động về hạn chế nguồn cung nhà ở đô thị đối

Sản lượng (Q) G n hà (P ) ΔP ΔQ G n hà (P ) Sản lượng (Q) ΔQ ΔP

với giá nhà ở đã đưa ra đồ thị (Hình 2.5).

Đồ thị bên trái cho thấy, ở một vùng kinh tế mà ở đó đã có sẵn các yếu tố đầu vào của q trình xây dựng nhà ở (đất, vốn, lao động v.v..) đường cung gần như nằm ngang, điều này thể hiện rằng một sự gia tăng nhỏ về giá (Δp) sẽ tạo ra một sự gia tăng lớn về số lượng nhà ở xây dựng mới (ΔQ). Ở đồ thị bên phải, ngược lại, tại một vùng mà các yếu tố sản xuất đầu vào của quá trình xây dựng bị hạn chế, đường cung gần như thẳng đứng, chỉ ra rằng giá phải tăng thêm rất nhiều về giá (Δp) đề mang lại một sự gia tăng nhỏ về nhà ở xây dựng mới (ΔQ). Ở vùng này một sự thay đổi tương tự về nhu cầu nhà ở sẽ dẫn đến sự gia tăng nhiều hơn về giá so với vùng đã có sẵn các yếu tố đầu vào của quá trình xây dựng nhà ở.

Một phần của tài liệu Phát triển nhà ở đô thị tại tỉnh bình dương 2 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)