Nhà ở và các chính sách

Một phần của tài liệu Phát triển nhà ở đô thị tại tỉnh bình dương 2 (Trang 66 - 67)

Đàm Văn Nhuệ (2006), khi nghiên cứu về thuế đất đai - công cụ quản lý và điều tiết thị trường bất động sản, tác giả đã nghiên cứu các công cụ điều tiết vĩ mô, đặc biệt là công cụ thuế đất đai. Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng tình trạng biến động của thị trường BĐS và hiện trạng của chính sách thuế đất đai, tác giả đã đưa ra những kiến nghị để sửa đổi và hồn thiện chính sách thuế đất đai góp phần hỗ trợ sự phát triển của thị trường BĐS, đồng thời, tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước.

Hoàng Xuân Nghĩa và Nguyễn Khắc Thanh (2009), Nhà ở cho người có thu nhập thấp ở các đơ thị lớn hiện nay, kinh nghiệm Hà Nội. Cuốn sách đã nghiên cứu về các nội dung liên quan tới xu hướng hình thành thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp tại các quốc gia trên thế giới. Các tác giả đã phân tích khá kỹ và sâu sắc thực trạng quản lý và điều hành thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp tại Hà Nội để từ đó đưa ra các phương hướng và giải pháp khá chi tiết cho việc phát triển thị trường này theo hướng bền vững.

Đinh Văn Ân (2011), Chính sách phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu chỉ ra đặc điểm, vai trò của thị trường BĐS trong phát triển kinh tế và vai trị nhà nước trong chính sách phát triển thị trường BĐS ở nước ta; Nghiên cứu kinh nghiệm chính sách phát triển thị trường BĐS ở các nước phát triển và kinh nghiệm từ một số nước, vùng lãnh thổ công nghiệp mới và đang phát triển như: Đức, Nhật Bản, Séc, Hàn Quốc, Trung Quốc. Cũng theo quan điểm của nhóm tác giả, thị trường BĐS là một bộ phận quan trọng trong nền KTTT. Ở nước ta, thị trường BĐS Việt Nam là một bộ phận của nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một trong những đặc trưng riêng có của Việt Nam. Bên cạnh đó thị trường BĐS Việt Nam lại được hình thành chính thức sau thị trường các yếu tố khác. Vì vậy hệ thống chính sách phát triển thị trường BĐS Việt Nam cũng có những đặc thù riêng. Về triển vọng lâu dài, thị trường BĐS Việt Nam sẽ cịn phát triển và hồn thiện của các thể chế thị trường. Cuối cùng, cuốn sách đưa ra những quan điểm, định hướng và những giải pháp tiếp tục hồn thiện chính sách phát triển thị trường BĐS Việt Nam đến năm 2020.

Nguyễn Văn Điển (2011), Quản lý nhà nước đối với thị trường BĐS trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã làm rõ cơ sở lý thuyết và thực tiễn của hoạt động QLNN đối với thị trường BĐS trên địa bàn một địa phương cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã phân tích thực trạng thị trường BĐS và chính sách QLNN đối với thị trường BĐS tại thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở rút ra 6 thành công, 7 điểm yếu kém, 15 nguyên nhân dẫn đến yếu kém trong hoạt động QLNN. Cuối cùng, luận án đã đề xuất 6 định hướng, 5 mục tiêu và 6 nhóm giải pháp đổi mới QLNN đối với thị trường BĐS trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn sắp tới.

Một phần của tài liệu Phát triển nhà ở đô thị tại tỉnh bình dương 2 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)