2.1.1.2 .Mô hình STIRPAT
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm
2.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về sự đánh đổi giữa thu nhập và môi trường
(giả thuyết về đường cong môi trường Kuznets -EKC)
Hầu hết các nghiên cứu về đường cong môi trường Kuznets (EKC) bắt nguồn từ Grossman & Krueger (1991); nghiên cứu cho rằng tăng trưởng kinh tế đi kèm thúc đẩy suy thối mơi trường. Grossman & Krueger (1991) đã xác định nơi bước ngoặt thu nhập cao hơn mang lại chất lượng khơng khí được cải thiện. Tuy nhiên, Yandle & cộng sự (2004) cho rằng có nhiều cách cải thiện mơi trường hơn là tăng thu nhập. Cải thiện môi trường với tăng thu nhập khơng phải tự nhiên có được mà có sự phụ thuộc vào chính sách và thể chế. Tăng trưởng GDP tạo điều kiện cho cải thiện môi trường bằng cách nâng cao nhu cầu cải thiện chất lượng mơi trường và tạo nguồn lực sẵn có để đáp ứng; liệu cải thiện chất lượng mơi trường có hiện thực hóa hay khơng, khi nào và như thế nào, phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách của chính phủ, các thể chế xã hội và tính đầy đủ chức năng của thị trường.
Theo đó, các cơng trình thực nghiệm về giả thuyết này còn chưa rõ ràng và còn nhiều tranh luận. Lược khảo nghiên cứu cho thấy, phần lớn các nghiên cứu ủng hộ giả thuyết này chủ yếu là ở trường hợp các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, theo
Ekins (1997) và Roca & cộng sự (2001), mặc dù có những bằng chứng nhất định về mức độ ÔNMT giảm ở các quốc gia này, song chưa có bằng chứng thực nghiệm nào đáp ứng giả thuyết EKC một cách rõ ràng. Trong khi đó, với các quốc gia đang phát triển, các nghiên cứu thực nghiệm lại tìm thấy các kết quả khơng đồng nhất với luận giải của giả thuyết EKC (Lan & cộng sự, 2012; Roca & cộng sự, 2001; Zhang & Zhou, 2016). Một số quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc song các vấn