Phương pháp ước lượng GMM Arellano-Bond hệ thống hai bước (S-GMM)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) FDI và ô nhiễm môi trường vai trò của chính sách công ở các quốc gia đang phát triển (Trang 77)

2.1.1.2 .Mô hình STIRPAT

3.2 Phương pháp ước lượng GMM Arellano-Bond hệ thống hai bước (S-GMM)

Tận dụng các ưu thế trong việc xử lý các vấn đề về kinh tế lượng như tương quan chuỗi, phương sai không cố định và nhất là hiện tượng nội sinh, phương pháp ước lượng chính được ứng dụng là phương pháp ước lượng GMM hai bước (Arellano & Bond, 1991; Holtz-Eakin & cộng sự, 1988) được đề xuất bởi Roodman (2006).

Mơ hình bảng động có hai vấn đề làm cho các phương pháp ước tính bảng truyền thống như OLS, phương pháp ước lượng fixed effects và random effects không phù hợp và thiên vị (Nickell, 1981) bởi hai lý do: (1) sự hiện diện của mối tương quan giữa các đặc tính quốc gia khơng được giám sát cụ thể và các biến trễ, và (2) tính đồng nhất tiềm tàng của một số biến có trong các mơ hình. Trong khi đó, phương pháp phân phối độ trễ tự hồi quy ARDL (Autoregressive distributed lags) cho dữ liệu bảng với đại diện là PMG (Pool Mean Group) và MG (Mean Group) yêu cầu thời gian của bộ dữ liệu phải tương đối dài để có thể đánh giá các tác động trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Thêm vào đó, phương pháp ước lượng biến cơng cụ hai giai đoạn (IV-2SLS) có khả năng xử lý nội sinh khơng khả thi vì địi hỏi phải tìm được một số biến công cụ phù hợp (nằm ngồi các biến kiểm sốt của mơ hình). Do vậy, S-GMM được phát triển bởi Arellano & Bond (1991), Arellano & Bover (1995) và Blundell & Bond (1998) xử lý tốt hơn các vấn đề này. Để nêu bật được các ưu điểm của S-GMM, tác giả xin trình bày như sau:

Vì mơ hình thực nghiệm của luận án đều là các mơ hình động, vì vậy cần thiết phải lấy sai phân bậc nhất để loại bỏ các tác động cố định mang đặc điểm các quốc gia. Sau đó, các biến trong mơ hình ở dạng sai phân được sử dụng như các biến được công cụ với các độ trễ khác nhau với giả định rằng các sai số thay đổi theo thời gian trong các mơ hình ban đầu khơng bị tương quan chuỗi (Judson & Owen, 1999). Cách tiếp cận này được gọi là phương pháp ước lượng GMM sai

phân Arellano-Bond, với khả năng xử lý được vấn đề chệch trong ước lượng do hiện tượng nội sinh.

Trong trường hợp các biến có tính “dai dẳng”, nghĩa là các giá trị quá khứ của chúng (các biến trễ) gần như không cho biết thơng tin gì về các giá trị trong tương lai, khiến cho các biến trễ của chúng trở thành các biến công cụ yếu khi ở dạng sai phân. Vì thế, Arellano & Bover (1995) đề nghị một sự kết hợp giữa phương trình gốc và phương trình sai phân để hình thành nên một hệ gồm hai phương trình, một phương trình dạng sai phân với các biến được công cụ ở dạng gốc (level - không phải các biến trễ), và một phương trình ở dạng gốc (level) với các biến được công cụ ở dạng sai phân. Cách tiếp cận này được gọi là phương pháp ước lượng GMM hệ thống Arellano-Bond, một chiến lược có khả năng làm tăng tính hiệu quả của ước lượng thơng qua việc giảm bớt tính bị chệch và giải quyết tốt vấn đề các biến biến công cụ yếu trong phương pháp ước lượng GMM sai phân Arellano-Bond (Blundell & Bond, 1998). Tính nhất quán của phương pháp ước lượng GMM hệ thống Arellano-Bond hoàn toàn được dựa trên các giả định là các đại lượng sai số khơng có sự tương quan, các biến công cụ phù hợp và sự thay đổi trong các biến công cụ thêm vào (các biến khác ngồi mơ hình được đưa vào làm biến công cụ) không tương quan với các tác động cố định mang đặc tính quốc gia. Đặc biệt, so với các ước lượng GMM một bước, các ước lượng GMM hai bước có tính hiệu quả hơn (gần như tiệm cận). Do vậy, phương pháp ước lượng GMM hệ thống hai bước Arellano-Bond (S-GMM) được khuyến khích sử dụng để đảm bảo khả năng bị chệch thấp nhất có thể và tính hiệu quả cao hơn.

Theo đó, dựa vào các đặc điểm được phân tích ở trên, tác giả sử dụng S- GMM cho tất cả mơ hình ước lượng. Vì vậy, các thảo luận chủ yếu cũng dựa trên kết quả kiểm định từ phương pháp này. Ngoài ra, nhằm kiểm định độ tin cậy của các kết quả kiểm định từ phương pháp GMM, các kiểm định Hansen/Sargan về biến công cụ và tương quan chuỗi bậc hai AR(2) cũng được thực hiện.

3.3. Mô tả dữ liệu và lựa chọn các biến 3.3.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu của đề tài là các dữ liệu thứ cấp được tổng hợp nguồn dữ liệu của ngân hàng thế giới World Bank. Cụ thể, tác giả thu thập các số liệu chủ yếu từ bộ chỉ số phát triển toàn cầu (World Development Indicators- WDI ). Các chỉ số về thể chế được thu thập từ bộ chỉ số quản trị cơng tồn cầu (Worldwide Governance Indicators-WGI)3.

Dữ liệu từ năm 2002 đến năm 2014 (World Bank cập nhật năm 2018); lý do ngừng ở năm 2014 là do World Bank chỉ có nguồn dữ liệu của CO2 đến năm 2014 và dữ liệu của WGI có liên tục từ năm 2002. Nghiên cứu đã trích xuất ra dữ liệu 86 quốc gia đang phát triển trên thế giới, từ năm 2002 đến năm 2014.

Danh sách các quốc gia này bao gồm: Algeria, Angola, Armeni, Azerbaijan, Bahrain, Banglsdesh, Barbodos, Belarus, Belize, Benin, Bhutan, Bosnia and Herzegovina, Botswana, Brazil, Bulgaria, Burkina Faso, Cambodia, Central African Republic, Chile, China, Colombia, Congo, Dem. Rep., Congo, Rep., Costa Rica, Cote d'Ivoire, Croatia, Czech, Dominican Republic, Egypt, El Salvador, Estonia, Fiji, Ghana, Georgia, Guatemala, Honduras, Hungary, India, Indonesia, Iran, Jamaica, Jordan, Kazakhstan, Kenya, Kyrgyz, Lao, Latvia, Lebanon, Liberia, Lithunia, Madagascar, Malaysia, Mali, Malta, Mauritius, Moldova, Mongolia, Morocco, Namibia, Nepal, Nicaragua, Nigeria, Oman, Pakistan, Paraguay, Peru, Philippines, Poland, Romania, Russia, Sierra Leone, Slovak, Slovenia, South Africa, Sri Lanka, St. Lucia, Suriname, Thailand, Togo, Trinidad and Tobago, Tunisia, Turkey, Uganda, Ukraine, Urugua, và Vietnam.

3.3.2 Mô tả dữ liệu

Biến phụ thuộc phát thải CO2 đại diện cho ô nhiễm môi trường:

Lượng Phát thải khí CO2 trung bình trong giai đoạn 2002-2014 thể hiện trong đồ thị 3.1. Có thể thấy, lượng phát thải gia tăng khơng ngừng qua các năm.

Phân tích chi tiết hơn, có sự khác biệt lớn giữa các nhóm quốc gia đang phát triển. Cụ thể, nhóm quốc có thu nhập trung bình càng cao thì lượng phát thải khí CO2 càng lớn. Theo đó, một cách trực quan, số liệu cho thấy khả năng tồn tại sự đánh đổi giữa thu nhập và tiêu dùng tại các quốc gia đang phát triển, phản ánh giai đoạn đầu của giả thuyết đường cong môi trường EKC trong giai đoạn nghiên cứu này:

Đồ thị 3. 1. Phát thải CO2 tại các nước đang phát triển giai đoạn 2002-2014

Nguồn: WDI (2019) 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Lượng phát thải khí thải CO2 trung bình giai đoạn 2002 -2014

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

FDI trong giai đoạn từ 2002 – 2014 của các nước đang phát triển có nhiều biến động, tăng cao nhất là từ 2006-2007, sau đó giảm mạnh do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Tương tự, FDI cũng có sự khác biệt giữa những các nhóm quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình khác nhau. Cụ thể, lượng FDI của các nhóm các nước đều tăng trong giai đoạn 2002-2007, tuy nhiên, nhóm thu nhập cao tăng vọt vào những năm 2006-2007. Sau giai đoạn này, FDI của các nước đang phát triển đều giảm mạnh do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 0 2 4 6 8 10 12 14 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014

Dịng vốn trực tiếp nước ngồi FDI trung bình giai đoạn 2002 - 2014

Đồ thị 3.2. FDI tại các nước đang phát triển (chia theo nhóm thu nhập) giai đoạn 2002-2014

Nguồn: WDI (2019)

Thể chế

Thể chế các quốc gia phát triển mẫu 86 quốc gia, trung bình giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2014 còn nhiều hạn chế (đều thấp) ở tất cả 6 chỉ số. Trong đó, nhóm chỉ số yếu kém nhất là kiểm soát tham nhũng, nhà nước pháp quyền và ổn định chính trị; chỉ số ở mức trung bình cao nhất là chất lượng các quy định.

Đồ thị 3. 3. Thể chế (6 chỉ tiêu) các quốc gia đang phát triển giai đoạn 2002- 2014

Nguồn: WGI (2019)

Phân loại chất lượng thể chế theo nhóm các quốc gia có mức thu nhập bình khác nhau cho thấy nhiều khác biệt. Cụ thể, các quốc gia thu nhập trung bình càng cao thì có chỉ số chất lượng thể chế càng tốt hơn. Trong đó, nhóm quốc gia đang phát triển thu nhập cao có chất lượng thể chế tốt hơn hẳn các nhóm quốc gia thu nhập thấp và nhóm quốc gia thu nhập trung bình.

-0,35 -0,3 -0,25 -0,2 -0,15 -0,1 -0,05 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Đồ thị 3. 4. Thể chế trung binh theo từng nhóm nước giai đoạn 2002-2014

Nguồn: WGI (2019)

Số thu thuế:

Số thu thuế các quốc gia đang phát triển giai đoạn 2002-2014 thể hiện trong đồ thị 3.5. Như đồ thị mô tả, trong giai đoạn 2002 -2007, số thu thuế ở các quốc gia gần như tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, số thu từ thuế giảm mạnh trong giai đoạn 2008 – 2009. Từ năm 2010, cùng với đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, số thu từ thuế ở các quốc gia đang phát triển không ngừng gia tăng qua các năm. Trong khi đó, thống kê số thu thuế cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm nước có thu nhập khác nhau. Cụ thể, nhóm nước đang phát triển có thu nhập cao và trung bình cao có số thu thuế cao hơn nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp và trung bình thấp.

Đồ thị 3. 5. Số thu thuế tại các nước đang phát triển giai đoạn 2002-2014 Nguồn: WGI (2019) 14 14,5 15 15,5 16 16,5 17 17,5 18 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Chi tiêu công:

Mức chi tiêu cơng theo nhóm nước ở các quốc gia đang phát triển giai đoạn 2002-2014 thể hiện trong đồ thị 3.6. Theo đồ thi mô tả, mức chi tiêu công ở các quốc gia gần như ổn định trong các năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, mức chi tiêu cơng có sự tăng mạnh trong giai đoạn 2008 – 2009 và ổn định trong các năm tiếp. Trong khi đó, thống kê cho thấy có sự khác biệt về mức chi tiêu cơng giữa các nhóm nước có thu nhập khác nhau. Cụ thể, nhóm nước đang phát triển có thu nhập cao và trung bình cao có mức chi tiêu cơng cao hơn nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp và trung bình thấp.

Đồ thị 3. 6. Mức chi tiêu công tại các nước đang phát triển giai đoạn 2002-2014

Nguồn: WGI (2019)

Như vậy, trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu, tác giả lựa chọn và tính tốn các biến, như sau:

Bảng 3. 1 Thống kê mô tả các biến

Biến Obs Mean Std. Dev. Min Max

Khí thải CO2 bình qn đầu người 1118 3.70 4.99 0.02 36.09 Thu nhập bình quân đầu người thực 1118 5825.7 5593.79 276.25 25447.4

Vốn FDI ròng 1118 6.44 22.44 -15.99 451.72

Đầu tư trong nước 1081 23.61 7.34 6.40 68.02

Mức độ tiêu thụ năng lượng 968 1719.2 2,105.5 149.73 15109.2

Tỷ lệ cơng nghiệp hóa 1103 28.93 11.66 3.24 77.41

Độ mở thương mại 1097 89.63 42.65 22.11 326.00

Chi tiêu công 1094 14.509 4.557 0.951 26.242

Cơ sở hạ tầng 1,108 14.850 12.845 .006 59.629

Số thu thuế 898 16.458 6.896952 0.5832 62.858

Mức độ đơ thị hóa 1118 53.536 18.82859 14.24 94.945

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Bảng 3.1 ghi nhận lượng khí thải CO2 bình quân đầu người trung bình ở 86 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2002-2014 là 3.7 tấn/năm; độ lệch chuẩn cũng tương đối cao (4.99), cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa quốc gia về sự phát thải khí CO2 gây nên hiện tượng nhà kính trên trái đất.

Tương tự, lượng vốn FDI rịng thu hút được cũng có sự phân bổ khơng đều giữa các nước đang phát triển. Trung bình hàng năm trong giai đoạn 2002-2014, các quốc gia đang phát triển thu hút được một lượng vốn FDI trung bình là 6.44% GDP. Đặc biệt ở một số quốc gia lượng vốn FDI ròng mang giá trị âm, cho thấy lượng vốn FDI chảy vào giảm đi nhiều so với lượng vốn FDI mang đi đầu tư.

Bảng 3. 2 Thống kê mô tả các biến thể chế (quản trị công)

Biến Obs Mean Std. Dev. Min Max

Kiểm soát tham nhũng (ins1) 1118 -0.27 0.72 -1.53 1.72 Hiệu quả chính phủ (ins2) 1118 -0.16 0.73 -1.85 1.98 Ổn định chính trị (ins3) 1118 -0.26 0.90 -2.81 1.60 Chất lượng luật lệ (ins4) 1118 -0.07 0.72 -1.86 1.68 Nhà nước pháp quyền (ins5) 1118 -0.24 0.74 -1.81 1.63 Tiếng nói và giải trình (ins6) 1118 -0.16 0.81 -1.78 1.48

Nguồn: tính tốn của tác giả

Trong khi đó, kết quả thống kê về chất lượng quản trị công ở Bảng 3.2 cũng có sự khác biệt. Nói chung, chất lượng quản trị công ở các nước đang phát triển tương đối thấp, dưới cả mức trung bình là 0 (thang đo trung tính về chất lượng quản trị công). Đặc biệt, các nước thu nhập trung bình cao và thu nhập cao có chất lượng quản trị công tốt hơn và phần lớn đều trên mức trung bình. Điều này cũng hàm ý khi thu nhập tăng lên thì chất lượng thể chế ở các nước có sự cải thiện đáng kể.

Tóm lại, để đảm bảo tính đồng nhất, các chỉ số đều được thu thập từ nguồn dữ liệu của Ngân hàng thế giới World Bank. Các chỉ số được thu thập nhằm đo lường các yếu tố tương ứng được mơ tả trong mơ hình thực nghiệm. Theo đó, các chỉ số lần lượt được trình bày theo bảng dưới đây:

Bảng 3. 3 Các biến và đo lường

Ký hiệu Tên biến và đo lường Nguồn

dữ liệu

lnco2 Khí thải CO2: lượng khí thải bình quân đầu người, đại diện cho chất lượng môi trường (logarithm).

WDI

(% GDP)

Ins Thê chế (quản trị công): đo bằng 6 biến của bộ chỉ số Governance Indicators với thang điểm từ -2.5 đến 2.5

WDI

Lnrgdp Tăng trưởng kinh tế : thu nhập bình quân đầu người (logarithm)

WDI

Urban Mức độ đơ thị hóa: tỷ lệ dân số đơ thị so với tổng dân số (%) WDI Industry Mức độ cơng nghiệp hóa: giá trị cơng nghiệp (% GDP) WDI Dinv Đầu tư trong nước: tổng đầu tư trong nước (% GDP) WDI Open Độ mở thương mại : tổng lượng xuất nhập khẩu (% GDP) WDI pubexp Chi tiêu công: tổng chi tiêu công hàng năm (% GDP) WDI Trev Thuế: tổng thu thuế của chính phủ hàng năm (% GDP) WDI Tinf Cơ sở hạ tầng : số thuê bao điện thoại trên 100 dân

(logarithm).

WDI

Energy Sử dụng năng lượng (% tổng số) WDI

ins1 Chỉ số Kiểm soát tham nhũng (Control of Corruption Index) WGI ins2 Chỉ số hiệu quả chính phủ (Government Effectiveness Index) WGI ins3 Chỉ số Ổn định chính trị và phi bạo lực (Political Stability

and Absence Index)

WGI

ins4 Chỉ số Chất lượng các quy định (Regulatory Quality Index) WGI

ins5 Chỉ số Pháp quyền (Ruler of Law Index) WGI

ins6 Chỉ số Tiếng nói và trách nhiệm giải trình (Voice and Accountability Index)

WGI

WDI: World Development Indicators WGI: Worldwide Governance Indicators

Kết luận chương 3

Nội dung chương 3 mô tả các mơ hình thực nghiệm nhằm ước lượng tác động FDI đến mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển. Ngồi ra, thơng qua các mơ hình thực nghiệm, vai trị của thể chế và chính sách trong mối quan hệ giữa hai yếu tố này cũng được phân tích.

Luận án lần lượt triển khai, hiệu chỉnh và mở rộng mơ hình thực nghiệm nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Cụ thể, luận án lần lượt thiết lập bốn mơ hình thực nghiệm như sau: (1) Đánh giá tác động của các nhân tố đến mức độ ÔNMT; (2) Ước lượng thực nghiệm tác động của dịng vốn FDI đến ƠNMT tại các quốc gia đang phát triển; (3) Ước lượng thực nghiệm vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển và (4) Ước lượng thực nghiệm vai trị của chính sách cơng trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển.

Để kiểm định các mơ hình, luận án sử dụng phương pháp ước lượng GMM hệ thống hai bước Arellano-Bond (S-GMM), nhằm tận dụng các ưu thế của phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) FDI và ô nhiễm môi trường vai trò của chính sách công ở các quốc gia đang phát triển (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)