Chính sáchcơng và ơ nhiễm mơi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) FDI và ô nhiễm môi trường vai trò của chính sách công ở các quốc gia đang phát triển (Trang 43 - 48)

2.1.1.2 .Mô hình STIRPAT

2.2. Cơ sở lý thuyết về vai trò của của chính phủ đối với mối quan hệ giữa FDI và

2.2.2.1 Chính sáchcơng và ơ nhiễm mơi trường

Như Lopez & cộng sự (2008) nhận định, các nghiên cứu lý thuyết thường tập trung luận giải về vai trị của chính sách cơng đối với mục tiêu phát triển kinh tế như tăng trưởng kinh tế hay giảm nghèo. Trong khi đó, vai trị của chính sách cơng đến mức độ ô nhiễm môi trường là khá ít nhưng đang dần được chú ý. Theo Q. Zhang & cộng sự (2017), chính sách cơng bao gồm chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách tài chính. Trong phạm vi nghiên cứu này, luận án tập trung xem xét tác động của chính sách tài khóa đối với ƠNMT cũng như vai trò của các yếu tố tài khóa trong mối quan hệ giữa FDI và mức độ ÔNMT. Theo Halkos &

Paizanos (2016), mặc dù việc nâng cao chất lượng môi trường không phải là mục tiêu chính của các chính sách tài khóa, dù vậy, điều quan trọng là việc xem xét tác động tiềm năng của các chính sách tài khóa đối với mức độ ô nhiễm.

Lược khảo lý thuyết chỉ ra, vai trị của chính sách tài khóa đối với ơ nhiễm môi trường được luận giải thông qua cách thức mà chính phủ can thiệp vào thị trường để giải quyết các thất bại của thị trường (Lopez & cộng sự, 2008). Dựa trên khung lý thuyết của Lopez & cộng sự (2008) trong ấn phẩm của Ngân hàng thế giới Worldbank năm 2008 về vai trị của chính sách tài khóa đối với các mục tiêu phát triển2, các khoản chi tiêu cơng được phân loại thành hai nhóm chính:

Nhóm thứ nhất (Loại A) là các khoản chi tiêu cơng có tác động làm giảm thiểu tác động tiêu cực của sự thất bại thị trường, bao gồm các ngoại tác tiêu cực đối với môi trường. Các khoản chi tiêu cơng nhóm này bao gồm các khoản trợ cấp của chính phủ cho các hộ gia đình (bao gồm chi an sinh xã hội, chuyển giao công nghệ, giáo dục và y tế), chi bảo vệ môi trường, chi nghiên cứu và phát triển, và chi tiêu phổ biến kiến thức (luật pháp và bảo đảm an toàn trật tự, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa). Đây là các khoản chi có xu hướng bổ sung chứ không thay thế cho những nỗ lực của khu vực tư nhân.

Nhóm thứ hai (loại B) là các khoản chi tiêu công bao gồm các khoản hỗ trợ dành cho khu vực doanh nghiệp, bao gồm các khoản trợ cấp tín dụng, trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp nơng nghiệp, cứu trợ tài chính và các hình thức trợ cấp doanh nghiệp khác. Theo Lopez & Galinato (2007), các khoản chi tiêu công loại này chiếm hơn 50% tổng chi tiêu công.

Các khoản chi tiêu công loại A (chẳng hạn như các khoản chi tiêu công cho giáo dục, y tế và các hoạt động chuyển giao xã hội khác) thường không tạo ra sự cạnh tranh để giành lấy trong khu vực tư nhân bởi những hàng hóa cơng cộng này khó phân bổ cho một nhóm hoặc cá nhân cụ thể. Điều này có nghĩa là những người thu nhập thấp, nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự thất bại của thị trường tín dụng

2 López, R. E., Thomas, V., & Wang, Y. (2008). The Quality of Growth:Fiscal policy for Better Results. World Bank Publications.

và sự khơng hồn hảo của thị trường khác, vẫn được chia sẻ ít nhất một phần lợi ích của các khoản chi tiêu cơng này.

Trong khi đó, các khoản chi tiêu công loại B dễ dàng phân bổ hơn cho các nhóm hoặc thậm chí dành riêng cho các cá nhân cụ thể. Các khoản tín dụng của chính phủ và các khoản trợ cấp tài chính khác thường bị chi phối bởi một số ít cá nhân quyền lực và giàu có, có khả năng vận động và gây ảnh hưởng đến quyết định chính phủ. Điều này hàm ý các khoản chi tiêu công loại B thường bị vận động hành lang hơn so với chi tiêu công loại A. Vận động hành lang khơng chỉ khiến chính phủ chi tiêu nhiều hơn mà còn làm các khoản chi này tập trung vào các nhóm nhỏ. Theo đó, trong khi ảnh hưởng của các khoản chi tiêu cơng loại A có xu hướng phân tán trong dân chúng khá đồng đều, các khoản chi tiêu loại B có xu hướng bị chiếm đoạt bởi một nhóm nhỏ, nhóm ít bị ảnh hưởng nhất bởi sự thất bại của thị trường. Do đó, chi tiêu loại B có xu hướng đóng góp ít hoặc tác động tiêu cực đối với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế. Theo đó, tác động của chi tiêu cơng đến các mục tiêu phát triển kinh tế như tăng trưởng kinh tế có thể tích cực hoặc tiêu cực tùy vào cơ cấu hai thành phần chi tiêu công này.

Tương tự, tác động của chi tiêu công công đến vấn đề ô nhiễm mơi trường cũng có hể tích cực hoặc tiêu cực. Một cách tổng thể, sự tăng lên của các khoản chi tiêu công loại A so với chi tiêu cơng loại B có thể tác động tích cực đến mơi trường. Một mặt, sự thay đổi chi tiêu cơng theo hướng này có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến vốn nhân lực hơn là vốn vật chất. Các khoản chi tiêu công loại A giúp nâng cao và phổ biến tri thức, có thể mang lại lợi ích cho các ngành cơng nghiệp nhiều hơn. Theo đó, hiệu ứng này có khả năng làm tăng tỷ lệ vốn nhân lực so với tỷ lệ vốn vật chất, do đó làm thay đổi lợi thế so sánh của đất nước theo hướng có lợi cho vốn nhân lực và các hoạt động thâm dụng tri thức, thường thân thiện với môi trường hơn các hoạt động thâm dụng vốn vật chất. Mặt khác, một phần của các khỏan chi tiêu công loại A là chi bảo vệ môi trường, tạo tác động trực tiếp giúp giảm thiểu bảo vệ môi trường.

Tương tự, Calbick & Gunton (2014) nhận định rằng các yếu tố chính sách đóng vai trị quan trọng đối với sự thay đổi về khí thải ƠNMT ở các quốc gia. Halkos & Paizanos (2016) nhận định, thơng qua chính sách tài khóa, các chính phủ điều tiết nền kinh tế hướng đến các mục tiêu phát triển như nâng cao thu nhập bình quân đầu người, qua đó, nhu cầu về chất lượng môi trường của người dân cũng nâng cao. Trong một nghiên cứu có liên quan, Frederik & Lundstrưm (2001) nhận định rằng chất lượng mơi trường được coi là hàng hóa cơng cộng xa xỉ. Vì vậy, khi các nhu cầu công cộng cần thiết hơn đã được giải quyết, nhu cầu được sống trong một môi trường “sạch” là điều mà cộng đồng mong đợi. Vì vậy, điều này nhiều khả năng xảy ra ở các nước có quy mơ các khoản chi tiêu chính phủ lớn.

Một cách chi tiết hơn, ở khía cạnh chi tiêu cơng, Lopez & cộng sự (2011) luận giải bốn cơ chế khác nhau mà chính sách tài khóa có thể ảnh hưởng đến chất lượng môi trường: Trước hết, mức thu nhập cao hơn, thường liên quan đến tăng chi tiêu của chính phủ, tăng cường nhu cầu cải thiện chất lượng môi trường. Lopez & cộng sự (2011) và Adewuyi (2016) lập luận rằng chi tiêu cơng cho hàng hóa cơng cộng (trợ giúp cho các hộ gia đình thơng qua giáo dục, y tế và chuyển giao xã hội, bảo vệ môi trường, nghiên cứu và phát triển, phổ biến kiến thức) khơng những tạo ra tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế mà cịn tạo ra hiệu ứng tăng quy mơ đối với áp lực phải bảo vệ mơi trường.

Thứ hai, chính sách tài khóa mở rộng cũng thúc đẩy các hoạt động thâm dụng vốn nhân lực. Các hoạt động này ít gây bất lợi cho mơi trường so với các hoạt động thâm dụng vốn vật chất (Halkos & Paizanos, 2016). Lopez & cộng sự (2011) và Adewuyi (2016) giải thích việc phân bổ chi tiêu của chính phủ nhiều hơn cho các hoạt động thâm dụng vốn con người so với các hoạt động thâm dụng vốn vật chất có thể tạo ra động lực cho các thành phần đầu ra, thơng qua đó, chất lượng mơi trường có thể cải thiện.

Thứ ba, một kênh khác mà chính sách tài khóa mở rộng cũng tạo ra xu hướng cải thiện ÔNMT là việc cải thiện hiệu quả lao động liên quan đến mức chi của chính phủ cao hơn cho các lĩnh vực y tế, giáo dục và nghiên cứu (Adewuyi,

2016; Halkos & Paizanos, 2016). Tăng chi tiêu cơng cho hàng hóa, dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế và nghiên cứu và phát triển (R & D) sẽ tạo ra sự khuếch tán cơng nghệ. Q trình này giúp cho việc thiết kế, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng sạch hơn.

Mặt khác, mức chi cao hơn của chính phủ hỗ trợ cho việc thiết lập, thực thi và hiệu quả của các quy định mơi trường, từ đó có thể dẫn đến sự phát triển của các tổ chức nâng cao chất lượng môi trường (Fullerton & Kim, 2008), đại diện cho kênh điều tiết mơi trường. Ngồi ra, chi tiêu cơng cũng có thể có hiệu ứng thu nhập thơng qua trợ cấp cho các hộ gia đình giúp tăng cường sức mua khiến mọi người tiêu thụ hàng hóa sạch nhiều hơn và nhu cầu cho mơi trường sạch hơn (Adewuyi, 2016).

Giả thuyết 4: Chi tiêu cơng có tác động âm đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển.

Trong khi đó, tác động của thuế đến môi trường chủ yếu thông qua hiệu ứng kỹ thuật, bằng cách giảm mức phát thải trên một đơn vị hàng hóa được sản xuất hoặc tiêu thụ (Knigge & Görlach, 2005). Thuế trực tiếp làm tăng chi phí đầu vào “bẩn” hoặc hàng hóa tiêu dùng “bẩn” như nhiên liệu hoặc xăng dầu, do đó tạo ra sự tiết kiệm và thay thế của chúng. Các chính sách này cũng có thể tạo ra một số hiệu ứng thành phần đầu ra bằng cách tăng giá tương đối của sản phẩm đầu ra sử dụng nguyên liệu đầu vào “bẩn”.

Ngoài ra, xem xét tác động của thuế đến mức độ ÔNMT, nhiều học giả ủng hộ lập luận về thuế Pigou và mức độ ÔNMT (Bluffstone, 2003; G. S. Eskeland & Jimenez, 1992). Nguyên tắc đánh thuế môi trường hiệu quả theo Pigou là mức thuế ô nhiễm đánh trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra gây ÔNMT ngang bằng với các chi phí ngoại tác do đơn vị sản phẩm này gây ra đối với môi trường tại mức sản lượng tối ưu xã hội. Theo đó, các loại thuế môi trường này nhằm mục tiêu là khiến các cơng ty phải nội hố các ngoại tác và điều chỉnh mức hoạt động của mình về sản lượng tối ưu xã hội. Theo đó, thuế Pigou cịn được gọi là “thuế ô nhiễm tối ưu".

Như vậy, theo lập luận này, tồn tại một mức thuế suất thuế môi trường tối ưu để tạo ra mức sản lượng tối ưu và mức ô nhiễm tối ưu. Tuy nhiên, mức thuế suất tối ưu

này rất khó để xác định đúng trong thực tế bởi việc đánh giá các chi phí ngoại tác của các hoạt động sản xuất trong thực tế là rất khó khăn. Với trường hợp các quốc gia đang phát triển, các quốc gia này có thể vì mục tiêu phát triển kinh tế mà thiết kế chính sách thuế tối ưu đề bù đắp các ngoại tác của các công ty gây ra cho mơi trường. Vì vậy, tác giả thiết lập giả thuyết về tác động của thuế đến mức độ ƠNMT như sau:

Giả thuyết 5: Thuế có tác động âm đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) FDI và ô nhiễm môi trường vai trò của chính sách công ở các quốc gia đang phát triển (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)