2.1.1.2 .Mô hình STIRPAT
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm
2.3.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về vai trị của chính sáchcơng đối trong mố
mối quan hệ giữa FDI và chất lượng môi trường
Như López & Palacios (2014) nhận định, một yếu tố chính sách đóng vai trị quan trọng trong việc ảnh hưởng đến ô nhiễm mà cho đến nay phần lớn các nghiên cứu bỏ qua là chính sách tài khóa. Tác động của chính sách tài khóa đã được chứng minh là quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các chính sách tài khóa và chất lượng mơi trường đã nhận được rất ít sự chú ý trong tài liệu.
Antweiler & cộng sự (2001) hình thành một khung lý thuyết để xem xét ảnh hưởng của dòng vốn FDI lên ƠNMT theo quy mơ, kỹ thuật và thành phần tác động. Mơ hình này xem xét vai trị và hành vi của người tiêu dùng đối với ô nhiễm, và các biện pháp ứng phó của chính phủ để giảm thiểu ô nhiễm. Điểm cân bằng của mơ hình lý thuyết cho thấy dịng vốn FDI có tác động tốt lên mơi trường. Mơ hình cho thấy có sự gắn kết giữa thương mại (các hình thức đầu tư và giao thương xuyên
quốc gia như dịng vốn FDI) và nguồn thu thuế của chính phủ với khả năng giảm ơ nhiễm khí thải giữa các quốc gia.
Nghiên cứu C. Zhang & Zhou (2016) kiểm định tác động của chi tiêu chính phủ đối với lượng khí thải của ba chất ơ nhiễm điển hình với trường hợp 106 thành phố Trung Quốc trong thời kỳ 2002-2014. Các tác động được chia thành hai loại: tác động trực tiếp, chi tiêu của chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến ơ nhiễm; và các tác động gián tiếp, các ảnh hưởng gián tiếp của chi tiêu khu vực cơng đối với ƠNMT thơng qua các tác động của nó đến GDP bình qn đầu người. Để kiểm soát mức độ nội sinh tiềm năng và giới thiệu tính năng động, phương pháp GMM được ứng dụng. Tuy nhiên, kết quả kiểm định chỉ ra rằng tổng tác động của chi tiêu chính phủ đối với ba chất gây ô nhiễm này rất khác nhau. Tương tự, Adewuyi (2016) đã xác minh ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ đến lượng khí thải CO2 ở nhiều quốc gia giai đoạn 1990-2015. Tổng hiệu ứng được chia thành các hiệu ứng trực tiếp và gián tiếp, và cả hai tác động ngắn hạn và dài hạn đều được thảo luận tương ứng, tuy nhiên, kết quả kiểm định còn nhiều tranh luận.
Halkos & Paizanos (2016) kiểm định tác động của chính sách tài khóa đến chất lượng môi trường với dữ liệu hàng quý của Hoa Kỳ từ năm 1973 đến 2013. Nghiên cứu phân tích các tương tác ngắn hạn và trung hạn giữa chính sách tài khóa và phát thải khí CO2 bằng cách sử dụng các cú sốc tài khóa. Kết quả chỉ ra rằng việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng mang lại hiệu quả giảm thiểu phát thải từ cả hai nguồn gây ô nhiễm do sản xuất và do tiêu dùng, trong khi cắt giảm thuế được tài trợ bởi thâm hụt có liên quan đến sự gia tăng phát thải CO2 do tiêu dùng.
Có thể thấy rằng, các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến mức độ ÔNMT rất đa dạng và được phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Theo thời gian, các nghiên cứu gần đây ngày càng khám phá đầy đủ và chi tiết hơn các nhân tố tác động đến mức độ ÔNMT. Nghiên cứu của Canh & cộng sự (2019) là một nghiên cứu thực nghiệm điển hình, khám phá tác động của các nhân tố như mức thu nhập, tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, mức độ tiêu thụ năng lượng, vốn trực tiếp nước ngoài FDI, chính sách tài khóa,… đến mức độ ƠNMT tại 106 quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, nghiên cứu của các tác giả chú trọng phân tích vai trị của nền kinh tế ngầm (Shadow economy) đến mức độ ÔNMT. Tương tự, các nghiên cứu của Wu & cộng sự (2016), Ertugrul & cộng sự (2016), Sadorsky (2014) tập trung phân tích chi tiết hơn vai trò của các nhân tố khác như mức độ đơ thị hóa hay độ mở thương mại. Khác với nghiên cứu trên, luận án tập trung phân tích tác động của FDI đến mức độ ƠNMT thơng qua việc làm rõ vai trị của chính phủ ở hai góc độ là thể chế và chính sách cơng. Ngồi ra, bổ sung nghiên cứu của Canh & cộng sự (2019) về tác động của chính sách cơng (chính sách tài khóa), luận án xem xét tác động của thuế đối với mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển.
Cùng hướng nghiên cứu với luận án, nghiên cứu của Canh & cộng sự (2018) nghiên cứu vai trò của thể chế và hội nhập kinh tế đối với mức độ ÔNMT tại 36 quốc gia mới nổi. Tương tự, Huynh & Hoang (2019) khám phá vai trò của FDI và thể chế đối với ơ nhiễm khơng khí tại 19 quốc gia Châu Á. Điểm khác biệt của luận án so với hai nghiên cứu trước là luận án khơng chỉ khám phá vai trị của thể chế mà cịn cả chính sách tài khóa trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển.