2.1.1.2 .Mô hình STIRPAT
5.2 Hàm ý chính sách
Có thể nhận định, các phát hiện của luận án cho thấy vai trị quan trọng chính phủ trong việc điều chỉnh tác động của FDI đối với mức độ ô nhiễm môi trường tại các quóc gia đang phát triển. Vai trị của chính phủ ở cả hai khía cạnh thể chế và chính sách cơng đều vừa có ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng mơi trường vừa
đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định mối quan hệ giữa FDI và chất lượng mơi trường. Theo đó, các nước đang phát triển cần có sự thận trọng trong việc thiết kế, ban hành và thực thi các chính sách liên quan đến thể chế, chính sách cơng (thuế, chi tiêu cơng) và thu hút dịng vốn FDI.
Từ cơ sở nghiên cứu này, một cách khái quát, hàm ý chính sách mà luận án đề xuất là chính phủ ở các quốc gia đang phát triển cần thực hiện mạnh mẽ hơn về cải cách thể chế cũng như thiết lập các chính sách cơng phù hợp một cách đồng bộ nhằm nên môi trường hiệu quả cho việc thu hút dịng vốn FDI có chất lượng cao, có cơng nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến, thân thiện với môi trường. Để đạt được mục tiêu dài hạn này, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể theo mức độ ưu tiên như sau:
Thứ nhất, kết quả kiểm định cho thấy tác động tiêu cực của FDI đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các nước đang phát triển. Như vậy, mặc dù FDI được xem là động lực quan trọng để phát triển kinh tế song FDI lại là tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường tại các nước đang phát triển. Theo đó, chính phủ các nước đang phát triển cần có những thay đổi thích hợp trong chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, theo hướng cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mơi trường:
“(1) “Các chính phủ cần xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút đầu tư FDI sạch trong giai đoạn tới,“ưu tiên các dự án FDI có cơng nghệ hiện đại, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và tập trung thu hút vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao.”
(2) Quy hoạch và rà soát tất cả các dự án FDI hiện tại một cách chặt chẽ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI, đặc biệt là việc thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án FDI có quy mơ lớn, sử dụng nhiều đất, các dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản, kinh doanh bất động sản, sử dụng nhiều năng lượng, tiềm ẩn nguy cơ gây ƠNMT
(3) Ngồi ra, mỗi quốc gia phải tuân theo các thỏa thuận mơi trường quốc tế để tăng cường tính bền vững mơi trường và giảm ơ nhiễm khơng khí. Khi các quốc gia gây ô nhiễm chịu áp lực quốc tế do cộng đồng quốc tế và luật môi trường quốc tế tạo ra, họ sẽ hạn chế ô nhiễm không khí và cải thiện tính bền vững mơi trường để duy trì tính cạnh tranh trong thương mại quốc tế.
Thứ hai, kết quả kiểm định cho thấy thể chế có tác động âm đến mức độ ÔNMT và thể chế làm giảm tác động dương của FDI đối với mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, nâng cao vai trị chính phủ ở góc độ thể chế nhằm cải thiện ô nhiễm môi trường và điều chỉnh tác động của FDI đến môi trường cần được chú trọng. Môi trường thể chế ổn định là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững về môi trường. Hơn nữa, chất lượng thể chế tốt là nền tảng để các chính sách được thi một cách hiệu quả:
(1) Các khuôn khổ thể chế cần được xác định rõ ràng có liên quan đến cả tăng trưởng kinh tế và phát triển môi trường bền vững bởi vì chúng hoạt động như một ảnh hưởng trung gian, các thể chế xác định việc thực hiện và kết quả của các chính sách của chính phủ, phản ánh khả năng quản lý môi trường. Theo đó, các quốc gia cần có cơ quan chuyên trách về vấn đề bảo vệ mơi trường. Qua đó, các cơ quan này thường xuyên quản lý, giám sát và xử lý về các vấn đề liên quan đến mơi trường.
(2) Các chính phủ phải có hành động để bảo vệ tính bền vững môi trường. Hành động này bao gồm hệ thống luật pháp chặt chẽ về mơi trường (ví dụ, hạn chế phát thải từ nhiều nguồn khác nhau hoặc sử dụng phương thức vận chuyển sạch hơn) và thay đổi cấu trúc (ví dụ, giảm tiêu thụ năng lượng đốt và tham gia vào quy hoạch sử dụng đất).
Thứ ba, kết quả kiểm định cho thấy chính sách cơng, cụ thể là chính sách tài khóa, có tác động âm đến mức độ ƠNMT và các cơng cụ của chính sách tài khóa làm giảm tác động dương của FDI đối với mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, chính phủ cần có những điều chính sách tài khóa hiệu quả, hướng đến sự cân bằng giữa hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế và ơ nhiễm mơi trường:
(1) Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về chính sách thuế liên quan đến bảo vệ mơi trường. Trong đó, chính sách thuế bảo vệ môi trường cần được chú trọng hàng đầu bởi sắc thuế này tác động trực tiếp đến các hoạt động gây hại mơi trường. Chính sách thuế bảo vệ môi trường cần điều chỉnh trực tiếp và mạnh mẽ các tác nhân gây hại đế mơi trường như khí thải cơng nghiệp, khí thải từ phương thiện giao thông hay nước xả thải công nghiệp…
(2) Chính phủ cần xây dựng các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp thực hiện bảo vệ mơi trường thơng qua chính sách thuế. Bên cạnh chính sách thuế mơi trường, chính phủ cần có những cơ chế khuyến khích doanh nghiệp bảo vệ môi trường thông qua những sắc thuế khác như quy định các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hoạt động bảo vệ môi trường, quy định mức thuế suất thuế GTGT ưu đãi đối với những sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thuế nhập khẩu đối với những thiết bị, máy móc phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩn thân thiện với môi trường…
(3) Gia tăng các khoản chi tiêu công liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường như thiết lập các trạm quan trắc nhằm đo lường ơ nhiễm mơi trường, kiểm sốt hoạt động xả thải của doanh nghiệp; xây dựng cơng trình khai thác các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, xăng sinh học…
(4) Thay đổi cơ cấu chi tiêu công theo hướng gia tăng các khoản chi tiêu cơng có tác động trực tiếp đến vốn nhân lực hơn là vốn vật chất, cụ thể là các khoản chi tiêu công cho an sinh xã hội, chuyển giao công nghệ, giáo dục và y tế; chi nghiên cứu & phát triển và chi phổ biến kiến thức (luật pháp về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa). Các khoản chi tiêu công này giúp nâng cao ý thức và phổ biến tri thức về việc sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện với mơi trường. Ngồi ra, quá trình này sẽ tạo ra hiệu ứng làm tăng tỷ lệ vốn nhân lực so với tỷ lệ vốn vật chất, từ đó, làm thay đổi lợi thế so sánh của đất nước theo hướng có lợi cho vốn nhân lực và các hoạt động thâm dụng tri thức, thường thân thiện với môi trường hơn các hoạt động thâm dụng vốn vật chất.