.40 Kiểm định Levene Test sự hài lòng của học viên theo đơn vị công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của trung tâm hội nhập quốc tế, viện nghiên cứu phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 92)

Test of Homogeneity of Variances Compute SHL

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.629 3 281 .183

Nguồn: Tác giả, 2019, trích xuất dữ liệu SPSS 23.0

Bảng kiểm định phương sai đồng nhất Test of Homogeneity of Variances, có sig.= 0.183 >5%, do đó kết luận phương sai giữa các nhóm khơng có sự khác biệt, đủ điều kiện để phân tích Anova.

Kết quả bảng Post Hoc Tests Multiple Comparisons (Phụ lục) cho thấy:

Sự hài lòng giữa hai nhóm Cơ quan hành chính nhà nước và Đơn vị sự nghiệp/ Doanh nghiệp nhà nước là như nhau.

Sự hài lịng giữa hai nhóm Cơ quan hành chính nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân là như nhau.

Sự hài lịng giữa hai nhóm Cơ quan hành chính nhà nước và Học sinh, sinh viên là khác nhau.

Sự hài lòng giữa hai nhóm Đơn vị sự nghiệp/ Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân là khác nhau.

Sự hài lịng giữa hai nhóm Đơn vị sự nghiệp/ Doanh nghiệp nhà nước và Học sinh, sinh viên là như nhau.

Sự hài lịng giữa hai nhóm Doanh nghiệp tư nhân và Học sinh, sinh viên là khác nhau.

Từ kết quả trên có thể thấy được hai nhóm đối tượng có sự khác biệt với các nhóm cịn lại và mức hài lòng thấp hơn là học sinh, sinh viên và Cơ quan hành chính nhà nước.

Tóm tắt chương 4

Chương này đã giới thiệu các kết quả nghiên cứu có được từ việc xử lý và phân tích số liệu thu thập. Trước tiên, dữ liệu đã được sàn lọc và mã hóa trước khi có thể cho tiến hành xử lý và cho ra kết quả thống kê. Phần mô tả mẫu đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng qt về mẫu nghiên cứu theo giới tính, độ tuổi, lĩnh vực cơng tác, khóa đào tạo mà học viên tham gia. Phần này cũng cho thấy phần lớn học viên trong mẫu nhìn chung là khá hài lịng với dịch vụ đào tạo của trường với giá trị trung bình của các nhân tố đều trên mức trung bình và gần bằng hoặc trên 4 điểm (hài lịng). Giá trị trung bình nhân tố Sự hài lòng được kiểm định tại mức ý nghĩa 5% và được đánh giá ở mức hài lòng (4 điểm).

Việc xác định hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố đã giúp ta khẳng định được năm nhân tố từ thang đo ban đầu có độ tin cậy trong việc đo lường sự hài lòng của học viên với dịch vụ đào tạo của Trung tâm Hội nhập quốc tế, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Đó là (1) Sự tin cậy; (2) Sự đáp ứng, (3) Năng lực phục vụ, (4) Sự đồng cảm và (5) Phương tiện hữu hình.

Cuối cùng, phân tích hồi quy tuyến tính được tiến hành đã giúp ta có được phương trình hồi quy cũng như cường độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với sự hài lòng của học viên.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có nhân tố phương tiện hữu hình và năng lực phục vụ có cường độ ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của học viên, những nhân tố cịn lại cũng có ảnh hưởng nhưng với cường độ nhỏ hơn.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận

Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo Trung tâm Hội nhập quốc tế, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của học viên và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của học viên khi theo học tại đơn vị. Để đạt được mục đích trên, nghiên cứu được thực hiện qua hai bước là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Trong nghiên cứu định tính, dựa trên lý thuyết về sự hài lòng cũng như là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và những thang đo đo lường được tác giả tham khảo trong các nghiên cứu trước đây, kết hợp với và phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm chun gia và thảo luận nhóm trước khảo sát chính thức, tác giả thu thập các ý kiến và đã đề xuất thang đo đo lường sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo được kết cấu thành 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên gồm: (1) Sự tin cậy; (2) Sự đáp ứng, (3) Năng lực phục vụ, (4) Sự đồng cảm và (5) Phương tiện hữu hình.

Trên cơ sở tổng quan về những vấn đề về hoạt động tại Trung tâm Hội nhập quốc tế, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung xây dựng bảng khảo sát và tiến hành khảo sát và thu được kết quả là 285 bảng khảo sát đạt yêu cầu để tổng hợp và phân tích. Sau khi kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) được tiến hành kết quả giữ nguyên 5 nhân tố ban đầu (1) Sự tin cậy, (2) Sự đáp ứng, (3) Năng lực phục vụ, (4) Sự đồng cảm và (5) Phương tiện hữu hình, với 19 biến quan sát và nhân tố phụ thuộc với 4 biến quan sát để tiến hành phân tích hồi quy.

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy đa biến, tác giả tiến hành phân tích tương quan giữa các biến thông qua hệ số tương quan Pearson. Kết quả phân tích tương quan đạt u cầu vì nhân tố phụ thuộc sự hài lòng của học viên và các nhân tố độc lập có tương quan với nhau. Sau cùng, 5 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ

thuộc được đưa vào phân tích hồi quy.

Kết quả phân tích hồi quy cho ra: mơ hình gồm năm nhân tố tác động đến sự hài lòng của học viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Hội nhập quốc tế, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh.

Trong đó, nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của học viên dựa trên hệ số Beta là nhân tố phương tiện hữu hình với hệ số hồi quy là (β = 0.432); thứ hai là năng lực phục vụ với hệ số là (β = 0.412) và thứ ba là sự đáp ứng với hệ số hồi quy là (β =0.347), thứ tư là sự tin cậy với hệ số là (β = 0.341), cuối cùng là sự đồng cảm với hệ số là (β = 0.12).

Dựa trên kết quả đó các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 của mơ hình nghiên cứu được kiểm nghiệm và chấp nhận, khi tăng những nhân tố về chất lượng dịch vụ đào tạo (1) Phương tiện hữu hình (PTHH), (2) Năng lực phục vụ (NLPV), (3) Sự đồng cảm (DC), (4) Sự tin cậy (TC), (5) Sự đồng cảm (DC) thì sẽ làm gia tăng mức độ hài lòng của học viên về chất lượng dịch vụ đào tạo, hay cảm nhận của học viên về chất lượng đào tạo tăng lên thì sự hài lịng của học viên cũng tăng theo.

Bên cạnh đó tác giả đã thực hiện các kiểm định để xác định cụ thể hơn mức độ hài lòng giữa các nhóm học viên. Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt hoặc không đủ cơ sở để cho rằng có sự khác biệt sự hài lịng về chất lượng đào tạo giữa các học viên có độ tuổi và giới tính khác nhau. Tuy nhiên, giữa nhóm học viên tham dự khóa học khơng thu phí, cụ thể là Khóa tập huấn sơ lược về nghiệp vụ xuất nhập khẩu có mức độ hài lịng thấp hơn các học viên khác.

Thơng qua kết quả đạt được, nghiên cứu đã phát thảo được bức tranh tổng quan về sự hài lòng của học viên đối với chất lượng đào tạo của Trung tâm Hội nhập quốc tế, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, cũng như xác định được những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hài lịng của học viên. Qua đó giúp đơn vị có những giải pháp có tính hệ thống nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo.

5.2 Giải pháp đề xuất

Qua phân tích kết quả khảo sát sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Hội nhập quốc tế, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh cho thấy học viên chưa thật sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo. Cho nên đơn vị cần đề ra phương hướng khắc phục, điều chỉnh để cho hoạt động đào tạo của đơn vị ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được nhu cầu của học viên và khẳng định vị trí của đơn vị mình trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới. Thông qua khảo sát và kết quả nghiên cứu, tác tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

5.2.1 Đối với nhân tố phương tiện hữu hình

Qua kết quả phân tích chương bốn, nhân tố phương tiện hữu hình là nhân tố quan trọng nhất tác động đến sự hài lòng của học viên với hệ số β=0.432, mức độ hài lòng của học viên về nhân tố phương tiện hữu hình là khá tốt tuy nhiên Trung tâm Hội nhập quốc tế, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh khơng được chủ quan mà cần có những biện pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của học viên. Về các biến quan sát đo lường sự hài lòng của học viên trong nhân tố phương tiện hữu hình như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của trung tâm hội nhập quốc tế, viện nghiên cứu phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 92)