Ảnh hưởng nồng độ dung dịch chitosan đến sự biến thiên hàm lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng độ deacetyl hoá của chitosan đến khả năng ứng dụng vào bảo quản quả xoài “mangifera indical” (Trang 69 - 71)

lượng vitamin C trong quá trình bảo quản.

Xoài được nhúng vào dung dịch chitosan với các công thức:độ deacetyl 75% với các nồng độ 0,5%, 1,0%, 1,5%, 2,0%, 2,5%, để khô màng chitosan bằng quạt gió sau đó bảo quản ở nhiệt độ 10 – 12oC và xác định biến đổi hàm lượng vitamin C trong suốt thời gian bảo quản.

62

Kết quả nghiên cứu xác định hàm lượng vitamin C của thịt quả khi sử dụng màng bao chitosan có 5 nồng độ khác nhau xử lý số liệu thu được kết quả trình bày ở phụ lục 1 bảng 3.11 0 10 20 30 40 50 1 5 10 15 20 25 30

Thời gian bảo quản (ngày)

H à m l ư n g v it a m in C ( m g /1 0 0 g ) DC MC11 MC12 MC13 MC14 MC15

Hình 3.11. Đồ thảnh hưởng của nồng độ chitosan đến s biến thiên hàm lượng vitamin C trong thời gian bảo quản.

(DC quả xoài không bao màng chitosan, MC11 quả xoài bao màng chitosan 0,5%, 75%DD; MC12 quả xoài bao màng chitosan 1,0%, 75%DD; MC13 Quả xoài bao màng chitosan 1,5%, 75%DD; MC14 Quả xoài bao màng chitosan 2,0%, 75%DD; MC15 Quả xoài bao màng chitosan 2,5%, 75%DD).

Nhận xét và thảo luận

Trong quá trình bảo quản sự biến thiên hàm lượng vitamin C được thể hiện trên hình 3.11. Nhìn chung tốc độ biến thiên vitamin C ở mẫu đối chứng biến thiên nhanh hơn các mẫu có bao màng chitosan. Hàm lượng vitamin C đạt cực đại vào ngày thứ 10 đối với mẫu đối chứng (39,7 mg/100g), ở mẫu MC12 và MC12 hàm lượng vitamin C đạt cực đại ở ngày thứ 15 (MC11 là 39,5 mg/100g và MC12 là 38,0 mg/100g), ở mẫu MC13, MC14 và MC15 hàm lượng vitamin C đạt cực đại vào ngày thứ 20 (MC13 là 39,5 mg/100g, MC14 là 37,7 mg/100g và MC15 là 36,5 mg/100g).

63

Như vậy sau 30 ngày bảo quản hàm lượng vitamin C của mẫu đối chứng giảm xuống 18,4 mg/100g thấp hơn giá trị ban đầu sau 1 ngày bảo quản. Nhìn vào đồ thị chúng ta thấy rằng ở các mẫu bao màng chitosan tốc độ giảm hàm lượng vitamin C ở hai công thức MC11 và MC12 là lớn hơn so với các mẫu bao màng chitosan khác cụ thể là MC11 là 22,5 mg/100g; MC12 là 25,2 mg/100g. Hàm lượng vitamin C ở các mẫu 1,5 – 2,5% vẫn còn cao (MC13 là 30,8 mg/100g; MC14 là 28,6 mg/100g; MC15 là 27,2 mg/100g)

Tốc độ tăng hàm lượng vitamin C ở các mẫu chitosan 0,5 – 1,0% trong những ngày đầu bảo quản lại cao hơn các mẫu chitosan 1,5 – 2,5% là vì độ dày của màng chitosan tạo ra trên bề mặt quả nhỏ hơn nên quá trình chuyển hóa vitamin C nhanh hơn. Lượng oxi bên trong màng chitosan 0,5 – 1,0% lại cao hơn các màng chitosan khác nên ascorbic acid dễ bị oxi hóa vào những ngày cuối nên tổn thất vitamin C cũng lớn hơn các mẫu khác.

Nhìn chung, tổn thất vitamin ở các mẫu có bao màng chitosan là thấp nhất. Với nồng độ từ 1,5 – 2,5% thì lớp màng tạo ra trên bề mặt quả có độ dày phù hợp để hạn chế quá trình tổn thất vitamin C.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng độ deacetyl hoá của chitosan đến khả năng ứng dụng vào bảo quản quả xoài “mangifera indical” (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)