Hậu quả của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 26 - 27)

1 .TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. RỦI RO TÍN DỤNG

1.1.4.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng

Giảm lợi nhuận của ngân hàng

Khi RRTD xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó địi, sự ứ đọng vốn dẫn đến giảm vòng quay vốn ngân hàng. Mặt khác, khi có q nhiều các khoản nợ khó hoặc khơng thu hồi được sẽ phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ,…các chi phí này cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất nợ quá hạn, vì đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, một trong những biện pháp xử lý của ngân hàng, thực tế ngân hàng rất khó có thể thu hồi đầy đủ chúng. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động

trong khi một bộ phận tài sản của ngân hàng không thu được lãi cũng như không chuyển được thành tiền cho người khác vay và thu lãi. Kết quả là lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm sút.

Giảm khả năng thanh toán của ngân hàng

Ngân hàng thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới,…) và dòng tiền vào (tiền nhận gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay,…) tại các thời điểm trong tương lai. Khi các hợp đồng vay khơng được thanh tốn đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền. Một thực tế diễn ra, các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại khơng được hồn trả đúng hẹn. Nếu ngân hàng khơng đi vay hoặc bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu, gặp phải vấn đề lớn trong rủi ro thanh khoản.

Giảm uy tín của ngân hàng

Tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần, hay những thông tin về RRTD của ngân hàng bị tiết lộ ra cơng chúng, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút, đây là cơ hội tốt cho các đối thủ cạnh tranh giành giật lấy thị trường và khách hàng.

Phá sản ngân hàng

Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng khó khăn trong việc hoàn trả, nhất là những khoản vay lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động của chính ngân hàng. Khi ngân hàng không chuẩn bị trước các phương án dự phịng, khơng đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu rút vốn q lớn, sẽ nhanh chóng mất khả năng thanh tốn, dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)