Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 47)

1 .TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

1.5. MƠ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

1.5.2. Giả thuyết nghiên cứu

Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa GDP kỳ hiện tại so với GDP kỳ trước chia cho GDP kỳ trước và được thể hiện bằng đơn vị %. Dữ liệu được lấy từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

GDPt = GDPt− GDPt−1

GDPt−1 x 100

Các nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng khơng cùng chiều với rủi ro tín dụng như nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2014).

Tác giả đặt giả thuyết như sau:

H1: Tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Thất nghiệp

Thất nghiệp là những người nằm trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc, đang tích cực tìm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ số giữa những người thất nghiệp so với lực lượng lao động. Dữ liệu được lấy từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

TNt =Số người khơng có việc làm

Tổng số lao động xã hội x 100

Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp hàng năm có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng như nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2014).

Tác giả đặt giả thuyết như sau:

H2: Thất nghiệp có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Lạm phát

Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên theo thời gian. Tỷ lệ lạm phát của một năm nào đó là tỷ lệ phần trăm tăng lên của chỉ số giá năm đó so với chỉ số giá của năm trước. Dữ liệu được thu thập từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

LPt =CPIt− CPIt−1

CPIt−1 x 100 Tác giả đặt giả thuyết như sau:

H3: Lạm phát hàng năm có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống

Tăng trưởng tín dụng hệ thống được đo lường bằng hiệu số giữa dư nợ tín dụng tồn hệ thống năm nay trừ cho dư nợ tín dụng tồn hệ thống năm trước và chia cho dư nợ tín dụng tồn hệ thống năm trước.

TT_HTt =Dư nợ_HTt− Dư nợ_HTt−1

Dư nợ_HTt−1 x 100 Tác giả đặt giả thuyết như sau:

H4: Tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Nợ xấu trong quá khứ

Patersson và Wadman (2004), nợ xấu được định nghĩa là các khoản vay mà ngân hàng khơng thể thu lợi được từ khoản vay đó. Theo Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, nợ xấu là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên thuộc các nhóm 3, 4, 5 bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn; Nguồn dữ liệu được lấy từ BCTC của các NHTM.

𝑁𝑋i,t−1 = Nợ xấu i,t−1

Tổng dư nợi,t−1 𝑥 100 Tác giả đặt giả thuyết như sau:

H5: Nợ xấu trong quá khứ có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Hiệu quả kinh doanh trong quá khứ

Chỉ số này được đo lường bằng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, cho biết bình quân một đồng vốn chủ sở hữu được bỏ vào đầu tư thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho chủ sở hữu. Nguồn dữ liệu được lấy từ BCTC của các NHTM.

ROEi,t−1 = Lợi nhuận ròngi,t−1

Vốn chủ sở hữui,t−1 𝑥 100 Tác giả đặt giả thuyết như sau:

H6: Hiệu quả kinh doanh trong quá khứ có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Sự yếu kém trong quản lý

Để đo lường sự yếu kém trong quản lý, tác giả dùng tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu hoạt động, phản ánh sự quản lý yếu kém. Chỉ tiêu này còn cho biết, một đồng doanh thu hoạt động được tạo ra sẽ mất bao nhiêu đồng chi phí. Nguồn dữ liệu được lấy từ BCTC của các NHTM.

𝐻𝑄𝑖,𝑡 = 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑖,𝑡 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔𝑖,𝑡 Tác giả đặt giả thuyết như sau:

H7: Sự yếu kém trong quản lý có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Quy mơ ngân hàng

Quy mơ ngân hàng được tính bằng cách lấy logarit của tổng tài sản. Nguồn dữ liệu được lấy từ BCTC của các NHTM.

QMi,t = Ln(Tổng tài sản)

Tác giả đặt giả thuyết như sau:

H8: Quy mơ ngân hàng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng được tính bằng cách lấy dư nợ của năm sau trừ dư nợ của năm trước, tất cả chia cho dư nợ của năm trước. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Nguồn dữ liệu được lấy từ BCTC của các NHTM.

𝑇𝑇𝑖,𝑡 =(𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑖,𝑡− 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑖,𝑡−1)

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑖,𝑡−1 𝑥 100 Tác giả đặt giả thuyết như sau:

H9: Tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Đòn bẩy tài chính

Địn bẩy tài chính được đo bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Chỉ tiêu này đánh giá độ lành mạnh tài chính của NHTM. Nguồn dữ liệu được lấy từ BCTC của các NHTM.

ĐBi,t =Vốn chủ sở hữui,t

Tổng tài sảni,t 𝑥100 Tác giả đặt giả thuyết như sau:

H10: Địn bẩy tài chính có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Quy mô cho vay

Theo cách tính của Trần Huy Hồng (2011) thì quy mơ cho vay được tính bằng dư nợ cho vay trên tổng tài sản. Nguồn dữ liệu được lấy từ BCTC của các NHTM.

CVi,t =Dư nợ cho vayi,t

Tổng tài sảni,t 𝑥100 Tác giả đặt giả thuyết như sau:

H11: Quy mơ cho vay có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Bảng 1.1: Mô tả và giả thuyết nghiên cứu

Biến Đo lường Giả

thuyết

Tăng trưởng

kinh tế GDPt =GDPt− GDPt−1

GDPt−1 x 100 -

Thất nghiệp TNt =Số người khơng có việc làm

Tổng số lao động xã hội x 100 + Lạm phát LPt =CPIt− CPIt−1 CPIt−1 x 100 + Tăng trưởng tín dụng hệ thống TT_HTt =Dư nợ_HTt− Dư nợ_HTt−1 Dư nợ_HTt−1 x 100 + Nợ xấu 𝑁𝑋i,t−1 = Nợ xấu i,t−1

Biến Đo lường Giả thuyết

Hiệu quả

kinh doanh ROEi,t−1 = Lợi nhuận ròngi,t−1

Vốn chủ sở hữui,t−1 𝑥 100 + Sự yếu kém trong

quản lý 𝐻𝑄𝑖,𝑡 = 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑖,𝑡

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔𝑖,𝑡 + Quy mô

ngân hàng QMi,t= Ln(Tổng tài sản) +

Tăng trưởng tín dụng 𝑇𝑇𝑖,𝑡 =(𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑖,𝑡− 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑖,𝑡−1) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑖,𝑡−1 𝑥 100 +

Địn bẩy tài chính ĐBi,t =Vốn chủ sở hữui,t

Tổng tài sảni,t 𝑥100 - Quy mô

cho vay CVi,t = Dư nợ cho vayi,t

Tổng tài sảni,t 𝑥100 +

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng nói chung, chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng và lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM, lược khảo một số nghiên cứu trước trên thế giới cũng như trong nước về về vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đã đề xuất mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG

2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam

Sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam có thể được đánh dấu từ sự ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vào ngày 06/05/1951. Tuy nhiên, trước 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, khơng có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh. NHNN vừa đóng vai trị Ngân hàng Trung ương vừa là Ngân hàng thương mại. Đến năm 1990, do nhu cầu chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần, ngày 23/05/1990, Hội đồng Nhà Nước ban hành pháp lệnh về NHNN và pháp lệnh về các tổ chức tín dụng. Hai pháp lệnh này đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ hệ thống một cấp sang hệ thống hai cấp. Từ đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được tổ chức tương tự như hệ thống ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường: chức năng của NHNN được thu hẹp lại, chỉ cịn giám sát chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý hệ thống tín dụng, giám sát các ngân hàng thương mại, quản lý dự trữ ngoại hối với mục tiêu hàng đầu là bình ổn tiền tệ và kiểm sốt lạm phát, trong khi chức năng trung gian tài chính (huy động và phân bổ vốn) được chuyển sang cho các ngân hàng thương mại.

Cải cách hệ thống ngân hàng năm 1990 đã xóa bỏ được tính chất độc quyền nhà nước, góp phần đa dạng hố hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như về số lượng ngân hàng. Cụ thể, số lượng ngân hàng TMCP (NHTMCP) đã tăng lên nhanh chóng. Từ năm 1991-1993, số lượng NHTMCP nhảy vọt từ 4 ngân hàng lên đến 41 ngân hàng và đạt đỉnh điểm là 51 ngân hàng vào năm 1997. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997, một số NHTMCP do kinh doanh không hiệu quả, bị phá sản hoặc rút giấy phép hoạt động nên con số này đã giảm. Giai đoạn 2000 - 2007, là giai đoạn đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng nhằm củng cố và phát triển theo hướng tăng cường năng lực quản lý về tài chính, đồng thời giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại các NHTMCP yếu kém về hiệu quả kinh

doanh. Do đó, thời kỳ này số lượng các ngân hàng TMCP đã giảm xuống đôi chút so với những năm cuối của thập kỷ 1990. Ngoài ra, số lượng các chi nhánh và đại diện của các ngân hàng nước ngồi có xu hướng gia tăng theo các cam kết đã ký, trước hết là hiệp định thương mại Việt-Mỹ, hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN. Kết quả là, tỷ trọng về số lượng NHTMCP giảm xuống so với toàn hệ thống ngân hàng thương mại, từ đỉnh cao 73% ở năm 1993 xuống còn 40% vào năm 2007. Đến năm 2008 và 2009, do hai ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) là ngân hàng Ngoại thương và ngân hàng Công thương lần lượt chuyển đổi sang hình thức cổ phần nên tỷ lệ này đã tăng lên chiếm khoảng 42% năm 2008 và 43% năm 2009 so với toàn ngành.

Cho đến năm 2019, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm 4 NHTM nhà nước, 31 NHTM cổ phần, 9 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Biểu đồ 2.1: Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Nguồn: Dữ liệu từ NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)