Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 60)

1 .TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Kết quả định lượng các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NTHMCP Việt

2.3.1. Tăng trưởng kinh tế

Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam với mức ý nghĩa 1%. Hệ số hồi quy bằng là -0.119486 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi nền kinh tế tăng trưởng 1% thì rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam giảm 0.119486% (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết tác giả đặt ra dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm của Chaibi và Ftiti (2014).

Khi nền kinh tế phát triển thuận lợi, các doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hàng hóa, dịch vụ, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng, từ đó làm tăng khả năng hồn trả nợ vay và ít phát sinh rủi ro tín dụng. Khi kinh tế gặp suy thối, người dân hạn chế chi tiêu mua sắm hàng hóa, dịch vụ dẫn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp suy giảm thể hiện qua doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, tồn kho của các doanh nghiệp gia tăng, điều đó làm phát sinh rủi ro tín dụng cho các ngân hàng. Mặt khác, nợ xấu tăng làm dịng vốn trong nền kinh tế khơng được lưu thông trơi chảy, các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam. Các doanh nghiệp phá sản, mất khả năng trả nợ cơng với tình hình tín dụng tăng trưởng nóng làm gia tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Trước tình hình nợ xấu tăng cao, Chính phủ đã thực hiện chính sách tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu và từ đó giảm rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)