Sự yếu kém trong quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 62)

1 .TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Kết quả định lượng các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NTHMCP Việt

2.3.5. Sự yếu kém trong quản lý

Kết quả cho thấy sự yếu kém trong quản lý có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam với mức ý nghĩa 5%. Hệ số hồi quy bằng 0.005048 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi sự yếu kém trong quản lý tăng 1% thì rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam tăng 0.005048%. Kết quả phù hợp với giả thuyết tác giả đặt ra dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm của Trần Trọng Phong và cộng sự (2015), Chaibi và Ftiti nghiên cứu ở Pháp (2014), Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015).

Các ngân hàng TMCP Việt Nam cho thấy sự yếu kém trong quản lý thể hiện qua khâu chấm điểm tín dụng, thẩm định tài sản đảm bảo và việc theo dõi các khoản vay. Sự yếu kém trong quản lý dẫn đến việc nợ xấu gia tăng ở các ngân hàng. Cụ thể, sự yếu kém trong quản lý phát sinh các vấn đề như sau: (i) việc kiểm sốt chi phí nội bộ, khơng theo dõi đầy đủ danh mục cho vay hoặc không phân bổ đầy đủ nguồn lực để giám sát khoản vay và sai lầm trong việc đánh giá các khoản nợ xấu; (ii) Ngân hàng phải sử dụng nhiều nguồn lực để xử lý những khoản vay có vấn đề, làm gia tăng chi phí và hiệu quả quản lý của ngân hàng giảm.

Chi phí hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2017 có chiều hướng gia tăng, thể hiện sự yếu kém trong quản lý làm phát sinh nhiều chi phí. Tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008 cùng với việc mở rộng quy mô thiếu kiểm sốt, làm gia tăng chi phí hoạt động và bộc lộ sự yếu kém trong quản lý của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Điều này là nguyên nhân làm tăng rủi ro tín dụng ở các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 62)