Hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 70 - 77)

1 .TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

3.2. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

3.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Mở rộng khoảng thời gian nghiên cứu và tăng số lượng các ngân hàng trong dữ liệu nghiên cứu bao gồm NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, để từ đó kết quả nghiên cứu sẽ có tính đại diện cao hơn. Nghiên cứu sau nên tập trung vào nghiên cứu sự tác động trước và sau khủng hoảng tài chính 2008, để thấy được sự khác nhau về sự tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Đưa vào nghiên cứu thêm các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP như loại hình sở hữu ngân hàng, tỷ lệ cho vay lĩnh vực không ưu tiên trên tổng dư nợ, hiện tượng che dấu thu nhập.

Có thể sử dụng phương pháp thơng qua việc phỏng vấn sâu các nhà quản lý ngân hàng, các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng để tìm ra các yếu tác động đến nợ xấu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa vào kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam ở chương 4, chương này tập trung vào việc đưa ra các khuyến nghị dựa trên các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Mặt khác, tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của đề tài và từ đó đưa ra những hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

KẾT LUẬN

Luận văn nghiên cứu về Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Cụ thể, đề tài nghiên cứu 11 yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát, tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống, nợ xấu, hiệu quả kinh doanh, sự yếu kém trong quản lý, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, địn bẩy tài chính và quy mơ cho vay. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy GMM trên dữ liệu bảng để xử lý các vấn đề như nội sinh, phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan.

Luận văn đã giải quyết được các mục tiêu đặt ra cho nghiên cứu này, cụ thể như sau:

Thứ nhất, luận văn đã xác định được các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của

các ngân hàng TMCP Việt Nam. Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát, nợ xấu, hiệu quả kinh doanh, sự yếu kém trong quản lý và tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Ngồi ra, tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống, quy mơ, địn bẩy tài chính và cho vay khơng có ý nghĩa thống kê.

Thứ hai, nghiên cứu này đã xác định được chiều hướng và mức độ tác động của

các yếu tố đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Cụ thể, yếu tố tác động mạnh nhất đến rủi ro tín dụng là tăng trưởng kinh tế với hệ số tác động là 0.119486, yếu tố tác động yếu nhất đến rủi ro tín dụng là sự yếu kém trong quản lý với hệ số tác động là 0.005048. Như vậy, sự phát triển của nền kinh tế là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Như vậy, mục tiêu đầu tiên và mục tiêu thứ hai của luận văn là xác định các yếu tố và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam về cơ bản đã được giải quyết.

Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả đã đưa ra một số khuyến

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1) Chính phủ, 2009. Ban hành quy đinh về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại. Nghị định 59/2009/NĐ-CP

2) Lê Vân Chi Và Hoàng Trung Lai, 2014. Các nhân tố ảnh huởng tới rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại việt nam. Tạp chí kinh tế & phát triển số 207 tháng 9/2014, 98 -107.

3) Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2005. Ban hành về quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước số 493/2005/QĐ-NHNN

4) Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung, Trần Bá Thọ và Lâm Mạnh Hà, 2013. Giáo

trình kinh tế vĩ mơ. NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

5) Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều, 2015. Ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm đến rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí phát triển

kinh tế, 26(3), 49-63.

6) Peter S.Rose, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại, TP. Hà Nội: NXB Tài

Chính

7) Trần Huy Hồng, 2011. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Lao động xã hội.

8) Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương, 2015. Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí kinh tế &

phát triển số 216(II) tháng 6/2015, 54 -60.

9) Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014. Các yếu tố ảnh huởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí khoa học trường Đại học

Mở TP.HCM - số 3 (36) 2014.

10) Ahlem Selma, Messsai and Fathi Jouini, 2013. Micro and macro determinants of Non-performing Loans. International Journal of Economics and Financial Issues, Vol. 3, No 4, 2013, pp 852 – 860.

11) Assist. Prof. Dr. Mehmed Ganić, 2014. Bank Specific Determinants of Credit Risk - An Empirical Study on the Banking Sector of Bosnia and Herzegovina.

International Journal of Economic Practices and Theories (IJEPT) ISSN: 2247 – 7225 (online), Vol 4, No 4 (2014).

12) Berger, A.,& De Young, R (1997). Problem loans and cost efficiency in commercial banks. Journal of banking and finance, 21, 849-870.

13) Castro, V. (2013). Macroeconomic determinants of the credit risk in the banking system: The case of the GIPSI. Economic Modelling, 31, 672-683.

14) Chaibi, H., & Ftiti, Z. (2015). Credit risk determinants: Evidence from a cross- country study. Research in international business and finance, 33, 1-16.

15) Fofack & Hippolyte, 2005 . Nonperforming Loans in Sub-Saharan Africa: Causal Analysis and Macroeconomic Implications. World Bank Policy Research Working Paper No. 3769.

16) Geogre, G., K., 2004. Macroeconomic stability, Bank soundness, and Design Optimum Regulatory Structures. Multinational Finance Journal.

17) Patersson, J. and Wadman, I., 2004. Non-Performing Loans – The markets of Italy and Sweden. Uppsala University thesis. Department of Business Studies. 18) Perez, D., Salas-Fumas, V. and Saurina, J., 2006. Earnings and Capital

Management in Alternative Loan-Loss Provision Regulatory Regimes. Banco de

España Working Papers: 0614.

19) Ravi Prakash Sharma Poudel, 2013. Macroeconomic Determinants of Credit Risk in Nepalese Banking Industry. Proceedings of 21st International Business Research Conference 10 - 11 June, 2013, Ryerson University, Toronto, Canada,

ISBN: 978-1-922069-25-2

20) Stern, G., and Fedman, R., 2004. Too big to fail: The Hazards of Bank bailouts.

21) Valsamakis, A., C., Vivan, R., W. and Du Toit, G., S., 2005. Risk Management:

managing enterprise risks 3rd edition. South Africa: Heinemann Publishers

22) Zribi, N., & Boujelbegrave, Y. (2011). The factors influencing bank credit risk: The case of Tunisia. Journal of accounting and taxation, 3(4), 70-78.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)