CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 29)

1 .TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG

1.2.1. Quy mơ tín dụng

Quy mơ tín dụng thể hiện qua các chỉ tiêu như dư nợ trên tổng tài sản, dư nợ/số lượng cán bộ tín dụng so với mức trung bình của các ngân hàng; số lượng khách hàng/số lượng cán bộ tín dụng;…. Nếu ngân hàng cho khách hàng vay vượt mức nhu cầu cần thiết, dẫn đến rủi ro khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, làm tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

1.2.2. Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung rủi ro cho vay trong một ngành, kỳ hạn và thời gian cho vay, cho vay có đảm bảo …

Nếu cơ cấu tín dụng hướng đến cho vay vào những ngành có độ rủi ro cao thì rủi ro tín dụng tăng. Khi ngành đó bị suy thoái để lại tổn thất nặng nề cho ngân hàng và có thể dẫn đến phá sản (cho vay bất động sản, cho vay chứng khoán, … ).

Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cho vay theo cơ cấu nguồn huy động vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng cho vay trung dài hạn lại sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản

Nếu trong cơ cấu tín dụng, các khoản vay có tài sản bảo đảm chiếm tỷ lệ thấp thì khả năng phát sinh rủi ro cao khi người vay khơng thanh tốn được nợ vay và ngân hàng gặp nguy cơ mất vốn do không thể xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay

1.2.3. Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là một chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nếu đến kỳ hạn cam kết hoàn trả nợ vay theo hợp đồng, người vay khơng hồn trả nợ một phần hay tồn bộ khoản vay thì phát sinh nợ quá hạn

Nợ quá hạn có thể được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn =Số dư nợ quá hạn Tổng dư nợ

Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = Số khách hàng có nợ quá hạn Tổng số khách hàng có dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn cao là dấu hiệu cho thấy rủi ro tín dụng tại ngân hàng cao và ngược lại.

1.2.4. Nợ xấu

Nợ xấu chính là các khoản vay khơng thể thu hồi được do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, mất khả năng thanh toán.

Theo quyết định công văn số 02/QĐ-NHNN ngày 21/01/2013 và công văn sửa đổi số 09/NHNN ngày 18/03/2014 “Nợ xấu được phân vào nợ nhóm 3 (dưới chuẩn), nợ nhóm 4 (nghi ngờ), nợ nhóm 5 (khả năng mất vốn). Nợ xấu là các khoản nợ phát sinh quá hạn mà người vay khơng có khả năng thanh tốn hoặc các khoản vay đã quá thời hạn thanh toán hơn 90 ngày.

Nợ xấu =Tỷ lệ nợ xấu Tổng dư nợ

1.2.5. Dự phịng rủi ro tín dụng

Laeven Majnoni (2002) cho rằng rủi ro tín dụng là tỷ lệ dự phịng rủi ro chia cho dư nợ cho vay vì các khoản nợ vay chiếm tỷ trọng chủ yếu đối với tổng tài sản nên có thể sử dụng để tính rủi ro. Daniel Foos và cộng sự (2010) tính rủi ro tín dụng bằng cách lấy tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng năm t chia cho tổng dư nợ cho vay năm t -1 vì dự phịng rủi ro được thực hiện trích lập theo số liệu dư nợ năm trước, do các khoản vay thường sẽ không phát sinh quá hạn ngay trong năm.

RRTDi,t =Dự phịng rủi ro tín dụng t Tổng dư nợ i,t−1

1.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG 1.3.1. Các yếu tố kinh tế vĩ mô

Sản lượng quốc gia (Gross Domestic Product – GDP) là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng được tạo ra trên lãnh thổ của một nước, tính trong khoảng thời gian nhất định thường là một năm. Xét tại một thời điểm có thể tăng giảm, nhanh chậm nhưng qua thời gian dài thì nó thường có xu hướng tăng lên. GDP thể hiện mức sản xuất do các DN đóng trên lãnh thổ của một nước. Tốc độ tăng trưởng GDP chính là sự chênh lệch giữa giữa GDP kỳ hiện tại so với GDP kỳ trước chia cho GDP kỳ trước, thể hiện bằng đơn vị %. (Nguyễn Như Ý và cộng sự, 2013).

Những biến đổi của nền kinh tế là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. George (2004), đã cho thấy mối liên kết giữa chu kỳ kinh tế với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ổn định trong kinh tế vĩ mơ có liên quan đến sự bất ổn trong ngành ngân hàng, thị trường tài chính và ngược lại. Khi nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp bán được hàng hóa và dịch vụ từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động, đầu tư mở rộng quy mơ sản xuất, từ đó gia tăng lợi nhuận. Đối với doanh nghiệp, nguồn tiền để thanh toán nợ vay dồi dào, trả nợ đúng hạn. Đối với ngân hàng, sẽ giảm phát sinh nợ xấu, giảm trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, cải thiện tình hình lợi nhuận. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, khơng trả nợ đúng hạn, dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao dẫn đến phát sinh tăng rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên theo thời gian. Tỷ lệ lạm phát của một năm nào đó là tỷ lệ phần trăm tăng lên của chỉ số giá năm đó so với chỉ số giá của năm trước (Nguyễn Như Ý và cộng sự, 2013).

Khi lạm phát tăng dẫn đến lãi suất tăng, từ đó làm tăng áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Thị trường mua bán giảm sút do giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao so với giá trị thực, thu nhập của doanh nghiệp giảm, các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro tăng (Fofack và Hippolyte, 2005).

Khi lạm phát cao, NHTW thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm cung tiền, tăng lãi suất, làm tăng áp lực tài chính cho DN, từ đó làm phát sinh tăng nợ xấu. Ngồi ra, lạm phát cao làm giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn

trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, lạm phát là yếu tố làm tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng.

Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho thấy lạm phát có ảnh hưởng 2 chiều đối với rủi ro tín dụng. Chaibi và Ftiti (2014), lạm phát làm giảm giá trị thực của khoản nợ do mất giá đồng tiền nên có thể trả nợ dễ hơn, do đó lạm phát tác động nghịch đến rủi ro tín dụng. Ngược lại, Castro (2013), cho rằng lạm phát làm giảm thu nhập thực tế do đó ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của khoản vay, vì vậy lạm phát tác động thuận chiều đến rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ thất nghiệp

Thất nghiệp là những người nằm trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc, đang tích cực tìm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ số giữa những người thất nghiệp so với lực lượng lao động. Lực lượng lao động bao gồm những người đang làm việc hay đang tìm kiếm việc (Nguyễn Như Ý và cộng sự, 2013).

Tỷ lệ thất nghiệp cao cho thấy nguồn lực về con người không được sử dụng hết vào sản xuất. Hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp cao gia tăng các tệ nạn xã hội gây thiệt hại cho nền kinh tế …Do áp lực tài chính và thiếu các nguồn phúc lợi xã hội, người lao động phải làm những công việc khơng phù hợp với trình độ năng lực cho nên năng suất lao động giảm. Hệ quả của thất nghiệp tăng là thu nhập hộ gia đình giảm dẫn đến giảm chi tiêu hộ gia đình, chi đầu tư của doanh nghiệp giảm và nguồn thu nhập trả nợ bị suy giảm, nợ xấu tăng.

Thất nghiệp tăng kéo theo sự sụt giảm về sản lượng quốc gia, giảm cầu đầu tư của doanh nghiệp và do hoạt động kinh doanh khó khăn, để cắt bớt chi phí và thu hẹp quy mơ thì phải sa thải bớt lao động. Mặt khác, sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp sẽ phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn trả nợ suy giảm, dẫn đến khả năng nợ xấu của ngân hàng tăng lên.

1.3.2. Yếu tố ngành

Tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống

Yếu tố ngành có thể tác động đến rủi ro tín dụng là tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống, cho biết về mức độ tiếp cận được tín dụng của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng

tín dụng tồn hệ thống có thể khiến nợ xấu tăng lên vì mức tăng trưởng quá nóng của hệ thống có thể làm phát sinh các khoản vay dưới chuẩn, gia tăng các khoản vay rủi ro.

1.3.3. Các yếu tố thuộc về ngân hàng

Hiệu quả kinh doanh

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đo lường thu nhập cho các cổ đông. ROE thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận từ việc đầu tư vào ngân hàng.

Để gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng cũng như thu nhập cho các cổ đông, ngân hàng tăng tỷ trọng cho vay dẫn đến phát sinh các khoản vay dưới chuẩn.

Sự yếu kém trong quản lý

Theo Peter Rose (2001), chi phí quản lý thể hiện khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng và các nhân viên trong việc kiểm soát sự tăng trưởng của các nguồn thu so với mức tăng của chi phí.

Berger và cộng sự (2014), các ngân hàng không quản lý tốt chi phí thường sẽ phát sinh các vấn đề trong việc cho vay như sau: (i) việc kiểm sốt chi phí nội bộ, khơng theo dõi đầy đủ danh mục cho vay hoặc không phân bổ đầy đủ nguồn lực để giám sát khoản vay và sai lầm trong việc đánh giá các khoản nợ xấu; (ii) Nợ xấu có thể xảy ra nằm ngồi tầm kiểm sốt của ngân hàng, ngân hàng phải sử dụng nhiều nguồn lực để xử lý những khoản vay có vấn đề, làm gia tăng chi phí và giảm hiệu quả quản lý của ngân hàng.

Như vậy, quản lý chi phí tốt giúp các ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí. Ngược lại, sự yếu kém trong quản lý là nguyên nhân dẫn đến gia tăng rủi ro tín dụng.

Quy mơ ngân hàng

Quy mơ ngân hàng được đánh giá dựa trên tổng tài sản hoặc tổng dư nợ của một ngân hàng. Theo Zribi và Boujelbene (2011), các ngân hàng lớn có thể lựa chọn các khoản vay, vì vậy có thể đa dạng hóa danh mục cho vay, do đó có thể làm giảm rủi ro tín dụng so với các ngân hàng nhỏ. Ngồi ra, khả năng quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng lớn cũng tốt hơn.

Stern và Feldman (2004), cho rằng “càng lớn thì càng dễ thất bại”. Trong các cuộc khủng hoảng ngân hàng trên thế giới trong một vài thập kỷ gần đây, các ngân hàng lớn thường chủ động chấp nhận rủi ro và tâm lý chủ quan khi luôn mong đợi sự bảo hộ của Chính phủ trong trường hợp ngân hàng rơi vào bờ vực phá sản. Vì thế các ngân hàng thường đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng kém chất lượng, do đó làm phát sinh tăng rủi ro tín dụng.

Tại Việt Nam, các NHTM lớn thường dễ dãi trong công tác thẩm định xét duyệt cho vay đối với các DNNN và các công ty lớn. Dẫn đến rủi ro tín dụng tiềm ẩn cao đối với các khoản vay này.

Tăng trưởng tín dụng

Theo Peter Rose (2001), tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ phần trăm gia tăng dư nợ tín dụng của kỳ này so với kỳ trước. Tăng trưởng tín dụng là một yếu tố quan trọng quyết định đến rủi ro của ngân hàng (Saurina J., 2006). Theo Ahlem Selma và cộng sự (2013), nếu các ngân hàng tăng trưởng tín dụng với tiêu chuẩn lỏng lẻo đồng nghĩa các khoản vay có nhiều rủi ro gia tăng.

Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín dụng là tác động hai mặt. Thứ nhất, cầu tín dụng không thay đổi tuy nhiên ngân hàng muốn gia tăng việc cho vay bằng cách hạ lãi suất vay vốn hoặc, giảm bớt các tiêu chuẩn xét duyệt cho vay. Trong trường hợp này, việc tăng trưởng tín dụng sẽ làm phát sinh rủi ro tín dụng.

Ngược lại, trong trường hợp cầu tiền gia tăng hoặc sản lượng quốc gia gia tăng, doanh nghiệp sẽ tăng cường đầu tư để đáp ứng tổng cầu gia tăng dự kiến, dẫn đến vay nợ thêm để đầu tư vào sản xuất. Trong trường hợp này do nhu cầu tín dụng tăng cao, ngân hàng thường nâng lãi suất vay vốn hoặc nâng chuẩn xét duyệt tín dụng, từ đó làm giảm rủi ro tín dụng.

Quy mô vốn chủ sở hữu

Theo IMF, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là một trong các chỉ tiêu đánh giá độ lành mạnh tài chính của NHTM. Một ngân hàng có tỷ lệ vốn tự có cao thì sẽ có xu hướng rủi ro tín dụng thấp hơn, vốn tự có cao dẫn đến khả năng tự chủ tài chính cao, mọi quyết định về vốn huy động và cho vay sẽ không phải chịu nhiều áp lực, giảm sự liều lĩnh trong kinh doanh, từ đó giảm rủi ro tín dụng.

Quy mơ cho vay

Quy mô cho vay cho biết tỷ trọng cho vay trong tài sản, hệ số này càng lớn thì lợi nhuận ngân hàng sẽ gia tăng, đồng thời gia tăng rủi ro tín dụng (Trần Huy Hoàng, 2011). Dư nợ cho vay bao gồm chất lượng thấp, chất lượng cao, chất lượng trung bình.

Dư nợ chất lượng thấp là những khoản vay mang lại thu nhập lớn, tuy nhiên có mức độ rủi ro cao, các khoản vay này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Dư nợ vay có chất lượng cao là những khoản vay mang lại thu nhập thấp tuy nhiên có mức độ rủi ro thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay. Dư nợ có chất lượng trung bình là những khoản vay mang lại thu nhập trung bình, có mức độ rủi ro chấp nhận được, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.

1.4. LƯỢC KHẢO CÁC MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.4.1. Các mơ hình nghiên cứu trên thế giới 1.4.1. Các mơ hình nghiên cứu trên thế giới

Ravi Prakash Sharma Poudel (2013), nghiên cứu về các yếu tố vĩ mô tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nepal năm 2013. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm các ngân hàng ở Nepal trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2011. Trong đó, biến phụ thuộc là rủi ro tín dụng (Credit Risk), biến độc lập là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF), cung tiền (M2), lãi suất liên ngân hàng (IBR), tỷ giá hối đoái (EXHG), tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (CDR), tỷ lệ an toàn vốn (CAR).

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lạm phát (INF), tỷ giá hối đối (EXHG) có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng (Credit Risk). Trong khi đó, các biến tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), cung tiền (M2), lãi suất liên ngân hàng (IBR) khơng có ý nghĩa thống kê.

Assist. Prof. Dr. Mehmed Ganic ( 2014), nghiên cứu các yếu tố quyết định rủi ro tín dụng - Một nghiên cứu thực nghiệm về hệ thống ngân hàng của Bosnia và Herzegovina. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 17 trên 28 ngân hàng dự kiến được phân tích trong giai đoạn từ 2002 đến 2012. Trong đó, biến phụ thuộc: rủi ro tín dụng (Y), biến độc lập là hiệu quả quản lý (IE), quy mô vốn chủ sở hữu (SR), tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LTD), sức mạnh thị trường (MP), tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tốc độ tăng trưởng tín dụng (CG), tỷ lệ tiền gửi (DR), tỷ lệ dự trữ (RR).

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ tiền gửi (DR) có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro tín dụng (Y). Ngược lại, hiệu quả quản lý (IE), tốc độ tăng trưởng tín dụng (CG) có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng (Y). Trong khi đó, quy mơ vốn chủ sở hữu (SR), tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LTD), sức mạnh thị trường (MP), tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ lệ dự trữ (RR) khơng có ý nghĩa thống kê.

Chaibi và Ftiti (2014) nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng, bằng chứng từ một nghiên cứu xuyên quốc gia năm 2015. Dữ liệu nghiên cứu gồm 147 ngân hàng Pháp với 1029 quan sát và 133 ngân hàng ở Đức với 931 quan sát trong giai đoạn 2005 đến 2011. Trong đó, biến phụ thuộc là rủi ro tín dụng (NPL). Biến độc lập là rủi ro tín dụng trong quá khứ với độ trễ một năm (NPLs ratio), dự phòng rủi ro tín dụng (Loan loss provisions), hiệu quả quản lý (Inefficiency), địn bẩy tài chính (Leverage), tỷ lệ khả năng thanh toán (Solvency ratio), thu nhập ngoài lãi (Non- interest Income), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)