Các yếu tố thuộc về ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 33 - 35)

1 .TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

1.3.3. Các yếu tố thuộc về ngân hàng

Hiệu quả kinh doanh

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đo lường thu nhập cho các cổ đông. ROE thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận từ việc đầu tư vào ngân hàng.

Để gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng cũng như thu nhập cho các cổ đông, ngân hàng tăng tỷ trọng cho vay dẫn đến phát sinh các khoản vay dưới chuẩn.

Sự yếu kém trong quản lý

Theo Peter Rose (2001), chi phí quản lý thể hiện khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng và các nhân viên trong việc kiểm soát sự tăng trưởng của các nguồn thu so với mức tăng của chi phí.

Berger và cộng sự (2014), các ngân hàng không quản lý tốt chi phí thường sẽ phát sinh các vấn đề trong việc cho vay như sau: (i) việc kiểm sốt chi phí nội bộ, không theo dõi đầy đủ danh mục cho vay hoặc không phân bổ đầy đủ nguồn lực để giám sát khoản vay và sai lầm trong việc đánh giá các khoản nợ xấu; (ii) Nợ xấu có thể xảy ra nằm ngồi tầm kiểm sốt của ngân hàng, ngân hàng phải sử dụng nhiều nguồn lực để xử lý những khoản vay có vấn đề, làm gia tăng chi phí và giảm hiệu quả quản lý của ngân hàng.

Như vậy, quản lý chi phí tốt giúp các ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí. Ngược lại, sự yếu kém trong quản lý là nguyên nhân dẫn đến gia tăng rủi ro tín dụng.

Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng được đánh giá dựa trên tổng tài sản hoặc tổng dư nợ của một ngân hàng. Theo Zribi và Boujelbene (2011), các ngân hàng lớn có thể lựa chọn các khoản vay, vì vậy có thể đa dạng hóa danh mục cho vay, do đó có thể làm giảm rủi ro tín dụng so với các ngân hàng nhỏ. Ngồi ra, khả năng quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng lớn cũng tốt hơn.

Stern và Feldman (2004), cho rằng “càng lớn thì càng dễ thất bại”. Trong các cuộc khủng hoảng ngân hàng trên thế giới trong một vài thập kỷ gần đây, các ngân hàng lớn thường chủ động chấp nhận rủi ro và tâm lý chủ quan khi luôn mong đợi sự bảo hộ của Chính phủ trong trường hợp ngân hàng rơi vào bờ vực phá sản. Vì thế các ngân hàng thường đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng kém chất lượng, do đó làm phát sinh tăng rủi ro tín dụng.

Tại Việt Nam, các NHTM lớn thường dễ dãi trong công tác thẩm định xét duyệt cho vay đối với các DNNN và các cơng ty lớn. Dẫn đến rủi ro tín dụng tiềm ẩn cao đối với các khoản vay này.

Tăng trưởng tín dụng

Theo Peter Rose (2001), tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ phần trăm gia tăng dư nợ tín dụng của kỳ này so với kỳ trước. Tăng trưởng tín dụng là một yếu tố quan trọng quyết định đến rủi ro của ngân hàng (Saurina J., 2006). Theo Ahlem Selma và cộng sự (2013), nếu các ngân hàng tăng trưởng tín dụng với tiêu chuẩn lỏng lẻo đồng nghĩa các khoản vay có nhiều rủi ro gia tăng.

Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín dụng là tác động hai mặt. Thứ nhất, cầu tín dụng không thay đổi tuy nhiên ngân hàng muốn gia tăng việc cho vay bằng cách hạ lãi suất vay vốn hoặc, giảm bớt các tiêu chuẩn xét duyệt cho vay. Trong trường hợp này, việc tăng trưởng tín dụng sẽ làm phát sinh rủi ro tín dụng.

Ngược lại, trong trường hợp cầu tiền gia tăng hoặc sản lượng quốc gia gia tăng, doanh nghiệp sẽ tăng cường đầu tư để đáp ứng tổng cầu gia tăng dự kiến, dẫn đến vay nợ thêm để đầu tư vào sản xuất. Trong trường hợp này do nhu cầu tín dụng tăng cao, ngân hàng thường nâng lãi suất vay vốn hoặc nâng chuẩn xét duyệt tín dụng, từ đó làm giảm rủi ro tín dụng.

Quy mô vốn chủ sở hữu

Theo IMF, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là một trong các chỉ tiêu đánh giá độ lành mạnh tài chính của NHTM. Một ngân hàng có tỷ lệ vốn tự có cao thì sẽ có xu hướng rủi ro tín dụng thấp hơn, vốn tự có cao dẫn đến khả năng tự chủ tài chính cao, mọi quyết định về vốn huy động và cho vay sẽ không phải chịu nhiều áp lực, giảm sự liều lĩnh trong kinh doanh, từ đó giảm rủi ro tín dụng.

Quy mơ cho vay

Quy mô cho vay cho biết tỷ trọng cho vay trong tài sản, hệ số này càng lớn thì lợi nhuận ngân hàng sẽ gia tăng, đồng thời gia tăng rủi ro tín dụng (Trần Huy Hoàng, 2011). Dư nợ cho vay bao gồm chất lượng thấp, chất lượng cao, chất lượng trung bình.

Dư nợ chất lượng thấp là những khoản vay mang lại thu nhập lớn, tuy nhiên có mức độ rủi ro cao, các khoản vay này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Dư nợ vay có chất lượng cao là những khoản vay mang lại thu nhập thấp tuy nhiên có mức độ rủi ro thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay. Dư nợ có chất lượng trung bình là những khoản vay mang lại thu nhập trung bình, có mức độ rủi ro chấp nhận được, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)