Những khó khăn tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần tập đoàn HIPT dưới góc độ vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) (Trang 28 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.2. Những khó khăn tồn tại

Phương diện tài chính:

Trong mơi trường kinh doanh ngành CNTT cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt, và bối cảnh kinh tế đầy biến động của thế giới việc duy trì doanh thu khá là khó khăn. Thêm vào đó, cơng ty chỉ quan tâm về mặt tài chính thơng qua các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận sau thuế, chi phí, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu, cịn các khía cạnh khác như khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ và nguồn nhân lực…vẫn chưa quan tâm đúng mức. Các chỉ số tài chính chỉ đưa ra được kết quả hoạt động ở quá khứ, chứ nó khơng thể đưa ra các dự báo trong tương lai, khiến cho việc đưa ra các quyết định của các nhà quản lý đều cịn mang tính kinh nghiệm.

Cơng ty hiện nay đang sử dụng các thước đo tài chính, nó chỉ đánh giá được số liệu của quá khứ, dự báo các số liệu ngắn hạn dẫn đến những quyết định sai lầm của các cấp quản trị như cắt giảm nhân sự, cắt giảm chi phí quảng cáo để giảm chi phí, từ đó sẽ đạt được mục tiêu tài chính tại thời điểm đó nhưng điều này có thể phá vỡ giá trị dài hạn của cơng ty. Ví dụ như việc cắt giảm nhân sự phần mềm đến lúc có dự án khơng có nhân sự triển khai, việc tuyển nhân viên khá khó khăn vì đó là những chuyên viên cấp cao và thời điểm dự án lại diễn ra vào cuối năm nên rất ít nhân sự nhảy việc, do đó phải th đội onsit bên ngồi và chi phí của dự án lên khá cao…. Việc cắt giảm đi bộ phận quản trị dự án, cho nhân viên kinh doanh kiêm nhiệm quản trị dự án của mình, dẫn đến việc thiếu kinh nghiệm và làm thiếu hồ sơ nghiệm thu, sai hồ sơ pháp lý khiến dự án khơng thể đóng được, mất nhiều thời gian, cơng sức và chi phí để giải quyết nó.

Đồng thời việc quản trị khơng tốt về chi phí khiến chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp gia tăng nên dù doanh thu lớn nhưng không đ m lại nhiều lợi nhuận.

Việc xét duyệt thời gian công nợ với khách hàng lớn, trong khi việc thanh quyết tốn với chủ đầu tư cịn khá nhiều vướng mắc khiến cơng ty gặp nhiều khó khăn về nguồn tài chính.

Phương diện khách hàng

Điểm mạnh của các công ty đối thủ cạnh tranh với HIPT là ngoài những khách hàng truyền thống như ngân hàng, bảo hiểm, chính phủ, doanh nghiệp, giáo dục, họ cịn tập trung vào các khách hàng chiến lược trong lĩnh vực y tế, tài chính, dịch vụ cơng. Điểm yếu mà HIPT chưa cải thiện được so với các đối thủ cạnh tranh, đó là HIPT đang bị phụ thuộc vào một số lượng ít khách hàng truyền thống mà chưa mở rộng thêm các khách hàng mới, trong khi đó các đối thủ đã xây dựng được mối quan hệ với các khách hàng, đã xây dựng và phát triển ổn định, có niềm tin nơi khách hàng, có tài chính và năng lực tốt, là đối tác chiến lược của hầu hết các hãng

Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ:

Việc truyền tải các mục tiêu từ ban quản lý xuống các bộ phận thông qua những cuộc họp định kì, nó chỉ mang tính hình thức, chung chung, các chỉ tiêu đánh giá không gắn liền với mục tiêu kinh doanh cụ thể từ ban lãnh đạo xuống các phòng ban, bộ phận. Từ đó, lãnh đạo cơng ty khó khăn để giám sát, th o dõi chặt chẽ các mục tiêu đặt ra và chưa thể phản ánh kết quả kinh doanh một cách chính xác. Đồng thời, cơng ty chưa có hệ thống đo lường, chỉ tiêu hay mục tiêu đánh giá cụ thể và chi tiết hiệu quả các hoạt động kinh doanh một cách hợp lý và khoa học cũng như chưa liên quan và ràng buộc đến mục tiêu, chiến lược phát triển của công ty.

Công ty chưa chú trọng tới thực hiện hiệu quả những quy trình quan trọng, các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống thông tin… nhằm tạo ra giá trị mang lại cho khách hàng khiến số lượng khách hàng giảm sút, và cả sự quản trị khơng tốt chi phí, làm chi phí phát sinh q nhiều khiến lợi nhuận giảm nhiều so với kế hoạch.

và đồng bộ trong hệ thống tồn cơng ty, dẫn đến các quan điểm trái chiều giữa các bộ phận khi làm việc cùng nhau.

Thương hiệu công ty vẫn chưa được quan tâm phát triển đúng mức. Bộ phận kinh doanh hoạt động chưa hiệu quả nên tình hình kinh doanh của cơng ty gặp khá nhiều khó khăn.

Bộ phận mua hàng chưa tạo được mối quan hệ tốt với các hãng như Cisco, HP… nên chưa được hưởng chính sách hỗ trợ giá tốt nhất, chưa được hãng hỗ trợ trong khi các đối thủ của công ty như FPT, CMC, FIS… được hỗ trợ giá rất tốt, do đó giá tham gia đấu thầu cịn cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh nên việc tham gia đấu thầu cịn gặp nhiều khó khăn, khơng trúng thầu vì giá cao.

Phương diện học hỏi và phát triển:

Chính sách đào tạo cịn chưa thật hiệu quả dẫn đến năng lực của nhân viên ở một số khâu vẫn còn yếu kém khiến hiệu quả làm việc chưa tốt như: hồ sơ thầu không đúng yêu cầu dẫn đến trượt thầu, kỹ thuật khảo sát khơng chính xác dẫn đến việc báo giá cho khách hàng thấp hơn khiến hợp đồng bị lỗ….

Việc đánh giá nhân viên hằng năm ở công ty cũng chưa được đo lường cụ thể và vẫn mang nhiều cảm tình giữa cấp trên và cấp dưới. Nhiều nhân viên cảm thấy khơng hài lịng về việc lương thưởng không hợp lý và nhân sự nghỉ việc nhiều sau mỗi lần đánh giá cuối năm, lý do chưa có phương pháp đo lường, đánh giá kết quả để thực hiện được việc động viên và kh n thưởng, khích lệ một cách khách quan và công bằng. Đồng thời, với thách thức cũng như sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành CNTT, việc giữ chân và tuyển dụng nguồn nhân lực đủ trình độ và chun mơn cao cấp cũng là việc hết sức khó khăn, nhân sự nghỉ việc để sang đơn vị khác với hi vọng thu nhập cao hơn, trong khi cơng ty đã bỏ nhiều chi phí đào tạo. Việc mất các nhân sự chủ chốt đ m lại rất nhiều khó khăn cho cơng ty. Hiện nay, công ty mất một số khách hàng do nhân viên kinh doanh nghỉ viêc và mang th o khách hàng qua công ty đối thủ. Hay việc một nhân viên chủ chốt của dự án nghỉ việc mà chưa có được nhân sự thay thế vì đối với những nhân sự này ít

có trên thị trường dẫn đến phải thuê chuyên gia bên ngoài để tiếp tục cho các dự án, khiến chi phí đội lên khá cao làm giảm lợi nhuận dự án, có khi mất cả khách hàng do họ thiếu tự tin về năng lực của đội ngũ cịn lại. Do đó, kết quả đánh giá về các dự án chưa cao. Điều này một phần ảnh hưởng đến việc đưa thêm các dự án mới về cho cơng ty. Bên cạnh đó, việc định hướng mở rộng thị trường của công ty cũng làm cho các lãnh đạo cần tìm giải pháp làm sao để duy trì các khách hàng truyền thống ổn định và mở rộng thêm các khách hàng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần tập đoàn HIPT dưới góc độ vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)