Giải pháp về đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần tập đoàn HIPT dưới góc độ vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) (Trang 97 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

4.2.6.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển

Để cải thiện mức độ hài lòng của nhân viên HIPT, giữ chân các nhân viên giỏi, cơng ty nên cải cách các chính sách lương thưởng phù hợp với năng suất làm

việc với nhân viên, ghi nhận và x m xét các ý kiến đóng góp của nhân viên, tạo mơi trường lành mạnh và tăng tính đồn kết giữa các nhân viên.

Công ty cần tiến hành các cuộc khảo sát định kỳ để khảo sát sự thỏa mãn của nhân viên trong công ty. Đồng thời các trưởng bộ phận nên x m xét đánh giá lại cùng với nhân viên, để tìm thấy những điểm tốt, những điểm cần cải thiện trong quý sau.

Công ty nên luân phiên nhân sự giữa các dự án để học hỏi kinh nghiệm, phát triển nghề nghiệp đồng thời backup cơng việc khi có nhân sự nghỉ việc, để tránh việc dự án rơi vào bị động.

Về chế độ thưởng cuối năm không nên cào bằng mà phải thưởng th o dự án, th o sự đóng góp của nhân viên vào dự án, đối với những dự án có kết quả hơn mong đợi nên có những kh n thưởng nóng cho đội dự án để khuyến khích, ghi nhận sự đóng góp của nhân viên. Hiện nay cơng ty chỉ có xét tăng lương 1 lần trong năm, khơng tạo được sự đóng góp tích cực của các nhân viên giỏi, nên có chính sách tăng lương đặc biệt không th o định kì đối với những nhân sự xuất sắc đ m lại nhiều doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Để nhân viên gắn bó hơn với cơng ty, có thể áp dụng biện pháp mua bảo hiểm ngoài cho người thân th o thâm niên cơng tác ví dụ như 3 năm thì mua thêm cho 1 người, 4 năm mua thêm cho 2 người…. Hoặc đối với chính sách nghỉ mát của cơng ty, nếu thâm niên 3 năm có thể dẫn được 1 người trong gia đình đi miễn phí…. Đồng thời cần xây dựng quy trình đánh giá KPI cụ thể, có thước đo rõ ràng, một chính sách thăng tiến minh bạch , mạnh dạn bổ nhiệm các nhân sự dù trẻ có triển vọng vào các vị trí chủ chốt mà khơng cần th o thâm niên công tác cũng như sa thải nhân viên yếu kém, đã góp ý, giáo dục nhiều lần nhưng khơng thay đổi. Cần phải thiết lập mục tiêu cụ thể và rõ ràng cho các nhân viên trong cơng ty. Sau đó phổ biến cho nhân viên hiểu và nắm rõ mình cần phải làm những gì, mức độ hồn thành ra sao để đạt được mục tiêu, tránh sự hiểu nhầm trong công việc, đồng thời tạo sự minh bạch và cơng bằng cho các nhân viên. Ngồi ra khi nhân viên hiểu được

mục tiêu của mình thì họ sẽ cố gắng phấn đấu hồn thành tốt nhất có thể để được kh n thưởng cuối năm, cũng như có khả năng đề bạt lên các vị trí cao hơn và cơng ty tránh được việc nhân viên xin nghỉ việc rồi mới biết lý do.

Tăng cường tìm kiếm, đãi ngộ các nhân sự trẻ có trình độ cao được đào tạo bài bản trong và ngồi nước để giảm được chi phí th nhân sự bên đối tác để giảm giá thành của dự án, đồng thời nâng cao được năng lực của công ty khi tham gia đấu thầu các dự án. Có những chính sách hỗ trợ thu hút kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp loại giỏi như bỏ qua khâu sơ tuyển và thời gian thử việc cũng như các mức lương ưu đãi. Sau khi tuyển dụng cần đào tạo lại nhằm bổ sung kiến thức thực tế và kỹ năng làm việc cho nhân viên mới. Đào tạo không chỉ tập trung vào chuyên môn nghiệp vụ mà đồng thời phải đào tạo và củng cố về lịng trung thành đối với cơng ty.

Khuyến khích nhân viên tự học hỏi nâng cao trình độ, hỗ trợ hoặc tài trợ hồn tồn kinh phí khi người lao động lấy được các chứng chỉ cao cấp. Đồng thời có 1 ràng buộc nhất định với nhân sự để họ có một sự gắn bó với cơng ty ví dụ như có quy định cụ thể về số tiền tài trợ để học chứng chỉ là 20 triệu thì nhân sự đó phải cam kết làm ở cơng ty trong vịng 1 năm.

Tặng học bổng cho sinh viên giỏi các trường đại học, nhận sinh viên giỏi vào thực tập để giúp đỡ sàng lọc, tuyển chọn được nhân viên giỏi từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường. Từ đó sẽ dễ dàng huấn luyện tham gia vào các dự án, giảm thiểu được chi phí thuê nhân sự của dự án.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả trình bày số liệu cụ thể do sự không hiệu quả của hệ thống đánh giá thành quả hoạt động và thông qua câu hỏi phỏng vấn để đánh giá nhu cầu vận dụng BSC. Từ đó, tác giả đưa ra giải pháp là vận dụng BSC trong đánh giá thành quả hoạt động của công ty bằng việc thiết lập các mục tiêu và thước đo trên 4 phương diện: tài chính, khách hàng, qui trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển cho phù hợp với thực trạng của công ty và đạt được sự đồng thuận của các cấp quản lý và lãnh đạo của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần tập đoàn HIPT dưới góc độ vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)