Quy trình nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng động lực làm việc của người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn phần mềm FPT (Trang 33)

Thang đo nháp Thảo luận nhóm (n = 11) Cơ sở lý thuyết

Thang đo chính thức Nghiên cứu định lượng (n = 340)

- Kiểm tra hệ số Cronbach alpha - Loại các biến có hệ số tương quan biến

tổng nhỏ Đo lường độ tin cậy

thang đo Cronbach Alpha

Phân tích nhân tố EFA

- Kiểm tra phương sai trích - Kiểm tra các nhân tố rút trích - Loại các biến có mức tải nhân tố nhỏ

- Kiểm định sự phù hợp của mơ hình. - Đánh giá mức độ quan trọng của các

nhân tố lên mơ hình. Phân tích mơ hình hồi

quy đa biến

Kiểm tra có sự khác biệt cảm nhận hay không giữa nhân viên nam và nhân viên nữ.

Kiểm định Levene Thang đo hoàn

3.2 Thực hiện nghiên cứu

3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

Kế thừa từ nghiên cứu của Kenneth S.Kovach (1987), bảng câu hỏi sơ bộ (thang đo nháp) được xây dựng bao gồm phần yêu cầu người tham gia thảo luận trả lời đồng ý hay khơng đồng ý với các thành phần trong mơ hình nghiên cứu đề xuất và phần bổ sung thêm thành phần. Sau đó, thực hiện việc thảo luận trực tiếp nhóm với 11 người gồm trưởng, phó đơn vị, đại diện quản lý nhân sự, quản lý dự án, một số thành viên dự án trên bảng câu hỏi khảo sát (Phụ lục 1) nhằm điều chỉnh, rút gọn và bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu.

Qua nghiên cứu sơ bộ, kết quả cho thấy tất cả 11 nhân viên được khảo sát đều đồng ý với mơ hình đề xuất bao gồm 6 nhân tố, khơng bổ sung thêm nhân tố nào, có bổ sung thêm 9 thành phần quan sát, tổng cộng từ 31 biến quan sát lên 40 biến quan sát thể hiện ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức, giữ ngun mơ hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Cơng ty TNHH phần mềm FPT.

Hình 3.2: Mơ hình (sau khi thảo luận nhóm) về động lực làm việc của nhân viên Công ty TNHH phần mềm FPT Động lực làm việc của nhân viên công ty TNHH phần mềm FPT Bản chất công việc

Điều kiện công việc Đào tạo và thăng tiến Lương thưởng phúc lợi

Quan hệ cơng việc Thương hiệu và văn hóa cơng

ty H1 H2 H3 H4 H5 H6

3.2.2. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát và kiểm định mơ hình nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thơng qua số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát chính thức. Thang đo được kiểm định sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA với phần mềm SPSS. Phân tích tương quan và hồi qui tuyến tính sẽ được sử dụng để kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Cuối cùng là phân tích ANOVA để kiểm tra sự khác biệt về hiệu quả công việc của người lao động theo các đặc điểm cá nhân.

3.2.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi

Sau khi thảo luận nhóm, mơ hình tác động đến động lực làm việc của người lao động tại công ty TNHH phần mềm FPT được đề xuất bao gồm 6 nhân tố với 40 biến quan sát và 5 biến quan sát đo lường mức độ động viên chung.

Các biến quan sát được xây dựng để phân tích các yếu tố tạo động lực làm việc dựa trên thang đo Likert 5 điểm (1= Hồn tồn khơng đồng ý, 2 = Khơng đồng ý, 3 = Trung lập, 4 = Đồng ý, 5 = Hoàn toàn đồng ý). Thang điểm từ 1 đến 5 thể hiện mức độ đồng ý tăng dần, điểm càng cao thì thể hiện sự đồng ý cao.

3.2.2.2 Diễn đạt và mã hố thang đo

Bảng câu hỏi gồm có 40 câu hỏi tương ứng với 6 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc. (Phụ lục 2)

Mã hoá Biến đo lường

Bản chất công việc gồm 8 biến quan sát

BCCV1 Công việc hiện tại phù hợp với ngành nghề Anh/Chị được đào tạo. BCCV2 Anh/chị cảm thấy công việc hiện tại thú vị.

BCCV3 Anh/Chị không lo lắng bị mất công việc hiện tại. BCCV4 Anh/chị được chủ động thực hiện công việc của mình. BCCV5 Anh/chị có được quyền hạn tương đương với vị trí làm việc.

BCCV6 Anh/Chị được công nhận, khen ngợi khi hồn thành cơng việc đúng hạn/ trước thời hạn. BCCV7 Anh/Chị được ghi nhận thành tích, thưởng khi tham gia vào các chương trình cấp cơng ty. BCCV8 Được cơng nhận về thành tích, năng lực, thâm niên đóng góp tại cơng ty.

DKLV1 Anh/Chị được cung cấp PC/Laptop hoặc các cơng cụ khác có cấu hình phù hợp để làm việc. DKLV2 Thời gian và môi trường tại công ty giúp Anh/Chị làm việc tốt.

DKLV3 Anh/Chị thường xuyên phải làm việc ngoài giờ để đảm bảo tiến độ dự án.

DKLV4 Anh/Chị được hỗ trợ các thủ tục hành chính ( nhân sự, cơng tác, bảo hiểm, …) nhanh chóng. DKLV5 Anh/Chị được chú trọng việc nâng cao sức khỏe, tinh thần.

Đào tạo và thăng tiến bao gồm 6 biến quan sát

DTTT1 Cơng ty có bộ phận chun trách về đào tạo.

DTTT2 Chương trình đào tạo kiến thức chun mơn và kỹ năng được tổ chức định kỳ. DTTT3 Anh/Chị được tạo điều kiện tham gia các khóa học cơng ty tổ chức.

DTTT4 Anh/Chị được hỗ trợ chi phí tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế phục vụ cho công việc.

DTTT5 Cơng ty có định hướng và chính sách phát triển nghề nghiệp rõ ràng cho Anh/Chị.

DTTT6 Anh/Chị được định kỳ đánh giá kết quả, năng lực làm việc và định hướng phát triển nghề nghiệp.

Lương thưởng phúc lợi bao gồm 5 biến quan sát

LTPL1 Anh/Chị hài lịng về mức lương tương xứng với cơng việc hiện tại. LTPL2 Cơng ty có chính sách tăng lương hợp lý cho nhân viên.

LTPL3 Công ty luôn trả lương hàng tháng đúng hạn cho nhân viên. LTPL4 Anh/Chị được nhận khoản thu nhập thêm tương xứng ngoài lương.

LTPL5 Anh/Chị được đảm bảo các chế độ phúc lợi xã hội (bảo hiểm, ngày phép, chế độ du lịch, thù lao làm ngoài giờ, …)

Quan hệ công việc bao gồm 7 biến quan sát

QHCV1 Người quản lý trực tiếp tận tình hướng dẫn, hỗ trợ công việc cho Anh/Chị. QHCV2 Người quản lý trực tiếp tôn trọng và đối xử công bằng.

QHCV3 Người quản lý trực tiếp tin tưởng và bảo vệ quyền lợi cho nhân viên. QHCV4 Người quản lý trực tiếp có năng lực quản lý.

QHCV5 Người quản lý trực tiếp quan tâm đến đời sống nhân viên. QHCV6 Đồng nghiệp tại cơng ty thân thiện, vui vẻ, hịa đồng.

QHCV7 Đồng nghiệp tại công ty sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

Thương hiệu và văn hố cơng ty bao gồm 4 biến quan sát

THVH1 Anh/Chị cảm thấy tự hào vì đang làm việc tại Cơng Ty FPT Software.

THVH3 Sản phẩm dịch của của Cơng Ty FPT Software có chất lượng tốt. THVH4 Cơng Ty FPT Software có văn hóa đặc trưng.

Động lực chung bao gồm 5 biến quan sát

DL1 Lãnh đạo truyền được cảm hứng cho Anh/Chị trong công việc. DL2 Anh/Chị cảm thấy hứng thú khi làm việc tại Công Ty FPT Software. DL3 Anh/Chị thường xuyên làm việc với trạng thái tốt nhất.

DL4 Anh/Chị sẵn sàng làm ngoài giờ để dự án kịp thời hạn bàn giao.

DL5 Công ty FPT Software là môi trường tốt để Anh/Chị phát triển sự nghiệp.

3.2.2.3 Phương pháp chọn mẫu

Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa trên yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hồi quy đa biến. Theo Hair và cộng sự (1998), để chọn kích thước quan sát nghiên cứu phù hợp đối với phân tích EFA cỡ quan sát tối thiểu N>5*x (với x: là tổng số biến quan sát). Theo Tabachnick và Fideel (1996) để tiến hành phân tích hồi quy của một cách tốt nhất thì cỡ quan sát tối thiểu cần đạt được tính theo cơng thức N> 50+8m (trong đó m là biến độc lập)

Trong nghiên cứu này, để thỏa mãn cả hai điều kiện theo đề nghị của phương pháp EFA và phương pháp hồi quy bội N > max (cỡ mẫu theo yều cầu EFA, cỡ mẫu theo yêu cầu của hồi quy bội), ứng với thang đo lý thuyết gồm 40 biến quan sát, và 6 biến độc lập số mẫu yêu cầu tối thiểu là N > max (5*40 ; 50 + 8*6) = 200 mẫu. Trên cơ sở đó, bảng câu hỏi khảo sát được gởi online đến 400 email. Bên cạnh đó, 50 bảng được gởi trực tiếp đến nhân viên làm việc tại công ty. Kết quả nhận lại 50 bảng trả lời từ phỏng vấn trực tiếp và 357 bảng từ khảo sát online, tổng cộng là 407 bảng. Sau khi chọn lọc, kiểm tra có 67 bảng khơng đạt u cầu do bỏ trống nhiều câu hỏi, trả lời giống nhau ở hầu hết các câu hỏi, do vậy kết quả số bảng câu hỏi thu được là 340 bảng hợp lệ.

Bảng 3.1: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng

Mô tả Số lượng (bảng) Tỷ lệ (%) Số bảng khảo sát phát ra 450 - Số bảng khảo sát thu về 407 90,4 Trong đó Số bảng câu hỏi hợp lệ 340 75,6 Số bảng câu hỏi không hợp lệ 67 14,9

3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động? Xác định mức độ tác động của các yếu tố? Các phương pháp phân tích dữ liệu sau được áp dụng:

3.3.1 Đánh giá thang đo

3.3.1.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha

Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại trừ các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3. Thang đo được chọn khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0,7 (Hồng Trọng - Mộng Ngọc, 2008) hay Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 cũng được chọn khi nó được sử dụng lần đầu (Nunnally & Burnstein, 1994). Về lý

thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao thang đo càng có độ tin cậy.

3.3.1.2 Phân tích giá trị của thang đo – Phân tích nhân tố (EFA)

Nghiên cứu tiến hành sử dụng phương pháp trích hệ số Principal component với phép quay Varimax tại điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue > 1. Thang đo nào có tổng phương sai trích từ 50% trở lên là được chấp nhận (Gerbing & Anderson, 1988). Các biến có trọng số (Factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Tại mỗi khái niệm có chênh lệch trọng số (Factor loading) lớn nhất và bất kỳ phải đạt ≥ 0,3 (Jabnoun & AL-Tamini, 2003). Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) phải có giá trị lớn (0,5 ≤ KMO ≤ 1), điều này thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu hệ số KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu. Theo Kaiser (1974), KMO ≥ 0,9 là rất tốt; 0,9 > KMO ≥ 0,8 là tốt; 0,8 > KMO ≥ 0,7 là được; 0,7 > KMO ≥ 0,6 là tạm được, 0,6 > KMO ≥ 0,5 là xấu và KMO < 0,5 là khơng thể chấp nhận được (Hồng Trọng và Mộng Ngọc, 2008).

3.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình

Xem xét hệ số tương quan (Pearson) giữa động lực làm việc chung và các yếu tố tạo động lực. Sau đó phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thơng thường (Ordinal Least Squares – OLS), trong đó biến phụ thuộc là động lực làm việc

chung, biến độc lập là bản chất công việc, điều kiện làm việc, đào tạo và thăng tiến, lương thưởng phúc lợi, quan hệ cơng việc, thương hiệu và văn hố công ty.

Tiến hành phương pháp lựa chọn biến Enter. Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mơ hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mơ hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số của hồi quy của tổng thể bằng 0.

Sau cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dị tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phương sai phần dư không đổi (dùng hệ số tương quan hạng Sprearman), phân phối chuẩn của phần dư ( dùng Histogram và P-P plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại VIF).

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này, tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu sơ bộ và chính thức, đưa ra mơ hình nghiên cứu chính thức, đồng thời trình bày phương pháp chọn mẫu, phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo, kiểm định mơ hình nghiên cứu.

Chương 4 sẽ giới thiệu thực trạng về Công ty TNHH phần mềm FPT và trình bày kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá các thang đo lường và các khái niệm nghiên cứu. Chương 4 sẽ giới thiệu về Công ty TNHH phần mềm FPT, thực trạng về công tác quản trị nhân sự và trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm: (1) Mô tả mẫu, (2) Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, (3) Phân tích nhân tố khám phá EFA, (4) Phân tích hồi quy đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố, (5) Kiểm định Levene.

4.1. Giới thiệu về Công ty TNHH phần mềm FPT 4.1.1 Sơ lược về Công ty TNHH phần mềm FPT 4.1.1 Sơ lược về Công ty TNHH phần mềm FPT

Tên công ty: Cơng Ty TNHH Phần Mềm FPT Hồ Chí Minh

Địa chỉ : Lô T2, Đường D1, Khu Công nghệ cao Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh Website: http://www.fpt-software.com/

Cơng ty TNHH phần mềm FPT thành lập năm 1999, là công ty thành viên của FPT - Tập đồn Cơng nghệ hàng đầu của Việt Nam. FPT Software là công ty chuyên xuất khẩu dịch vụ phần mềm, cung cấp các dịch vụ phát triển phần mềm và bảo trì, triển khai ERP, QA, chuyển đổi ứng dụng, hệ thống nhúng, điện toán di động, điện toán đám mây… trong nhiều lĩnh vực như: tài chính ngân hàng, viễn thơng, y tế, chế tạo, công nghiệp xe hơi, dịch vụ cơng, …

Lịch sử hình thành và phát triển:

Ngày 13/1/1999, FPT Software được thành lập với nhân sự vỏn vẹn 13 người để thực hiện sứ mệnh tiên phong xuất khẩu phần mềm.

Tháng 3, năm 2000: FPT Software ký hợp đồng OSDC (Trung tâm phát triển phần mềm cho khách hàng) đầu tiên với khách hàng Harvey Nash, tiền thân của G1 (Trung tâm Sản xuất phần mềm số 1). Sau 6 tháng, dự án đầu tiên với OSDC cho khách hàng Proximus (Bỉ) được khởi động với danh sách 9 người chính thức.

Năm 2001: FPT Software chuyển hướng sang thị trường Nhật, FPT Software đã có hợp đồng đầu tiên với NTT-IT.

Tháng 3, năm 2002: FPT Software trở thành công ty đầu tiên tại Đông Nam Á đạt CMM-4, lọt vào danh sách danh 100 công ty hàng đầu thế giới về quản lý chất lượng.

Tháng 8, năm 2005: FPT Software tổ chức lễ khai trương chi nhánh tại TP Đà Nẵng. Tháng 5, năm 2006: FPT Software đạt tiêu chuẩn CMMi mức 5, đưa FPT vào danh sách 150 công ty và tổ chức trên tồn thế giới được Viện Cơng nghệ phần mềm Mỹ (SEI) cơng nhận hệ thống quy trình sản xuất phần mềm đạt mức cao nhất trong mơ hình trưởng thành về năng lực sản xuất phần mềm.

Ngày 14/3/2007: chi nhánh thứ 2 của FPT Software tại nước ngồi được thành lập - Cơng ty TNHH Phần mềm FPT châu Á - Thái Bình Dương (FPT Software Asia Pacific) do FPT Software sở hữu 100% vốn chính thức khai trương tại Singapore.

Năm 2008: FPT Software hồn thành một bước của tồn cầu hố, có mặt tại tất cả các thị trường dự kiến: Nhật, Singapore, châu Âu, Mỹ, Australia, Malaysia.

Tháng 6/2014, hoàn tất việc mua lại RWE IT Slovakia, thành viên Tập đoàn RWE - doanh nghiệp hàng đầu châu Âu trong lĩnh vực hạ tầng. Tháng 7 cùng năm, RWE IT Slovakia đổi tên thành FPT Slovakia ghi dấu bước chân của FPT trên nấc thang toàn cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng động lực làm việc của người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn phần mềm FPT (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)