Ưu điểm và nhược điểm giá trị thương hiệu Kim Cương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu đồ điện gia dụng kim cương của công ty TNHH cơ điện minh khoa (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

2.4. Ưu điểm và nhược điểm giá trị thương hiệu Kim Cương

2.4.1. Nhận biết thương hiệu

Ưu điểm: Sản phẩm phổ biến cho nhà bếp và sử dụng trong gia đình cùng với

thương hiệu quen thuộc với người sử dụng nên được nhiều người biết đến; các tiêu chí chống hàng giả được thiết kế, đăng ký thông tin và cung cấp rộng rãi, rõ ràng nên khách hàng dễ dàng phân biệt hàng giả, hàng nhái.

Nhược điểm: Logo được thiết kế chưa cho thấy đặc trưng hay liên tưởng về

sản phẩm và dễ gây hiểu nhầm với các thương hiệu đá quý; Các sản phẩm đồ điện gia dụng thường được thiết kế với kích thước tiêu chuẩn, kiểu dáng ít có sự khác biệt nên rất khó để phân biệt giữa các thương hiệu với nhau.

2.4.2. Chất lượng cảm nhận thương hiệu

Ưu điểm: Sản phẩm đồ điện gia dụng thương hiệu Kim Cương có mặt trên thị

trường từ lâu, được cải tiến liên tục theo thời gian để đáp ứng nhu cầu người sử dụng nên rất tiện lợi khi sử dụng; Sản phẩm được sản xuất với chất liệu tốt và qua kiểm tra kỹ lưỡng nên độ bền cao; Các tiêu chuẩn an toàn được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi xuất xưởng nên rất an tồn trong q trình sử dụng.

Nhược điểm: Sản phẩm thường có giá bán cao hơn các sản phẩm tương tự mặt

trên thị trường nên khó cạnh tranh, nhất là so với những sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc hay các sản phẩm khơng có thương hiệu; Sản phẩm có thời gian bảo hành chỉ 1 năm như các thương hiệu khác trong khi các sản phẩm đồ điện gia dụng thường ít hư hỏng và thời gian sử dụng lâu dài nên khách hàng chưa đánh giá cao chất lượng thương hiệu Kim Cương.

2.4.3. Lòng ham muốn thương hiệu

Ưu điểm: Kim Cương là thương hiệu đồ điện quen thuộc, lâu năm và có uy tín

trên thị trường với độ bền cao, tiện lợi khi sử dụng nên tạo được lịng tin với khách hàng do đó khi có nhu cầu mua các sản phẩm đồ điện thương hiệu Kim Cương thường được nghĩ đến đầu tiên.

Nhược điểm: Số lượng đại lý chưa nhiều lại tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn,

sản phẩm lại chưa được bán rộng rãi trên các kênh trực tuyến nên khách hàng có thể khó tiếp cận được nguồn hàng; Chương trình khuyến mãi cịn ít, chưa hấp dẫn và thường chỉ dành cho các đại lý phân phối nên chưa tạo được sự ham muốn đối với sản phẩm.

2.4.4. Lòng trung thành thương hiệu

Ưu điểm: Sản phẩm phổ biến, thương hiệu quen thuộc, lâu đời với uy tín và

chất lượng được khẳng định trên thị trường nên khách hàng thường mong muốn sở hữu sản phẩm của thương hiệu Kim Cương.

Nhược điểm: Hệ thống phân phối khơng rộng rãi, chính sách bảo hành khơng

nổi trội, thiết kế, mẫu mã chưa có sự khác biệt rõ rệt so với các đối thủ trên thị trường trong khi giá thành sản phẩm thường cao hơn đối thủ nên lòng trung của khách hàng đối với thương hiệu Kim Cương chưa cao.

Tóm tắt chương 2:

Trong chương 2, trước tiên tác giả giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Cơ Điện Minh Khoa, sau đó tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm lập bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát khách hàng và sử dụng phần mềm SPSS kiểm định thang đo, phân tích EFA. Qua đó xác định giá trị trung bình của 4 nhân tố tác động đến giá trị thương hiệu đồ điện gia dụng Kim Cương: Mức độ cảm nhận thương hiệu, Mức độ nhận biết thương hiệu; Lòng ham muốn thương hiệu và Lòng trung thành thương hiệu. Tác giả kết hợp với sử dụng số liệu thứ cấp nhằm phân tích hiện trạng giá trị thương hiệu đồ điện gia dụng Kim Cương dựa trên 4 nhân tố trên để thấy được những tồn tại và làm cơ sở đưa ra giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU ĐỒ ĐIỆN GIA DỤNG KIM CƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu đồ điện gia dụng kim cương của công ty TNHH cơ điện minh khoa (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)