Các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ NHBL và phát triển giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ (Trang 27 - 33)

CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tóm tắt lý thuyết liên quan

3.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ NHBL và phát triển giả thuyết nghiên cứu

Khá nhiều nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng lên HQHĐ của các ngân hàng (Andries, 2011; Vallascas & Keasey, 2012; Mokhtar và cộng sự, 2006). Theo (Andries, 2011) một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng như tài nguyên, công nghệ, quy mô, số vốn đầu tư, cơ cấu tổ chức và phong cách quản lý, cũng như các yếu tố ngoại sinh không chỉ phụ thuộc vào sự quản lý của ngân hàng, chẳng hạn như luật pháp cụ thể, thị phần, giá cả và tính sẵn có của tài ngun. (Vallascas & Keasey, 2012) cũng đề xuất rằng quy mô, tỷ lệ thu nhập có được từ giao dịch và địn bẩy tài chính của ngân hàng có mối quan hệ phù hợp với mức độ rủi ro, có ý nghĩa đáng kể hơn các biến số truyền thống khác như tỷ lệ điều tiết vốn, giảm giá cân đối trên tổng tỷ lệ tài sản hoặc số lượng tài sản lưu động.

Mokhtar và cộng sự (2006) đã xây dựng một khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ của ngân hàng thương mại. Qua đó, hiệu quả ngân hàng chịu tác động từ hai nhóm nhân tố chính gồm: (1) các yếu tố liên quan đến các đặc điểm pháp lý của ngân hàng - Regulatory-specific và (2) các yếu tố liên quan đến đặc điểm đặc thù của ngân hàng - Bank-specific. Trong đó, nhóm các yếu tố liên quan đến đặc điểm riêng của ngân hàng gồm: quy mơ ngân hàng; mức độ an tồn vốn; chất lượng cho vay; chi tiêu và tuổi của ngân hàng. Nhóm các yếu tố liên quan đến đặc điểm môi trường pháp lý gồm: yếu tố thời gian, loại ngân hàng (ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư hay ngân hàng hồi giáo…), tình trạng sở hữu của ngân hàng (sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu nước ngoài…), các yếu liên quan đến đặc thù về địa lý (vùng). Đối với các nghiên cứu ở cấp độ ngân hàng thì đây là một trong những khung phân tích phù hợp. Tuy nhiên trong đề tài này tác giả chỉ thực hiện nghiên cứu HQHĐ bán lẻ, do đó các yếu tố trong nhóm mơi trường pháp lý có khả năng ảnh hưởng chỉ còn lại là yếu tố thời gian và các yếu tố liên quan đến đặc thù địa lý. Lý do cho việc bỏ qua các yếu tố như loại ngân hàng và yếu tố sở hữu dù chúng rất quan trọng là đối tượng nghiên cứu là các CN trong cùng một ngân hàng do đó chúng được xếp cùng chung một loại ngân hàng và có cùng chung tình trạng sở hữu. Trong khi các yếu tố thời gian và đặc thù khơng gian vẫn có ảnh hưởng đáng kể lên sự khác biệt trong HQHĐ của các CN cho dù chúng có cùng một hệ thống hay khơng. Do đó giả thuyết thiết lập cho

các yếu tố nhóm mơi trường pháp lý sẽ bao gồm các giả thuyết kỳ vọng cho các yếu tố sau: xu hướng theo thời gian; đặc trưng địa lý bao gồm khác biệt về dân số, về thị trường bán lẻ hàng hóa và dịch vụ và khác biệt về quy mô nền kinh tế cùng các đặc thù khác về địa kinh tế.

Ngoài ra, Mai Thế Chu (2013) trong nghiên cứu của mình về HQHĐ NHBL của ngân hàng BIDV đã tổng hợp và hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ NHBL gồm hai nhóm: (1) nhóm các yếu tố chủ quan và (2) nhóm các yếu tố khách quan. Trong đó, nhóm các yếu tố khách quan có phần tương đồng với những lập luận của Mokhtar và cộng sự (2006) về các yếu tố liên quan đến khác biệt về địa lý, kinh tế địa phương mang đến. Nhưng nhấn mạnh yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô gồm các đặc điểm liên quan đến tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá và tỷ lệ lạm phát địa phương. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố khách quan khác cũng được đề cập như các yếu tố chính trị liên quan đến thể chế, chính sách quản lý của địa phương; các yếu tố văn hóa, xã hội như dân số, trình độ dân trí, tập quán, tâm lý của người dân địa phương, rằng các yếu tố này ảnh hưởng lớn đến các quyết định của khách hàng trong việc lựa chọn các sản phẩm do ngân hàng cung cấp, hay cả việc lựa chọn tin tưởng vào thương hiệu ngân hàng nào; và cuối cùng là các yếu tố cơng nghệ cũng đóng vai trị mũi nhọn. Trình độ cơng nghệ thơng tin và viễn thơng phát triển cao cịn góp phần vào việc hội nhập và quốc tế hố các hoạt động giao dịch của NHTM. Bênh cạnh đó, các yếu tố liên quan đến đặc thù của ngành ngân hàng như sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên cùng một địa bàn, gia tăng vốn, công nghệ, chính sách sản phẩm dịch vụ, chính sách chăm sóc khách hàng. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ khuyến khích các ngân hàng sử dụng và phân bổ các nguồn lực tài chính có hiệu quả hơn. Sự hợp tác của các NHTM có ảnh hưởng rất lớn các ngân hàng trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ. Đặc biệt trong một số HĐKD NHBL như thanh toán thẻ, séc, sử dụng hệ thống máy rút tiền tự động.. .những cạnh tranh khơng đáng có, thiếu hợp tác giữa các NHTM đã gây ra lãng phí vốn, thời gian, gây bất lợi cho khách hàng. Còn đối với nhóm nhân tố chủ quan, Mai Thế Chu (2013) đã lập luận gồm các yếu tố thuộc về chính sách riêng của ngân hàng đưa ra để phát triển các dịch vụ ngân hàng (chính sách về giá, lãi suất,…); các ứng dụng công nghệ trực tiếp của ngân hàng vào quá trình cung cấp các dịch vụ ngân hàng; các yếu tố liên quan

đến nhân lực. Trong đó nhấn mạnh yếu tố liên quan đến con người, rằng các yếu tố về trình độ, đạo đức, trình độ ngoại ngữ, tin học và đặc biệt là kỹ năng bán hàng góp. Góp phần làm tăng doanh thu và từ đó dẫn đến hiệu quả cao hơn trong hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh các yếu tố về nhân viên, những lao động trực tiếp tạo ra doanh thu, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng thì các yếu tố liên quan đến những nhân lực cấp quản lý lại đóng một vai trị vơ cùng quan trọng cho sự phát triển, mở rộng quy mô, đặc biệt trong việc quản lý các rủi ro ngân hàng.

Tuy Mai Thế Chu (2013) đưa ra khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NHBL của một ngân hàng nhưng lại khơng phân tích nó ở cấp độ CN. Do vậy, việc lựa chọn một số yếu tố trong khung lý thuyết do Mokhtar và cộng sự (2006) đưa ra và kết hợp với một số yếu tố được lập luận trong nghiên cứu của Mai Thế Chu (2013) để xây dựng khung phân tích nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ NHBL ở cấp độ CN.

Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ ngân hàng bán ẻ ở cấp độ CN gồm hai

nhóm: (1) nhóm các yếu tố chủ quan và (2) nhóm các yếu tố khách quan. Trong đó nhóm các yếu tố chủ quan sẽ bao gồm các yếu tố liên quan đến đặc điểm riêng của ngân hàng như quy mơ CN, mức độ an tồn vốn, chất lượng cho vay, yếu tố liên quan đến chi tiêu, tuổi của CN giống với với các nhóm yếu tố được đề cập trong nghiên cứu của Mokhtar và cộng sự (2006). Nhóm các yếu tố khách quan sẽ bao gồm các nhân tố liên quan đến yếu tố đặc thù thời gian và đặc thù địa lý như Mokhtar và cộng sự (2006) đề xuất và khác cũng liên quan đến khác biệt địa lý, văn hóa xã hội khác do Mai Thế Chu (2013) đề xuất về quy mô, tăng trưởng, dân số, thị trường bán lẻ hàng hóa và dịch vụ.

Nhóm các yếu tố chủ quan bao gồm: quy mơ; mức độ an toàn vốn; chất lượng cho vay; chi tiêu và tuổi của ngân hàng. Cụ thể:

- Yếu tố quy mô ngân hàng: Thường được quan sát thông qua tổng tài sản của ngân hàng bằng cách sử dụng hàm logarithm cho tổng tài sản (Ngo, 2015; Stewart, et al., 2016). Phân tích về yếu tố quy mơ cho biết sự khác biệt về mặt hiệu quả ngân hàng giữa các ngân hàng có quy mơ khác nhau. Các ngân hàng lớn hơn có xu hướng tiết kiệm chi phí hơn so với các đối thủ có quy mơ nhỏ hơn (Abdul Karim, 2001), điều này có nghĩa rằng với quy mô lớn hơn các ngân hàng sẽ hoạt động tốt hơn vì họ đã tiết kiệm được nhiều hơn các chi

phí hoạt động. Đúng vậy chi phí giảm theo quy mơ cho thấy các ngân hàng đã hoạt động hiệu quả và khơng để lãng phí nguồn tài nguyên nào cho các hoạt động của mình. Và quy mơ càng lớn thì chi phí biên càng thấp. Thực vậy, trong nghiên cứu của mình Abdul Majid và cộng sự (2003) thấy rằng quy mơ có mối quan hệ tích cực với hiệu quả của các ngân hàng. Thêm vào đó, trong đề tài này tác giả sẽ sử dụng thêm yếu tố số lượng điểm giao dịch của CN để thể hiện quy mơ của CN đó trong hệ thống các CN cùng một ngân hàng. Với lập luận rằng những CN có nhiều điểm giao dịch hơn thì có quy mơ lớn hơn CN khác trong hệ thống. Lý do tác giả lựa chọn yếu tố này để đại diện cho quy mô CN bởi mỗi CN sẽ được cấp số tài sản do ngân hàng tổng phân bổ, nhưng các CN này nếu hoạt động hiệu quả họ sẽ sử dụng số tài sản này vào việc mở rộng quy mô CN qua xây dựng, mở mới nhiều điểm giao dịch hơn. Biến này cũng được sử dụng để đại diện cho quy mô ngân hàng trong khá nhiều các nghiên cứu về HQHĐ ngân hàng như (Stewart, et al., 2016; Deville, 2009; Schaffnit, et al., 1997). Tuy vậy tác giả vẫn sẽ đưa cả hai biến này vào mơ hình phân tích để quan sát.

---> Giả thuyết H1: Quy mô chi nhánh và HQHĐ NHBL có quan hệ cùng chiều.

- Yếu tố mức độ an toàn vốn: Thường được đại diện thông qua tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Thực vậy Kaparakis và cộng sự (1990) và Elyasani et al (1994) phát hiện rằng tồn tại một mối tương quan tích cực giữa tỷ lệ vốn trên tài sản và hiệu quả. Còn Mester (1993), Mester (1996) và Girardone et al. (2004) lại tìm thấy kết quả khá thú vị, rằng tương quan giữa tỷ lệ an toàn vốn và phần phi hiệu quả là tiêu cực, hay mối quan hệ giữa tỷ lệ an toàn vốn và hiệu quả là tích cực. Và do đó việc đưa yếu tố này vào phân tích là phù hợp với nghiên cứu của đề tài.

---> Giả thuyết H2: Tỷ lệ an toàn vốn và HQHĐ NHBL có quan hệ cùng chiều.

- Yếu tố chất lượng cho vay: tỷ lệ nợ xấu có thể được sử dụng để đo lường chất

lượng cho vay (Molyneux et al., 1996). Tỷ lệ này càng lớn, chất lượng cho vay càng kém. Như Intarachote (2001) chỉ ra, tỷ lệ nợ xấu dự kiến sẽ liên quan tiêu cực đến hiệu quả, vì tổn thất cho vay lớn hơn làm tăng rủi ro tài chính và sẽ phản ánh quản lý rủi ro thụ động, dẫn đến hiệu quả thấp hơn. Một phát hiện chung là các ngân hàng hiệu quả hơn có mức độ nợ xấu thấp hơn (Berger & Mester, 1997). Tương tự, Kwan và Eisenbeis (1996) báo cáo

rằng ngân hàng kém hiệu quả có liên quan đến tổn thất cho vay cao hơn. Đặc biệt tín dụng là một phần quan trong trong cơ cấu hoạt động bán lẻ, do đó chất lượng tín dụng là một yếu tố quan trọng trong quan sát HQHĐ mảng bán lẻ của các CN. Thêm vào đó, Stewart, et al. (2016) cũng đưa yếu tố này vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ của các CN ngân hàng.

---> Giả thuyết H3: Chất lượng tín dụng và HQHĐ NHBL có quan hệ cùng chiều

- Yếu tố chi tiêu của CN: Tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động có thể được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa chi phí và hiệu quả của ngân hàng. Các ngân hàng có chi phí cao hơn có thể sử dụng q mức đầu vào và do đó sẽ kém hiệu quả hơn. Berger và Mester (1997) và Bauer et al. (1998) đã phát hiện ra mối tương quan nghịch giữa hiệu quả ngân hàng và tỷ lệ chi phí trên tổng tài sản. Thực vậy, nếu các CN sử dụng quá mức các đầu vào cho các HĐKD cung cấp dịch vụ nói chung thì phần thu nhập mà CN thu về sẽ khó có thể bù đắp lại phần lãng phí đã sử dụng, và đó đó làm CN hoạt động kém hiệu quả. Thêm vào đó, các phần chi tiêu cụ thể của CN như chi nhân viên, chi khấu hao và chi các hoạt động khác cũng có ảnh hưởng đáng kể lên HQHĐ bán lẻ. Do vậy, nếu phần chi phí cho các khoản lao động, khấu hao tài sản, cơ sở vật chất quá lớn sẽ dẫn đến HĐKD bán lẻ kém hiệu quả

---> Giả thuyết H4: tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động và HQHĐ NHBL có quan

hệ ngược chiều.

---> Giả thuyết H5: tỷ lệ chi cho nhân viên trong tổng chi của CN và HQHĐ NHBL

có quan hệ ngược chiều.

---> Giả thuyết H6: tỷ lệ chi khấu hao trong tổng chi của CN và HQHĐ NHBL có

quan hệ ngược chiều.

- Yếu tố tuổi của CN: được đánh giá bằng số năm ngân hàng đã hoạt động. Lập

luận rằng các CN ngân hàng được thành lập lâu năm, họ sẽ am hiểu và nắm bắt văn hóa địa phương tốt hơn, do đó CN đó có thể quản lý hoạt động của họ tốt hơn và có thể trở nên hiệu quả hơn (Mester, 1994, 1996).

---> Giả thuyết H7: Yếu tố tuổi của chi nhánh và và HQHĐ NHBL có quan hệ cùng

Nhóm các yếu tố khách quan gồm yếu tố thời gian hay xu hướng đạt hiệu quả của

ngân hàng; yếu tố đặc trưng về địa lý, các yếu tố thuộc về văn hóa xã hội và môi trường vĩ mô.

- Yếu tố thời gian: yếu tố này được sử dụng để chỉ ra những tác động của việc thay đổi trong môi trường pháp lý. Nếu hệ số hồi quy thu được mang dấu dương điều này ngụ ý rằng HĐKD của các ngân hàng càng hiệu quả khi họ thích nghi được với sự cạnh tranh trong môi trường ngân hàng. Thực thế, Kwan và Eisenbeis (1996) nhận thấy rằng sự kém hiệu quả trung bình dường như đang giảm dần theo thời gian. Còn Bhattacharya và các cộng sự (1997) báo cáo xu hướng hiệu quả giảm dần đối với các NHTMở Ấn Độ trong giai đoạn 1986-1991. Trong khi Casu và Molyneux (2000) đã tìm thấy một sự cải thiện nhẹ về mức độ hiệu quả theo thời gian đối với các ngân hàng châu Âu ngoại trừ các ngân hàng ở Ý.

---> Giả thuyết H8: Yếu tố thời gian và HQHĐ NHBL có quan hệ cùng chiều.

- Các yếu tố thuộc về khu vực địa lý nơi địa bàn mà ngân hàng đó hoạt động: Các yếu tố liên quan đến sự khác biệt về đặc điểm địa lý là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến HĐKD ngân hàng. Trong đó đáng chú ý có thể thấy sự khác biệt về đặc điểm dân cư, thị trường, tiêu dùng, quy mô nền kinh tế địa phương và đặc điểm chính trị. Quy mơ dân số, quy mô nền kinh tế và thu nhập cung cấp những phân tích liên quan đến tiềm năng thị trường của mỗi ngân hàng đóng tại địa bàn địa phương đó (Mokhtar và cộng sự, 2006). Các yếu tố này cịn được phân tích cụ thể trong nghiên cứu của Mai Thế Chu (2013) về mảng hoạt động bán lẻ của BIDV, trong đó tác giả cho rằng đây là các yếu tố khách quan có khả năng ảnh hưởng đến HĐKD bán lẻ của ngân hàng này. Các lập luận trong nhiều nghiên cứu trước ((Noulas, et al., 2008; Deville, 2009; Schaffnit, et al., 1997) cho rằng các ngân hàng hoạt động tại những nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn hơn, quy mô dân số lớn hơn và người dân có thu nhập bình qn cao hơn thì khả năng hoạt động hiệu quả hơn

---> Giả thuyết H9: đặc thù địa lý và HQHĐ NHBL có quan hệ cùng chiều.

---> Giả thuyết H11: thu nhập bình qn đầu người và HQHĐ NHBL có quan hệ

cùng chiều.

---> Giả thuyết H12: quy mô dân số và HQHĐ NHBL có quan hệ cùng chiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)