Mơ hình phân tích mẫu ma trận SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ (Trang 57)

Điểm mạnh (S) - S1. Điểm mạnh 1 - S2. Điểm mạnh 2 - S3. Điểm mạnh 3 …… Điểm yếu (W) - W1. Điểm yếu 1 - W2. Điểm yếu 2 - W3. Điểm yếu 3 …….

Cơ hội (O)

- O1. Cơ hội 1 - O2. Cơ hội 2 - O3. Cơ hội 3 ………. Thách thức (T) - T1. Thách thức 1 - T2. Thách thức 2 - T3. Thách thức 3 ………. Nguồn: (Humphrey, 2005)

Từ việc làm sáng tỏ 4 yếu tố SWOT, sự kết hợp các yếu tố này với nhau sẽ cung cấp cho chúng ta các chiến lược phù hợp trong việc nâng cao HQHĐ NHBL của các CN. Trong đó cụ thể:

Chiến lược SO (Điểm mạnh-Cơ hội): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của hoạt động bán lẻ.

Chiến lược WO (Điểm yếu-Cơ hội): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội. Chiến lược ST (Điểm mạnh-Thách thức): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do mơi trường bên ngồi gây ra.

Chiến lược WT (Điểm yếu-Thách thức): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ mơi trường bên ngồi.

Phân tích hồi quy

Sử dụng phân tích định lượng qua phương pháp hồi quy nhằm xác định, kiểm định lại các yếu tố có ảnh hưởng lên HQHĐ NHBL của VCB khu vực TNB. Thực chất, phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập (biến thuyết minh) quy định các biến phụ thuộc (biến được thuyết minh) như thế nào, và được mô phỏng đơn giản với dạng hàm sau: Y=f(x1, x2, x3,x4…..), trong đó Y là biến phụ thuộc và x1,x2, x3, x4,… lần lượt là các biến độc lập cần nghiên cứu. Bởi biến phụ thuộc trong nghiên cứu đang quan sát là điểm số hiệu quả được ước lượng từ các phân tích DEA, và các điểm số này là dãy số có phạm vi thay đổi trong một khoảng cố định là [0;1], nên công cụ hồi quy được sử dụng cụ thể trong nghiên cứu này có thể là một mơ hình probit hoặc tobit. Thêm vào đó, vì dữ liệu để đo lường hiệu quả các CN bị khuyết vì những lý do như thiếu dữ liệu và tại thời điểm nghiên cứu CN đó chưa thực sự hoạt động nên dữ liệu về mảng bán lẻ của CN đó bị thiếu thơng tin (CN Phú Quốc). Và như vậy ta có một mẫu kiểm duyệt (censored sample), tức là mẫu nghiên cứu bị khuyết thông tin về hoạt động bán lẻ ở một số điểm thời gian cụ thể trong giai đoạn nghiên cứu. Và do đó mơ hình Tobit thích hợp áp dụng trong mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ bán lẻ VCB TNB giai đoạn 2015- 2018.

3.4.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng bán lẻ

3.4.3.1. Đánh giá thực trạng:

Hệ thống các thống số sử dụng trong mô tả thực trạng HĐKD bán lẻ của các CN

Việc đánh giá thực trạng hoạt động bán lẻ chủ yếu dựa vào phân tích các chỉ số tỷ lệ liên quan đến các sản phẩm chính của hoạt động bán lẻ. Các sản phẩm này bao gồm: (1) hoạt động huy động vốn bán lẻ; (2) hoạt động cho vay bán lẻ (tín dụng bán lẻ); (3) các hoạt động dịch vụ bán lẻ khác như thẻ, internet banking… Với mỗi chỉ tiêu được phân tích theo hai góc độ: (1) phân tích dưới góc nhìn tổng thể tồn khu vực với các con số trung bình thể hiện xu hướng chung của các CN tồn khu vực và (2) dưới góc độ cá thể là từng CN. Cụ thể, bảng (3.5) thể hiện các chỉ số sử dụng trong mô tả thực trạng HĐKD bán lẻ VCB TNB.

Bảng 3. 5: Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong đánh giá thực trạng HĐKD bán lẻ

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính A Hoạt động huy động vốn bán lẻ 1 Tổng huy động vốn bán lẻ Tỷ đồng 2 Tăng trưởng tổng HĐV bán lẻ % 3 Tỷ trọng HĐV bán lẻ/Tổng HĐV %

4 Cơ cấu HĐV theo phân khúc khách hàng và biến động cơ

cấu %

B Hoạt động cho vay bán lẻ

1 Tổng dư nợ bán lẻ Tỷ đồng

2 Tăng trưởng tổng dư nợ bán lẻ %

3 Tỷ trọng DN bán lẻ/Tổng DN %

4 Cơ cấu dư nợ bán lẻ theo phân khúc khách hàng và biến

động cơ cấu %

5 Chất lượng cho vay bán lẻ (tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ) % C Hoạt động dịch vụ bán lẻ khác

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính

2 Tốc độ tăng thêm thẻ phát hành %

3 Mạng lưới ATM Số máy

4 Mạng lưới POS Số máy

5 Số lượng tài khoản cá nhân (lũy kế) Số tài

khoản

6 Số giao dịch, thanh toán, chuyển tiền Số giao

dịch

7 Doanh số giao dịch Tỷ đồng

8 Thu phí dịch vụ thanh tốn Tỷ đồng

9 Tỷ trọng dịch vụ bán lẻ/Tổng dịch vụ thanh toán %

10 Số lượng giao dịch kiều hối Số giao

dịch

11 Thu phí dịch vụ kiều hối Tỷ đồng

12 Số tài khoản internet banking (lũy kế) Số tài

khoản

13 Thu phí ngân hàng điện tử Tỷ đồng

14 Số tài khoản dùng SMS banking Số tài

khoản

15 Thu phí từ SMS banking Tỷ đồng

Nguồn: Tác giả tự đề xuất Mơ hình đo lường hiệu quả bằng kỹ thuật DEA

Kỹ thuật phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) được sử dụng

để ước lượng/đo lường hiệu quả kỹ thuật của hoạt động NHBL VCB TNB. Trong đó, phân tích bao dữ liệu (DEA) là phương pháp tiếp cận ước lượng biên, với ý tưởng chính là xây

dựng mặt bao lồi hiệu quả phi tham số, sao cho các điểm quan sát được sẽ không nằm cao hơn đường giới hạn hiệu quả sản xuất.

Như vậy, đề tài sử dụng kỹ thuật DEA để đo lường HQHĐ NHBL VCB TNB. Ngồi

việc tính tốn, đo lường chỉ số hiệu quả kỹ thuật TE theo hai hướng quy mô không đổi (TECRS) và quy mô thay đổi (TEVRS) thì đề tài cũng sẽ tính tốn thêm chỉ số Malmquist TFP đầu ra cho HQHĐ bán lẻ của các CN trong giai đoạn nghiên cứu. Các biến dự kiến trong mơ hình (bảng 3.6):

Bảng 3. 6: Danh sách các biến đầu vào và đầu ra của mơ hình DEA Biến đầu ra Biến đầu vào

Tổng dư nợ bán lẻ;

Tổng huy đống vốn bán lẻ;

Thu nhập lãi thuần từ hoạt động bán lẻ; Thu nhập ngồi lãi;

Số lượng nhân viên; Chi phí lao động; Chi phí phi lãi;

Tổng chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ;

Nguồn: Tham khảo từ tổng hợp bảng 3.3

Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu và hạn chế dàn trải trong đề tài, đề tài sẽ lựa chọn sử dụng mơ hình DEA với giả thiết quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Variable Return to Scale - VRS)-DEAVRS do Banker và cộng sự (1984) phát triển. Trong đó kết quả của ước lượng DEA bao gồm điểm số hiệu quả kỹ thuật TE hay cịn gọi là hiệu quả kỹ thuật tồn bộ (overall technical efficient) sẽ là kết quả chính được sử dụng trong phân tích của tồn bài, đại diện cho HQHĐ NHBL của các CN. Và phần dư của hiệu quả kỹ thuật toàn bộ sẽ thể hiện phần phi hiệu quả, bao gồm tất các nguyên nhân dẫn đến phi hiệu quả, bao gồm các yếu tố quan sát được như quy mô ngành và khả năng quản lý yếu… và không quan sát được như sai số của ước lượng.

Đề tài nghiên cứu đo lường hiệu quả trong lĩnh vực động sản xuất kinh doanh của các CN ngân hàng thương mại, trong đó sử dụng nhiều yếu tố đầu vào – nhiều sản phẩm đầu ra (bảng 4.6) để kết quả ước lượng gần nhất với hiệu quả thực tế của HĐKD này. Với mẫu đối tượng gồm 15 CN VCB đang hoạt động trong khu vực TNB, hay còn gọi là 15 đơn vị tạo quyết định, mỗi CN sẽ bán được S sản phẩm bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác nhau. Như vậy để ước lượng TE cho từng CN, đề tài lựa chọn tiếp cận mơ hình DEA theo hướng tối tối đa hóa đầu ra để xác định được một tập hợp các điểm hiệu quả. Ngoài ra, TE còn được quyết định bởi hai bộ phận cấu thành là hiệu quả quy mô (SE) và hiệu quả kỹ

thuật thuần túy (PE). Như vậy, đề tài sẽ phân tích chung xu hướng của hai loại hiệu quả quy mô SE và hiệu quả kỹ thuật thuần túy PE cho tồn bộ khu vực TNB để có được nắm bắt chung về thực trạng HQHĐ NHBL VCB TNB. Tiếp đó, sử dụng kết quả chính là hiệu quả kỹ thuật TE hay còn gọi là hiệu quả kỹ thuật toàn bộ để đại diện cho điểm số hiệu quả của các CN để tiến hành phân tích xu hướng biến động và thực trạng hiệu quả của các CN qua các năm, sau cùng là tiến hành phân nhóm theo hạng các CN. Trong đó sử dụng điểm số hiệu quả kỹ thuật làm tiêu chí xếp hạng. Từ 0.8-1 là A, nhóm này bao gồm những CN có hiệu quả kỹ thuật cao. Từ 0.5-0.8 là hạng B, bao gồm những CN thuộc loại khá và hoạt động tương đối hiệu quả, có khả năng tăng trưởng nhanh. Cuối cùng là các CN hạng C, với điểm hiệu quả kỹ thuật từ 0-0.5, bao gồm các CN có hiệu quả kỹ thuật thuộc loại trung bình và kém. Tiêu chí xếp hạng chỉ là một thang đo điểm tương đối do tác giả tự đề xuất để gọi tên và xếp hạng các CN trong nghiên cứu này. Mục đích của việc phân hạng các CN nhằm mục đích xây dựng các chiến lược chính sách cho từng nhóm hạng CN đã phân loại cho phù hợp và đạt được hiệu quả thực tiễn nhất khi thực hiện các chương trình hành động nhằm nâng cao HQHĐ của các CN trong khu vực TNB. Ngồi ra, đóng góp một quy chuẩn xây dựng nên khung đánh giá hiệu quả các CN trong toàn hệ thống VCB trong nghiên cứu và phát triển chiến lược kinh doanh của VCB trong tương lai.

3.4.3.2. Mơ hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng lên HQHĐ NHBL VCB TNB

Đề tài áp dụng mơ hình hồi quy Tobit để xác định, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ bán lẻ VCB TNB. Cụ thể, vrste_banle là biến phụ thuộc đại diện cho điểm số HQHĐ NHBL của các CN, thêm vào các biến thời gian (year) và đặc thù về địa lý (idprovince)

vrste_banle = β0 + β1quymo + β2sodiemgd + β3antoanvon + β4tylenoxau + β5rchinhanvien + β6rchikhauhao + β7rchi_thu_hd + β8tuoicn + β9tangtruong + β10thunhap + β11rdanso + β12year +

β13idprovince + ε

Bảng 3. 7: Danh sách các biến độc lập trong mơ hình hồi quy Tobit

Tên biến Mô tả Đo lường Đơn vị Nguồn

quymo

Quy mô CN – Quy mô tài sản của CN

logarithm của tổng tài sản

(Ngo, 2015; Stewart, et al., 2016); Abdul Majid và cộng sự (2003); sodiemgd Quy mô CN – Số điểm giao dịch của CN

Số lượng điểm giao dịch của CN tính cả trụ sở chính của CN Điểm giao dịch Stewart, et al., 2016; Deville, 2009; Schaffnit, et al., 1997).

antoanvon Tỷ lệ an toàn vốn Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản %

Mester (1993), Mester (1996) và Girardone et al. (2004)

tylenoxau Chất lượng cho

vay (tỷ lệ nợ xấu) Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ %

Berger & Mester (1997); Stewart, et al. (2016) rchinhanvi en Tỷ lệ chi nhân viên trong tổng chi phí

Tỷ lệ chi nhân viên trên tổng chi phí % Berger và Mester (1997) và Bauer et al. (1998)

rchikhauha o

Tỷ lệ chi khấu hao

trong tổng chi phí Tỷ lệ chi khấu hao trên tổng chi phí %

Berger và Mester (1997) và Bauer et al. (1998)

Tên biến Mô tả Đo lường Đơn vị Nguồn rchi_thu_h d Tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu

nhập hoạt động %

Berger và Mester (1997) và Bauer et al. (1998)

tuoicn Tuổi của CN Số tuổi của CN = 2018-năm bắt đầu

hoạt động +1 Năm (Mester, 1994, 1996)

tangtruong Tăng trưởng kinh tế

Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc

nội (GRDP) của địa phương %

Noulas, et al., 2008; Deville, 2009; Schaffnit, et al., 1997

thunhap Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người của địa phương

Triệu đồng/ng ười/thán g

Noulas, et al., 2008; Deville, 2009; Schaffnit, et al., 1997

rdanso Quy mô dân số

trong khu vực

Tỷ lệ dân số địa phương so với tổng dân số khu vực TNB (gồm dân số của 13 tỉnh ĐBSCL)

% Noulas, et al., 2008; Deville, 2009; Schaffnit, et al., 1997

3.4.4. Dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp:

Sử dụng dữ liệu thu thập từ các báo cáo kết quả HĐKD, bảng cân đối kế toán hàng năm từ năm 2015, 2016, 2017, 2018 VCB TNB. Cùng với đó là dữ liệu thu thập từ các báo cáo HĐKD, bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm tốn và dữ liệu từ website chính thức của VCB.

Dữ liệu sơ cấp:

Thu thập các dữ liệu về các đánh giá, nhận định của các cán bộ quản lý các CN VCB khu vực TNB về tình hình hoạt động, hiệu quả và chiến lược phát triển dịch vụ bán lẻ của các CN thông qua bảng khảo sát phỏng vấn sâu với nội dung gồm 10 câu hỏi (Phụ lục 1).

Chọn mẫu nghiên cứu:

Phỏng vấn toàn bộ các nhà quản lý, lãnh đạo gồm cấp giám đốc, phó giám đốc, và các trưởng phịng của các CN VCB thuộc khu vực TNB, đồng thời phỏng vấn cả các cán bộ quản lý hệ thống các CN VCB trong khu vực TNB.

Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn

Nội dung bản câu hỏi xoay quanh các vấn đề về đánh giá, nhận định của các cán bộ quản lý CN về việc họ đánh giá như thế nào về hoạt động cũng như hiệu quả của mảng dịch vụ bán lẻ này so với các mảng dịch vụ khác, so với toàn hệ thống, so với các CN lân cận trong khu vực. Và với cương vị là một nhà quản lý CN, trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược như thế nào đối với sự phát triển của mảng dịch vụ bán lẻ, đặc biệt là chiến lược nâng cao HQHĐ NHBL. Và với cương vị là các nhà quản lý CN trong khu vực, họ có đề xuất nào đối với chiến lược nâng cao HQHĐ bán lẻ của tồn CN hay khơng.

Phương pháp thu thập dữ liệu:

Đối với các cấp lãnh đạo gồm: giám đốc, phó giám đốc, cán bộ quản lý tồn khu vực thì tiến hành phỏng vấn trực tiếp các quản lý CN.

Đối với các cấp lãnh đạo thấp hơn gồm các trưởng phịng, phó phịng thì tiến hành gửi bảng câu hỏi qua địa chỉ mail.

Phương pháp xử lý dữ liệu:

Sau khi thu lại toàn bộ các bảng phỏng vấn đã phát đi, tiến hành sử dụng các công cụ thống kê, tổng hợp để tổng hợp lại các đánh giá chuyên sâu của các chuyên gia.

Tóm tắt chương

Chương 3 trình bày một cách rõ ràng các lý thuyết, khái niệm liên quan đến các dịch vụ NHBL và HQHĐ NHBL. Tổng hợp kinh nghiệm từ các nghiên cứu trước đó về HQHĐ NHBL bao gồm phương pháp, cách tiếp cận đối với phân tích HQHĐ NHBL ở cấp độ CN từ đó xây dựng khung lý thuyết áp dụng cho đề tài. Cùng với đó tổng hợp các kinh nghiệm nâng cao HQHĐ NHBL ở các NHTMkhác. Xây dựng khung phân tích, trình bày các phương pháp tiếp cận đề tài và mô hình nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN 4.1. Thực trạng hoạt động bán lẻ 4.1. Thực trạng hoạt động bán lẻ

Hoạt động huy động vốn bán lẻ

Hoạt động huy động vốn bán lẻ của các CN VCB toàn khu vực TNB trong giai đoạn 2015-2018 có nhiều dấu hiệu tích cực cả về mặt chất và lượng. Là nguồn chính dẫn dắt tổng huy động của các CN VCB với mức tăng trưởng vượt trội hơn so với tăng trưởng tổng huy động vốn, tuy nhiên mức độ biến động không ổn định. Về đối tượng huy động, VCB hiện vẫn thuộc các ngân hàng có tỷ trọng huy động vốn lớn từ khách hàng là doanh nghiệp, nhờ tận dụng lợi thế về mối quan hệ lâu bền với nhiều DN lớn có lượng tiền mặt dồi dào. Tuy nhiên qua các năm, khu vực này đang thực hiện rất tốt chiến lược cơ cấu lại nguồn vốn huy động theo các phân khúc khách hàng, khai thác tốt được tiềm năng về lợi thế ở thị trường huy động khách hàng, cũng như nguồn vốn giá rẻ, kết quả tỷ trọng bán lẻ tăng dần trong khi tỷ trọng bán bn đang có xu hướng suy giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)