CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Khung lý thuyết
3.4.3.1. Đánh giá thực trạng HQHĐ VCB TNB: nên tách ra mục riêng không nên đưa vào
Hệ thống các thống số sử dụng trong mô tả thực trạng HĐKD bán lẻ của các CN
Việc đánh giá thực trạng hoạt động bán lẻ chủ yếu dựa vào phân tích các chỉ số tỷ lệ liên quan đến các sản phẩm chính của hoạt động bán lẻ. Các sản phẩm này bao gồm: (1) hoạt động huy động vốn bán lẻ; (2) hoạt động cho vay bán lẻ (tín dụng bán lẻ); (3) các hoạt động dịch vụ bán lẻ khác như thẻ, internet banking… Với mỗi chỉ tiêu được phân tích theo hai góc độ: (1) phân tích dưới góc nhìn tổng thể tồn khu vực với các con số trung bình thể hiện xu hướng chung của các CN toàn khu vực và (2) dưới góc độ cá thể là từng CN. Cụ thể, bảng (3.5) thể hiện các chỉ số sử dụng trong mô tả thực trạng HĐKD bán lẻ VCB TNB.
Bảng 3. 5: Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong đánh giá thực trạng HĐKD bán lẻ
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính A Hoạt động huy động vốn bán lẻ 1 Tổng huy động vốn bán lẻ Tỷ đồng 2 Tăng trưởng tổng HĐV bán lẻ % 3 Tỷ trọng HĐV bán lẻ/Tổng HĐV %
4 Cơ cấu HĐV theo phân khúc khách hàng và biến động cơ
cấu %
B Hoạt động cho vay bán lẻ
1 Tổng dư nợ bán lẻ Tỷ đồng
2 Tăng trưởng tổng dư nợ bán lẻ %
3 Tỷ trọng DN bán lẻ/Tổng DN %
4 Cơ cấu dư nợ bán lẻ theo phân khúc khách hàng và biến
động cơ cấu %
5 Chất lượng cho vay bán lẻ (tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ) % C Hoạt động dịch vụ bán lẻ khác
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
2 Tốc độ tăng thêm thẻ phát hành %
3 Mạng lưới ATM Số máy
4 Mạng lưới POS Số máy
5 Số lượng tài khoản cá nhân (lũy kế) Số tài
khoản
6 Số giao dịch, thanh toán, chuyển tiền Số giao
dịch
7 Doanh số giao dịch Tỷ đồng
8 Thu phí dịch vụ thanh tốn Tỷ đồng
9 Tỷ trọng dịch vụ bán lẻ/Tổng dịch vụ thanh toán %
10 Số lượng giao dịch kiều hối Số giao
dịch
11 Thu phí dịch vụ kiều hối Tỷ đồng
12 Số tài khoản internet banking (lũy kế) Số tài
khoản
13 Thu phí ngân hàng điện tử Tỷ đồng
14 Số tài khoản dùng SMS banking Số tài
khoản
15 Thu phí từ SMS banking Tỷ đồng
Nguồn: Tác giả tự đề xuất Mơ hình đo lường hiệu quả bằng kỹ thuật DEA
Kỹ thuật phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) được sử dụng
để ước lượng/đo lường hiệu quả kỹ thuật của hoạt động NHBL VCB TNB. Trong đó, phân tích bao dữ liệu (DEA) là phương pháp tiếp cận ước lượng biên, với ý tưởng chính là xây
dựng mặt bao lồi hiệu quả phi tham số, sao cho các điểm quan sát được sẽ không nằm cao hơn đường giới hạn hiệu quả sản xuất.
Như vậy, đề tài sử dụng kỹ thuật DEA để đo lường HQHĐ NHBL VCB TNB. Ngồi
việc tính tốn, đo lường chỉ số hiệu quả kỹ thuật TE theo hai hướng quy mô không đổi (TECRS) và quy mơ thay đổi (TEVRS) thì đề tài cũng sẽ tính tốn thêm chỉ số Malmquist TFP đầu ra cho HQHĐ bán lẻ của các CN trong giai đoạn nghiên cứu. Các biến dự kiến trong mơ hình (bảng 3.6):
Bảng 3. 6: Danh sách các biến đầu vào và đầu ra của mơ hình DEA Biến đầu ra Biến đầu vào
Tổng dư nợ bán lẻ;
Tổng huy đống vốn bán lẻ;
Thu nhập lãi thuần từ hoạt động bán lẻ; Thu nhập ngoài lãi;
Số lượng nhân viên; Chi phí lao động; Chi phí phi lãi;
Tổng chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ;
Nguồn: Tham khảo từ tổng hợp bảng 3.3
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu và hạn chế dàn trải trong đề tài, đề tài sẽ lựa chọn sử dụng mơ hình DEA với giả thiết quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Variable Return to Scale - VRS)-DEAVRS do Banker và cộng sự (1984) phát triển. Trong đó kết quả của ước lượng DEA bao gồm điểm số hiệu quả kỹ thuật TE hay còn gọi là hiệu quả kỹ thuật toàn bộ (overall technical efficient) sẽ là kết quả chính được sử dụng trong phân tích của tồn bài, đại diện cho HQHĐ NHBL của các CN. Và phần dư của hiệu quả kỹ thuật toàn bộ sẽ thể hiện phần phi hiệu quả, bao gồm tất các nguyên nhân dẫn đến phi hiệu quả, bao gồm các yếu tố quan sát được như quy mô ngành và khả năng quản lý yếu… và không quan sát được như sai số của ước lượng.
Đề tài nghiên cứu đo lường hiệu quả trong lĩnh vực động sản xuất kinh doanh của các CN ngân hàng thương mại, trong đó sử dụng nhiều yếu tố đầu vào – nhiều sản phẩm đầu ra (bảng 4.6) để kết quả ước lượng gần nhất với hiệu quả thực tế của HĐKD này. Với mẫu đối tượng gồm 15 CN VCB đang hoạt động trong khu vực TNB, hay còn gọi là 15 đơn vị tạo quyết định, mỗi CN sẽ bán được S sản phẩm bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác nhau. Như vậy để ước lượng TE cho từng CN, đề tài lựa chọn tiếp cận mơ hình DEA theo hướng tối tối đa hóa đầu ra để xác định được một tập hợp các điểm hiệu quả. Ngồi ra, TE cịn được quyết định bởi hai bộ phận cấu thành là hiệu quả quy mô (SE) và hiệu quả kỹ
thuật thuần túy (PE). Như vậy, đề tài sẽ phân tích chung xu hướng của hai loại hiệu quả quy mô SE và hiệu quả kỹ thuật thuần túy PE cho toàn bộ khu vực TNB để có được nắm bắt chung về thực trạng HQHĐ NHBL VCB TNB. Tiếp đó, sử dụng kết quả chính là hiệu quả kỹ thuật TE hay cịn gọi là hiệu quả kỹ thuật toàn bộ để đại diện cho điểm số hiệu quả của các CN để tiến hành phân tích xu hướng biến động và thực trạng hiệu quả của các CN qua các năm, sau cùng là tiến hành phân nhóm theo hạng các CN. Trong đó sử dụng điểm số hiệu quả kỹ thuật làm tiêu chí xếp hạng. Từ 0.8-1 là A, nhóm này bao gồm những CN có hiệu quả kỹ thuật cao. Từ 0.5-0.8 là hạng B, bao gồm những CN thuộc loại khá và hoạt động tương đối hiệu quả, có khả năng tăng trưởng nhanh. Cuối cùng là các CN hạng C, với điểm hiệu quả kỹ thuật từ 0-0.5, bao gồm các CN có hiệu quả kỹ thuật thuộc loại trung bình và kém. Tiêu chí xếp hạng chỉ là một thang đo điểm tương đối do tác giả tự đề xuất để gọi tên và xếp hạng các CN trong nghiên cứu này. Mục đích của việc phân hạng các CN nhằm mục đích xây dựng các chiến lược chính sách cho từng nhóm hạng CN đã phân loại cho phù hợp và đạt được hiệu quả thực tiễn nhất khi thực hiện các chương trình hành động nhằm nâng cao HQHĐ của các CN trong khu vực TNB. Ngồi ra, đóng góp một quy chuẩn xây dựng nên khung đánh giá hiệu quả các CN trong toàn hệ thống VCB trong nghiên cứu và phát triển chiến lược kinh doanh của VCB trong tương lai.