CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Khung lý thuyết
3.4.2. Phương pháp tiếp cận
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Cụ thể các phương pháp nghiên cứu chính sau sẽ được sử dụng xuyên suốt trong đề tài:
Phương pháp thống kê mô tả
Với phương pháp thống kê mô tả, đề tài áp dụng các phân tích mơ tả các chỉ số về tần số, tần suất, giá trị trung bình và các tỷ lệ liên quan đến hoạt động NHBL, tiếp cận xoay quanh việc mô tả quy mô, xu hướng biến động trong thời gian nghiên cứu và so sánh sự khác biệt giữa các CN. Sử dụng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ nhằm trực quan hóa các thống kê mơ tả, giúp đề tài trình bày rõ ràng nhất các phân tích, đánh giá về thực trạng HĐKD NHBL VCB TNB.
Phân tích ma trận SWOT
Phân tích SWOT được sử dụng như một cơng cụ phân tích định tính nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc nâng cao HQHĐ NHBL VCB TNB. Trong đề tài này, phân tích SWOT có thể giúp chỉ rõ điểm mạnh nhất, tự nhận biết những điểm yếu cấn khác phục, nắm lấy những cơ hơi từ bên ngồi và phòng ngừa các thách thức mà hoạt đông kinh doanh NHBL sẽ gặp phải.
Bảng 3. 4: Mơ hình phân tích mẫu ma trận SWOT Điểm mạnh (S) Điểm mạnh (S) - S1. Điểm mạnh 1 - S2. Điểm mạnh 2 - S3. Điểm mạnh 3 …… Điểm yếu (W) - W1. Điểm yếu 1 - W2. Điểm yếu 2 - W3. Điểm yếu 3 …….
Cơ hội (O)
- O1. Cơ hội 1 - O2. Cơ hội 2 - O3. Cơ hội 3 ………. Thách thức (T) - T1. Thách thức 1 - T2. Thách thức 2 - T3. Thách thức 3 ………. Nguồn: (Humphrey, 2005)
Từ việc làm sáng tỏ 4 yếu tố SWOT, sự kết hợp các yếu tố này với nhau sẽ cung cấp cho chúng ta các chiến lược phù hợp trong việc nâng cao HQHĐ NHBL của các CN. Trong đó cụ thể:
Chiến lược SO (Điểm mạnh-Cơ hội): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của hoạt động bán lẻ.
Chiến lược WO (Điểm yếu-Cơ hội): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội. Chiến lược ST (Điểm mạnh-Thách thức): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do mơi trường bên ngồi gây ra.
Chiến lược WT (Điểm yếu-Thách thức): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ mơi trường bên ngồi.
Phân tích hồi quy
Sử dụng phân tích định lượng qua phương pháp hồi quy nhằm xác định, kiểm định lại các yếu tố có ảnh hưởng lên HQHĐ NHBL của VCB khu vực TNB. Thực chất, phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập (biến thuyết minh) quy định các biến phụ thuộc (biến được thuyết minh) như thế nào, và được mô phỏng đơn giản với dạng hàm sau: Y=f(x1, x2, x3,x4…..), trong đó Y là biến phụ thuộc và x1,x2, x3, x4,… lần lượt là các biến độc lập cần nghiên cứu. Bởi biến phụ thuộc trong nghiên cứu đang quan sát là điểm số hiệu quả được ước lượng từ các phân tích DEA, và các điểm số này là dãy số có phạm vi thay đổi trong một khoảng cố định là [0;1], nên công cụ hồi quy được sử dụng cụ thể trong nghiên cứu này có thể là một mơ hình probit hoặc tobit. Thêm vào đó, vì dữ liệu để đo lường hiệu quả các CN bị khuyết vì những lý do như thiếu dữ liệu và tại thời điểm nghiên cứu CN đó chưa thực sự hoạt động nên dữ liệu về mảng bán lẻ của CN đó bị thiếu thơng tin (CN Phú Quốc). Và như vậy ta có một mẫu kiểm duyệt (censored sample), tức là mẫu nghiên cứu bị khuyết thông tin về hoạt động bán lẻ ở một số điểm thời gian cụ thể trong giai đoạn nghiên cứu. Và do đó mơ hình Tobit thích hợp áp dụng trong mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ bán lẻ VCB TNB giai đoạn 2015- 2018.