Tình hình dư nợ tín dụng VCB TNB tồn bộ khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ (Trang 72 - 76)

2015 2016 2017 2018 2015-2018

Tổng dư nợ (tỷ đồng) 3066.0 3362.8 3657.8 4462.0 10086.7

Tăng trưởng tổng dư nợ (%) 9.7% 8.8% 22.0% 13.3%

Tổng dư nợ bán lẻ (tỷ đồng) 1461.3 1556.3 1773.7 2399.2 4791.3 Tăng trưởng tổng dư nợ bán lẻ

(%) 6.5% 14.0% 35.3% 18.0%

Tỷ trọng DN bán lẻ/Tổng DN

(%) 47.7% 46.3% 48.5% 53.8% 47.5%

Trong tổng dư nợ:

Cho vay KH cá nhân 11.2% 15.8% 15.8% 20.3% 14.4%

Cho vay SMEs 38.8% 32.9% 35.9% 34.5% 33.1%

Cho vay doanh nghiệp

lớn 50.0% 51.3% 48.4% 45.2% 52.5%

Trong tổng DN bán lẻ:

Phân theo kỳ hạn

2015 2016 2017 2018 2015-2018

Dư nợ dài hạn (%) 49.5% 53.7% 55.9% 59.4% 55.0%

Phân theo tiền tệ

Dư nợ vnđ (%) 79.1% 79.7% 82.7% 87.6% 82.7%

Dư nợ ngoại tệ (%) 20.9% 20.3% 17.3% 12.4% 17.3%

Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam khu vực TNB

Cùng với đó, khi phân tích cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng (bảng 4.2 và hình 4.5), kết quả càng cho thấy một sự chuyển dịch rõ ràng và mạnh mẽ từ khu vực bán buôn (gồm khách hàng cho vay là các doanh nghiệp lớn) sang khu vực bán lẻ (với các khách hàng là những cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa- SMEs) đặc biệt ở các CN An Giang, Cần Thơ, Long An, Kiên Giang và Tiền Giang. Tỷ trọng cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn có xu hướng giảm từ 50% vào năm 2015 xuống còn 45% vào năm 2018. Tuy tỷ trọng có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn và đáng kể trong tổng cơ cấu tính dụng. Nhưng đây vẫn là phân khúc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ (45.2% năm 2018). Ngược với xu hướng giảm của tỷ trọng tín dụng doanh nghiệp là sự tăng mạnh cho vay bán lẻ gồm nhóm KH cá nhân và các SME. Tăng trưởng tín dụng đang có xu hướng dích chuyển mạnh sang nhóm khách hàng cá nhân khi mà tỷ trọng đã tăng liên tục từ 11.2% năm 2015 lên 20.3% năm 2018. Đánh giá phân khúc nhóm tín dụng này cho thấy, khoảng hơn 70% cho vay KH cá nhân phục vụ mục đích mua, sửa chữa nhà, còn lại là cho vay mua xe và chi tiêu qua thẻ tín dụng.

Hình 4. 4: Giá trị dư nợ bán lẻ và tăng trưởng

Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam khu vực TNB

Phân khúc khách hàng hướng tới là từ trung đến cao cấp và VCB cũng tập trung vào những KH có TSĐB chất lượng cao cùng quy trình thẩm định khắt khe. Trong khi đó, tỷ trọng tín dụng nhóm SMEs cho thấy chiếm một con số khá đáng kể trong tổng cơ cấu tín dụng, vẫn đạt mức 34.5% năm 2018 dù những năm qua phân khúc này có xu hướng giảm nhẹ, nhường chỗ cho phân khúc khách hàng cá nhân tăng trưởng mạnh mẽ. Lý do tỷ trọng tín dụng của nhóm SMEs vẫn chiếm một con số đáng kể là bởi phần lớn nguồn tín dụng VCB TNB là dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi số lượng các doanh nghiệp loại nhỏ ở khu vực này là rất lớn. Hơn thế, phân khúc này chủ yếu chỉ tập trung đến một số ngành nghề ưu tiên như nông nghiệp và các doanh nghiệp có tín nhiệm tốt. Tuy tỷ trọng có giảm nhẹ nhưng tăng trưởng tín dụng của nhóm này vẫn liên tục tăng qua các năm.

Hình 4. 5: Cơ cấu tín dụng theo phân khúc khách hàng

Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam khu vực TNB

Hình 4. 6 tỷ trọng và tăng trưởng dư nợ bán lẻ

Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam khu vực TNB

Chất lượng cho vay bán lẻ luôn được kiểm sốt chặt chẽ. Các CN VCB ln chủ

trương lựa chọn cho vay đối với những khách hàng có tình hình tài chính tốt, ngành nghề ổn định, tài sản đảm bảo đầy đủ. Ngoài cho vay thấu chi, 100% dư nợ tín dụng bán lẻ đều có tài sản bảo đảm, chủ yếu cho vay tiêu dùng (mua nhà, đất, sửa chữa nhà, mua ôtô...), cho vay hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ. Nhìn chung chất lượng cho vay bán lẻ khá tốt,

nợ nhóm 1 ln chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các phân nhóm. Theo bảng 4.3, tỷ lệ nợ xấu năm 2015 là 0.10% và giữ ổn định ở mức 0.09% những năm sau đó. Có thể thấy, hầu hết các CN đã cố gắng ổn định chất lượng tín dụng ngân hàng những năm qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)