Phân tích ma trận SWOT HQHĐ NHBL VCB TNB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ (Trang 98 - 103)

CHƯƠNG 4 : HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN

4.4. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động ngân hàng bán lẻ tên chương chữ in không viết tắt

4.4.5. Phân tích ma trận SWOT HQHĐ NHBL VCB TNB

Tổng hợp các kết quả thu được từ phỏng vấn sâu các quản lý, lãnh đạo VCB TNB bộ cho thấy một số nhận định chung về thực trạng HQHĐ các CN như sau:

(1) Hỏi nhận định của các cán bộ quản lý, lãnh đạo CN về tình hình HĐKD mảng NHBL trong CN của họ một số tiêu chí về quy mơ, tăng trưởng, huy động vốn bán lẻ, cho vay, chất lượng tín dụng, các dịch vụ NHBL như ngân hàng điện tử, dịch vụ thanh toán…. Kết quả: Hoạt động bán lẻ ở CN của họ có quy mơ tăng dần trong những năm gần đây, đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ ở năm 2018 so với năm 2017 ở một số mảng huy động vốn,

dư nợ và mạng lưới các máy POS. Các lãnh đạo cho rằng, kết quả đạt được là rất khả quan khi mà cơ cấu bán lẻ tăng dần thay cho tỷ trọng bán buôn, đạt được mục tiêu chiến lược của toàn hệ thống đề ra. Điểm sáng trong các câu trả lời của họ là chất lượng tín dụng bán lẻ, các quản lý đều rất tự tin về chất lượng tín dụng trong CN của họ, rằng tỷ lệ nợ xấu ở các CN đang giảm dần và ln giữ mức thấp nhất có thể. Tuy nhiên một số trường hợp các quản lý lại đưa ra một số đánh giá tiêu cực về kết quả đạt được điển hình như các CN Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, …. Họ cho rằng dù tỷ lệ nợ xấu trong CN của họ vẫn ở mức thấp nhưng lại có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, khi mà trong cơ cấu nhóm nợ, tỷ lệ nợ các nhóm 1, 2 đang tăng dần cịn tỷ lệ các nhóm 3, 4 lại xuống khá thấp.

(2) Hỏi về một số khó khăn mà các CN gặp phải, câu trả lời của các cán bộ quản lý thường tập trung vào một số nhóm như khó khăn về thị trường, cạnh tranh lớn với rất nhiều các CN của các ngân hàng khác; khó khăn về khả năng áp dụng cơng nghệ của các nhân viên… Họ cho rằng hầu hết nguyên nhân của những khó khăn trên là do trình độ lao động đầu vào của CN cịn thấp, ít lao động có trình độ cao hơn bậc đại học, trình độ quản lý chưa cao, khả năng tiếp nhận công nghệ mới của khách hàng thấp,…

(3) Bên cạnh những khó khăn, thuận lợi mà các CN đề cập đến là thương hiệu và mức tín nhiệm của VCB giúp họ ổn định và có được một lượng khách hàng lớn trên thị trường.

(4) Khi được hỏi về đánh giá chung của các cán bộ quản lý đối với HQHĐ CN họ, câu trả lời của các quản lý thường khá ngập ngừng. Rất ít CN tự đánh giá là có hiệu quả hoặc đạt hiệu quả tốt. Và khi được hỏi về so sánh hiệu quả với các CN khác thì các quản lý thường né tránh trả lời.

Sử dụng các dữ liệu đầu vào từ kết quả phân tích thực trạng HĐKD, phân tích HQHĐ bán lẻ, phân tích các yếu tố ảnh hưởng lên HQHĐ bán lẻ, phân tích kết quả thu được từ phỏng vấn các quản lý, lãnh đạo về HĐKD NHBL để tổng hợp thành bảng ma trận SWOT các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong nâng cao HQHĐ bán lẻ VCB TNB. Cụ thể trình bày trong bảng 4.8 dưới đây:

Bảng 4. 9: Kết quả phân tích ma trận SWOT nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả NHBL

Điểm mạnh (S)

- S1. Điểm mạnh 1: Thương hiệu là NHBL mạnh nhất trong thị trường tài chính Việt Nam, nên mức tín nhiệm của khách hàng đối với các CN là cao.

- S2. Điểm mạnh 2: Cơ sở vật chất của CN được đầu tư, trang bị mới thường xuyên, đảm bảo được hình ảnh của VCB trong mắt khách hàng.

- S3. Điểm mạnh 3: Hệ thống quản lý đồng bộ tồn hệ thống, do đó liên kết CN hiệu quả

- S4. Điểm mạnh 4: Chất lượng tín dụng tăng, đảm bảo được quản lý rủi ro tín dụng tốt.

- S5. Điểm mạnh 5: Sản phẩm bán lẻ đa dạng, liên tục đổi mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu.

- S6. Điểm mạnh 6: Liên tục đào tạo và đào tạo sâu chuyên môn nghiệp vụ cho lao động, đội ngũ lao động có năng lực làm việc, kinh nghiệm làm hài lòng các khách hàng bán lẻ.

- S7. Điểm mạnh 7: Có kinh nghiệm hoạt động trong kĩnh vực bán lẻ tại địa phương,

Điểm yếu (W)

- W1. Điểm yếu 1: Đầu tư dàn trải vào việc mở rộng CN, tăng thêm nhiều điểm giao dịch mới làm lãng phí và kém hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản của CN. - W2. Điểm yếu 2: Nhiều chiến lược marketing chung của toàn hệ thống VCB không phù hợp với đặc thù văn hóa địa phương, làm các CN gặp nhiều khó khăn trong giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng do phải làm việc tuân theo một quy trình cứng nhắc chung của hệ thống.

- W3. Điểm yếu 3: Năng lực quản lý, lãnh đạo chưa cao, chủ yếu mới chỉ nằm ở mức độ quản lý tốt những nhiệm vụ trên hệ thống giao xuống mà thiếu đổi mới, sáng tạo, thiếu năng lực vận dụng linh hoạt phù hợp với đặc thù địa lý, địa phương.

- W4. Điểm yếu 4: Khả năng áp dụng công nghệ mới của nhân viên, lao động chưa nhanh, làm chậm tiến độ thay đổi, bắt nhịp của CN với thị trường.

nắm bắt nhanh và hiểu rõ được văn hóa, hành vi của khách hàng nội địa.

Cơ hội (O)

- O1. Cơ hội 1: Mở rộng liên kết hợp tác với nhiều đối tác trong nhiều lĩnh vực khác ngồi ngành tài chính để đi đầu chiếm lĩnh thị trường cho các sản phẩm bán lẻ mới nhờ cách mạng công nghệ 4.0

- O2. Cơ hội 2: Nhờ công nghệ 4.0, tạo cơ hội để các CN tiết kiệm được các chi phí quản lý, điều hành truyền thống, thủ cơng, tốn nhân lực lao động và giảm thiểu lãng phí nhờ áp dụng các cơng nghệ mới trong quản lý điều hành, tổ chức công việc.

Thách thức (T)

- T1. Thách thức 1: Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt khi các ngân hàng đối thủ tung ra nhiều chiến lược marketing mạnh, nhảy vào xâu xé miếng bánh bán lẻ ở thị trường khu vực này, áp lực khiến các CN gặp phải các thách thức mất đi thị phần bán lẻ.

- T2. Thách thức 2: Thách thức khi nhiều NHBL quốc tế nhảy vào trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập xâu rộng, khơng chỉ ở các thị trường thành thị mà họ còn xâm nhập vào các thị trường nông thôn

- T3. Thách thức 3: Thách thức về công nghệ thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 khiến các CN không kịp đổi mới nhanh, đáp ứng trình độ nhân lực để tiếp nhận đổi mới công nghệ nhanh như các ngân hàng nước ngoài, khiến cho các CN lâm vào nguy cơ lạc hậu về công nghệ trong ngắn hạn, làm mất đi tín nhiệm của khách hàng, mất thị phần bán lẻ vào tay các ông lớn bán lẻ nước ngồi.

Tóm tắt chương

Chương 4 đã tiến hành phân tích đánh giá thực trạng HĐKD bán lẻ, qua đó tập trung đo lường HQHĐ bán lẻ thơng qua đo lường hiệu quả kỹ thuật hoạt động bán lẻ của các CN VCB tại khu vực TNB. Cùng với đó tiến hành nghiên cứu xu hướng biến động hiệu quả kỹ thuật hoạt động bán lẻ và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả kỹ thuật của các CN này. Cuối cùng, đã có những đánh giá tổng quát nhất về hoạt động bán lẻ cũng như HQHĐ bán lẻ VCB TNB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)